Nhượng quyền thương hiệu là một tiến trình hai chiều Một trong những hấp dẫn lớn nhất của nhượng quyền thương hiệu dành cho những ai xem nó như là một quá trình tự thuê mướn là sự cam đoan có được một đội ngũ hỗ trợ từ phía nhượng quyền và một thương hiệu tốt làm hậu thuẫn. Tuy nhiên, đó cũng là một tiến trình hai chiều: trong khi bạn đang bận rộn với việc tiến hành nghiên cứu bên nhượng quyền tiềm năng thì họ cũng đang xem xét bạn một cách rất kĩ lưỡng. Việc tìm thấy những ứng viên nhận quyền tốt là một thử thách đối với bên nhượng quyền. Họ cần phải chắc chắn rằng bên nhận quyền tương lai hiểu rõ kế hoạch và rằng họ làm hết sức theo thỏa thuận và quan trọng nhất là có khả năng điều hành doanh nghiệp của riêng mình. Nói ngắn gọn, những bên nhượng quyền có đạo đức sẽ tự hỏi bản thân mình rằng liệu bạn có đủ tốt để được trao quyền kinh doanh hay không. Một trong những nguyên nhân chính để không trao thương hiệu cho một ứng viên tiềm năng là vần đế thiếu vốn (theo bản điều tra Natwast/bfa năm 2007), vì thế bạn cần biết làm thế nào để có được vốn trước khi thu hẹp những chọn lựa của mình để tránh sự lúng túng, thất vọng và lãng phí thời gian cho cả hai bên. Hầu hết các hợp đồng nhượng quyền có hiệu lực trong vòng 5 năm với quyền mua bán cổ phần để làm mới lại hợp đồng cho 5 năm sau. Vì thế bên nhượng quyền sẽ xem những bằng chứng trong lời cam kết và quyềt tâm điều hành công ty đi lên trong một thời kì dài của bạn. Dù cho bên nhượng quyền cung cấp cho bạn sự hỗ trợ cần thiết nhưng một mối quan hệ nhượng quyền thành công lại là một mối quan hệ hai chiều, những nền tảng này có thể được thiết lập thường xuyên ở mỗi giai đoạn đầu của tiến trình tuyển ứng viên nhận quyền kinh doanh. Điều đó hoàn toàn đúng với trường hợp của người nhận quyền từ Molly Maid, Simone Berisford-Ince. Bà nói: “Chồng tôi rất ủng hộ tôi và bỏ ra rất nhiều thời gian để giúp tôi nghiên cứu về cơ hội nhượng quyền thương hiệu Molly Maid UK. Chúng tôi đã gặp gỡ một số thành viên lâu năm trong đội của họ, là những người rất chuyên nghiệp, đáng tin cậy và cẩn thận.” Bà Berisford-Ince đã đăng ký với Molly Maid vào tháng 5-2001 và bắt đầu công việc một tuần ngay sau đó. Bà nói thêm: “Tôi luôn luôn tìm kiếm lời khuyên từ người nhượng quyền cho tôi khi tôi cần và họ luôn luôn đáp ứng.” Những người nhượng quyền cũng không ngừng tìm kiếm những người nhận quyền tương lai - những người có thể thể hiện được sự hiểu biết tốt về nhượng quyền thương hiệu. Dan Archer, giám đốc marketing tại bfa nói: “Việc nghiên cứu những yếu tố cơ bản trước khi bạn nói chuyện với bên nhượng quyền sẽ đảm bảo rằng toