TRƯỜNG THPT LÊ XOAY Năm học 2009-2010 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC-CAO ĐẲNG LẦN 4 MÔN: HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 298 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, Li=7, C=12, N=14, O=16, F=19, Na=23, Fe=56, Al=27, Cu=64, Zn=65, Ag=108, Sn=119, Pb=207, I=127, Cl=35,5, Br=80, K=39, Mg=24, Ca=40, Be=9, Sr=88, Ba=137, S=32, P=31, Mn=55, Cr=52, Ni=59. Câu 1: Cho từ từ dung dịch chứa x mol HCl vào dung dịch chứa y mol Na 2 CO 3 và z mol NaHCO 3 đồng thời khuấy đều, thu được khí và dung dịch X. Cho nước vôi trong dư vào X thấy có t mol kết tủa xuất hiện. Biểu thức liên hệ giữa x, y, z, t là A. t = y + 0,5z – x. B. t = 2y + x – z. C. t = 2y + z + x. D. t = 2y + z – x. Câu 2: Thêm m gam Kali vào 300 ml dung dịch chứa Ba(OH) 2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200 ml dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 0,1M thu được kết tủa Y. Để khối lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là A. 1,59 gam B. 11,7 gam. C. 1,95 gam. D. 1,17 gam. Câu 3: Sơ đồ điều chế PVC trong công nghiệp hiện nay là A. C 2 H 4 2 Cl → C 2 H 4 Cl 2 HCl − → C 2 H 3 Cl , ,TH t Pcao → PVC. B. CH 4 1500 o C → C 2 H 2 HCl → C 2 H 3 Cl , ,TH t Pcao → PVC. C. C 2 H 6 2 Cl → C 2 H 5 Cl HCl − → C 2 H 3 Cl , ,TH t Pcao → PVC. D. C 2 H 4 2 Cl → C 2 H 3 Cl , ,TH t Pcao → PVC. Câu 4: Môt vật đươc chế tạo từ hợp kim Cu – Zn, để vật này trong không khí ẩm sẽ bị ăn mòn điện hoá. Phát biểu nào sau đây sai A. Khi ăn mòn Zn là cực dương, Cu là cực âm. B. Không khí ẩm đóng vai trò là dung dịch chất điện li. C. Cu và Zn đóng vai trò là hai điện cực khác nhau D. Kim loại Zn bị ăn mòn trước. Câu 5: Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, là một nonapeptit có công thức: Arg-Pro-Pro-Gly- Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn, số tripeptit có chứa phenylamin (Phe) là A. 6. B. 7. C. 5. D. 4. Câu 6: Cho 0,1 mol este X của axit cacboxylic phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch KOH 2M thu được muối của một axit cacboxylic và một ancol với số mol bằng nhau. Xà phòng hóa hoàn toàn 29 gam X bằng một lượng vừa đủ 500ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng, làm bay hơi dung dịch thu được 15,5 gam hơi chất hữu cơ Y có thể tích đúng bằng thể tích của 8 gam oxi trong cùng điều kiện. X là A. (CH 3 COO) 2 C 2 H 4 . B. (COO) 2 CH-CH 3 . C. C 2 H 4 (COOCH 3 ) 2 . D. (COOCH 2 ) 2 . Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 ancol no đơn chức X, Y là đồng đẳng liên tiếp thu được 11,2 lít.Cũng với lượng hỗn hợp trên cho phản ứng với Na dư thì thu được 2,24 lít H 2 (ở đktc). Công thức phân tử của 2 ancol trên là A. CH 3 OH; C 2 H 5 OH. B. C 2 H 5 OH; C 3 H 9 OH. C. C 4 H 9 OH; C 3 H 7 OH. D. C 2 H 5 OH; C 3 H 7 OH. Câu 8: Ảnh hưởng của nhóm amino đến gốc phenyl trong phân tử anilin được thể hiện qua phản ứng giữa anilin với A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch Br 2 và dung dịch HCl. C. Dung dịch Br 2 . D. Dung dịch NaOH. Câu 9: Chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, O có tỉ lệ khối lượng m C : m H : m O = 7,5:1:4. Công thức phân tử X trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 1 gam X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 1 hợp chất hữu cơ không làm mất màu dung dịch brom và 0,68 gam một muối. Công thức của X là A. CH 3 COOC(CH 3 )=CH 2 . B. HCOOC(CH 3 )=CHCH 3 . Trang 1/5 - Mã đề thi 298 C. HCOOCH=CHCH 2 CH 3 . D. HCOOCH 2 CH=CHCH 3 . Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns 2 np 3 . Trong oxit cao nhất của nguyên tố X có 56,338% oxi về khối lượng. Phần trăm khối lượng của X trong hợp chất với hidro là A. 91,760%. B. 91,176%. C. 94,120%. D. 97,26% Câu 11: Hòa tan 0,72 gam bột Mg vào 200 ml dung dịch hỗn hợp AgNO 3 0,15M và Fe(NO 3 ) 3 0,1M. Khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 4,36 gam. B. 1,12 gam C. 3,80 gam. D. 3,52 gam. Câu 12: Cho 9,1 gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào 50ml dung dịch Y chứa HNO 3 2M và H 2 SO 4 12M, thu được dung dịch Z và 4,48 lít hỗn hợp khí T gồm NO và SO 2 có tỉ khối so với hidro bằng 23,5. Tổng khối lượng chất tan có trong Z là A. 57,6 gam. B. 57,1 gam. C. 48,4 gam D. 64,8 gam. Câu 13: Điện phân 200ml dung dịch chứa Cu(NO 3 ) 2 0,5M và AgNO 3 1M với điện cực trơ đến khi thu được 1,68 lít khí ở anot thì ngừng điện phân. Khối lượng kim loại bám trên catot là A. 28,8 gam. B. 24,8 gam. C. 21,6 gam. D. 20,8 gam Câu 14: Cho 0,04 mol Fe phản ứng với dung dịch HNO 3 , thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch X. Cô cạn X thì thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 7,26 gam. B. 5,40 gam C. 7,82 gam. D. 7,28 gam. Câu 15: Có các dung dịch riêng biệt sau: C 6 H 5 NH 3 Cl, H 2 N-CH 2 -CH 2 -CH(NH 2 )-COOH, H 2 N-CH 2 -COOH, H 2 N-CH 2 -CH 2 -COONa, C 2 H 5 - ONa, ClH 3 N-CH 2 -COOH, NaHCO 3 , NaHSO 4 . Số lượng các dung dịch có pH >7 là: A. 4 B. 3 C. 5 D. 6 Câu 16: Phát biểu nào đúng? A. Muối của axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở với amin no, đơn chức có CT tổng quát là: C n H 2n+3 NO 2 (n≥2). B. Glucozơ, fructozơ, metyl glicozit, mantozơ đều có phản ứng tráng bạc. C. Các este đều không có phản ứng tráng bạc. D. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo. Câu 17: Chia 5,85 gam hỗn hợp ancol etylic và ancol đồng đẳng ROH thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: tác dụng với Na (dư) thu được 0,84 lít H 2 (đktc). Phần 2: tác dụng với 22,5 gam CH 3 COOH (H 2 SO 4 đặc). Khối lượng este thu được là (biết hiệu suất các phản ứng este hóa đều bằng 80%) A. 6,075 gam. B. 3,7125 gam. C. 7,2 gam. D. 4,86 gam. Câu 18: Hỗn hợp X gồm etan, propilen, butadien. X có tỉ khối hơi so với metan là 2,775. Thể tích không khí (đktc, chứa 20% oxi) cần để đốt cháy hết 0,5 mol X là: A. 263,2 lít B. 52,64 lít C. 347,2 lít D. 69,44 lít Câu 19: Cho sơ đồ sau C 2 H 5 Br → ete,Mg A → 2 CO B → + HCl C . C có công thức là A. CH 3 CH 2 COOH. B. CH 3 CH 2 OH. C. CH 3 COOH. D. CH 3 CH 2 CH 2 COOH. Câu 20: Có 3 kim loại X, Y, Z thỏa mãn: - X tác dụng với HCl, không tác dụng với NaOH và HNO 3 đặc nguội. - Y tác dụng được với HCl và HNO 3 đặc nguội, không tác dụng với NaOH. - Z tác dụng được với HCl và NaOH, không tác dụng với HNO 3 đặc nguội. Vậy X, Y, Z lần lượt là A. Fe, Mg, Al. B. Zn, Mg, Al. C. Fe, Al, Mg D. Fe, Mg, Zn. Câu 21: Những tơ nào sau đây thuộc loại tơ poliamit: (1) tơ visco; (2) tơ nilon-6,6; (3) tơ nitron; (4) tơ nilon-6; (5) tơ lapsan; (6) tơ đồng-xenlulozơ; (7) tơ enan A. (4), (5), (6) B. (2), (4), (5), (7) C. (1), (3), (5), (6) D. (2), (4), (7) Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 4,04 gam hỗn hợp bột 3 kim loại Cu, Al, Fe thu được 5,96 gam hỗn hợp 3 oxit. Để hoà tan hết hỗn hợp 3 oxit này cần V lit dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 0,12 lit. B. 0,24 lit. C. 0,14 lit D. 0,1 lit. Trang 2/5 - Mã đề thi 298 Câu 23: Axit cacboxylic A có mạch cacbon không phân nhánh, công thức đơn giản nhất là CHO. Cứ 1 mol A tác dụng hết với NaHCO 3 giải phóng 2 mol CO 2 . Công thức cấu tạo của A là A. HOOC-CH 2 -CH 2 -COOH. B. HOOC-CH=CH-COOH. C. CHCOOH. D. HOOC-COOH. Câu 24: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch? A. AlCl 3 và Na 2 CO 3 . B. HNO 3 và NaHCO 3 C. NaCl và AgNO 3 . D. NaOH và NaAlO 2 . Câu 25: Hoà tan hết hỗn hợp bột gồm m gam Cu và 4,64 gam Fe 3 O 4 vào dung dịch H 2 SO 4 loãng dư. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 100ml dung dịch KMnO 4 0,1M. Giá trị của m là A. 1,24 gam B. 3,2 gam. C. 0,64 gam. D. 0,96 gam. Câu 26: Hỗn hợp X gồm các chất: MgO, CuO, Fe 3 O 4 , Al 2 O 3 , ZnO. Cho H 2 dư đi qua X nung nóng, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho NaOH dư vào Y thì thu được hỗn hợp Z. Thành phần của Z gồm A. MgO, Cu, Fe. B. Mg, Cu, Fe C. MgO, Cu, Fe, Al 2 O 3 , Zn. D. MgO, Cu, Fe, ZnO. Câu 27: Cho các chất CaOCl 2 , KMnO 4 , K 2 Cr 2 O 7 , MnO 2 , KClO 3 có cùng khối lượng. Nếu cho các chất trên lần lượt tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì chất tạo ra lượng khí clo ít nhất là A. KMnO 4 . B. K 2 Cr 2 O 7 . C. CaOCl 2 . D. MnO 2 Câu 28: Cho phản ứng sau: Cu 2 S + HNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + CuSO 4 + NO + H 2 O. Sau khi cân bằng với hệ số nguyên tối giản nhất thì số phân tử HNO 3 đóng vai trò làm chất oxi hóa là A. 9 B. 8. C. 10. D. 6. Câu 29: Ở t 0 C tốc độ phản ứng hoá học là V. Để tốc độ phản ứng trên là 8V thì nhiệt độ cần thiết là (biết rằng cứ tăng nhiệt độ lên 10 0 C thì tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần) A. (t + 60) 0 C B. (t + 40) 0 C C. (t + 30) 0 C D. (t + 20) 0 Câu 30: Cho các chất và ion sau: Na + , CO 3 2- , Al 3+ , NH 3 , PO 4 3- , SO 4 2- , Fe 2+ , C 6 H 5 O - , HPO 3 2- , HSO 4 - , H 2 O. Số chất và ion là bazo theo Bronstet là A. 3. B. 6 C. 5. D. 4. Câu 31: Cho các phát biểu sau : (1) Trong phân tử ankan, mỗi nguyên tử cacbon đều ở trạng thái lai hóa sp 3 . (2) Trong phân tử anken, mỗi nguyên tử cacbon đều ở trạng thái lai hóa sp 2 . (3) Trong phân tử butadien, các nguyên tử đều thuộc cùng một mặt phẳng. (4) Trong phân tử phenol, cặp electron chưa liên kết của nguyên tử oxi tham gia liên hợp với hệ electron π của vòng benzen làm cho liên kết C-O bền hơn trong phân tử ancol. (5) Liên kết O-H trong phân tử ancol etylic phân cực hơn trong phân tử nước. Các phát biểu đúng là A. (1),(2),(4),(5). B. (1),(2),(3),(4),(5). C. (1),(4). D. (1),(3),(4). Câu 32: Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, CuO, Fe 3 O 4 có số mol bằng nhau tác dụng hết với 250 ml dung dịch HNO 3 a M (vừa đủ) thu được dung dịch Y và 3,136 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO 2 và NO có tỉ khối hơi so với hidro bằng 20,143. Giá trị của m và a lần lượt là A. 46,08 và 7,28. B. 23,04 và 7,28 C. 23,04 và 1,82. D. 46,08 và 1,82. Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 2,86 gam hỗn hợp X gồm Mg và Sn bằng dung dịch H 2 SO 4 dư thì thu được 0,896 lít H 2 (đktc). Thể tích khí oxi (đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 4,29 gam hỗn hợp X là A. 0,896 lít B. 1,008 lít. C. 0,672 lít. D. 1,344 lít. Câu 34: Đốt hoàn toàn hỗn hợp hơi của hiđrocacbon X và khí oxi dư thu được hỗn hợp khí và hơi. Làm lạnh hỗn hợp này, thể tích giảm 50%. Nếu cho hỗn hợp còn lại qua dung dịch KOH, thể tích giảm 83,33% số còn lại. Cho X tác dụng với Cl 2 (as) chỉ thu được 1 dẫn xuất monoclo duy nhất. X là A. isopentan. B. etan. C. neopentan. D. isobutan. Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất X thu được H 2 O, 6,36 gam Na 2 CO 3 và 1,344 lít (đktc) CO 2 . Axit hóa chất X thu được 1 axit 2 chức. Giá trị của m là A. 8,04. B. 5,4. C. 4,08. D. 2,76. Câu 36: Cho dãy các chất: NH 4 Cl, SO 2 , NaHSO 4 , NaHCO 3 , (NH 4 ) 2 SO 4 , MgCl 2 , FeCl 2 , ZnCl 2 , Al 2 (SO 4 ) 3 . Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH) 2 tạo thành kết tủa là Trang 3/5 - Mã đề thi 298 A. 6. B. 8 C. 5. D. 7. Câu 37: Lên men m gam tinh bột với hiệu suất 90%, lượng khí CO 2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 50 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 17 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là A. 60,75. B. 67,5. C. 75. D. 121,5. Câu 38: Cho các chất sau phản ứng với nhau: 1. CH 3 COONa + CO 2 + H 2 O 2. Ca(CH 3 COO) 2 + Na 2 CO 3 3. CH 3 COOH + NaHSO 4 4. CaCO 3 + CH 3 COOH 5. C 6 H 5 ONa + CO 2 + H 2 O 6. CH 3 COONH 4 + Ca(OH) 2 Các phản ứng không xảy ra là: A. 1,3. B. 1,2,3. C. 5,6. D. 3. Câu 39: Cho 6,56 gam 1 chất hữu cơ X (chỉ chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 240ml dung dịch AgNO 3 1M trong dung dịch NH 3 thu được 17,28 gam Ag. Tỉ khối hơi của X so với metan bằng 5,125. Công thức cấu tạo của X là A. HC≡C-CH 2 -CHO. B. HC≡C-CH 2 -CH 2 -CHO. C. OHC-C≡C-CHO. D. CH 3 -C≡C-CH 2 -CHO. Câu 40: Phản ứng xảy ra trong pin điện hóa: 2Al + 3Zn 2+ → 2Al 3+ + 3Zn. Biết E 0 (Al 3+ /Al)= -1,66V, E 0 (Zn 2+ /Zn)= -0,76V. Giá trị E 0 pin là A. 1,04V. B. 0,58V C. 2,42V. D. 0,9V. Câu 41: Oxit của X tan trong nước tạo ra dung dịch làm đỏ quỳ tím. Oxit của Y phản ứng với nước tạo ra dung dịch làm xanh quỳ tím. Oxit của Z tác dụng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm. X, Y, Z là các nguyên tố cùng chu kỳ, thứ tự sắp xếp theo theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử của chúng là A. X, Z, Y. B. X, Y, Z. C. Y, Z, X. D. Z, Y, X Câu 42: X và Y là 2 chất đồng phân, có CTPT là C 3 H 7 Cl. Giữa X và Y có sự chuyển hóa sau: YZX HClancolKOH → → + / X là: A. 2-clopropen. B. 2-clopropan. C. 1-clopropan. D. cloxiclopropan. Câu 43: Có hiện tượng gì xảy ra khi sục khí SO 2 tới dư vào dung dịch hỗn hợp K 2 Cr 2 O 7 và H 2 SO 4 ? A. có kết tủa xuất hiện. B. dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu xanh. C. dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng D. dung dịch chuyển sang không màu. Câu 44: Trộn 1 mol H 2 với 1 mol I 2 trong bình kín dung tích 1 lít. Biết rằng ở 410 0 C hằng số tốc độ của phản ứng thuận là 0,0659 và hằng số tốc độ của phản ứng nghịch là 0,0017. Khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng thì nồng độ của HI là A. 2,957. B. 1,514. C. 0,757. D. 1,478 Câu 45: 1,72 gam hỗn hợp anđehit acrylic và anđehit axetic tham gia phản ứng cộng vừa đủ 1,12 lít H 2 (đktc). Cho thêm 0,696 gam anđehit B là đồng đẳng của anđehit fomic vào 1,72 gam hỗn hợp 2 anđehit trên rồi cho hỗn hợp thu được tham gia phản ứng tráng bạc hoàn toàn được 10,152 gam Ag. Công thức cấu tạo của B là A. CH 3 CH 2 CHO. B. CH 3 CH 2 CH 2 CHO. C. CH 3 CH(CH 3 )CHO. D. C 4 H 9 CHO. Câu 46: Để phân biệt Na 2 CO 3 , NaHCO 3 , CaCO 3 có thể dùng: A. Nước, nước vôi trong. B. Nước, dung dịch CaCl 2 . C. Dung dịch HCl D. Dung dịch H 2 SO 4 . Câu 47: Đốt cháy một amin đơn chức X thu được 1,76 gam CO 2 ; 0,99 gam H 2 O và 0,112 lít (đktc) N 2 . Số đồng phân amin bậc II của X là A. 3. B. 4. C. 5. D. 8. Câu 48: Hòa tan hoàn toàn 14,45 gam hỗn hợp Mg, Al, Fe trong HNO 3 đặc nóng dư, thu được 25,76 lít NO 2 duy nhất (đktc) và dung dịch X. Cô cạn X thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? A. 86,90 gam. B. 79,55 gam C. 85,75 gam. D. 87,75 gam. Trang 4/5 - Mã đề thi 298 Câu 49: Chúng ta nên sử dụng dầu thực vật để nấu ăn hơn là dùng mỡ động vật vì lí do chủ yếu nào trong các lí do sau đây? A. vì dầu thực vật rẻ hơn mỡ động vật. B. vì dầu thực vật ở dạng lỏng, nên dễ sử dụng hơn mỡ động vật. C. vì dầu thực vật chứa các axit béo không no, dễ hấp thu vào cơ thể không gây bệnh xơ cứng động mạch. D. vì dầu thực vật có mùi thơm ngon hơn mỡ động vật. Câu 50: Hợp chất hữu cơ X có công thức C 2 H 8 N 2 O 4 . Khi cho 3,1 gam X tác dụng với 50ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 1,12 lít( đktc) khí X làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 4,3. B. 4,35. C. 3,35. D. 4,05. HẾT *Thí sinh không được sử dụng tài liệu, kể cả bảng tuần hoàn. Trang 5/5 - Mã đề thi 298 . nóng dư, thu được 25,76 lít NO 2 duy nhất (đktc) và dung dịch X. Cô cạn X thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? A. 86,90 gam. B. 79,55 gam C. 85,75 gam. D. 87,75 gam. Trang 4/5 - Mã đề thi 298 Câu. vào 300 ml dung dịch chứa Ba(OH) 2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200 ml dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 0,1M thu được kết tủa Y. Để khối lượng kết tủa Y lớn nhất. thu được muối của một axit cacboxylic và một ancol với số mol bằng nhau. Xà phòng hóa hoàn toàn 29 gam X bằng một lượng vừa đủ 500ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng, làm bay hơi dung dịch thu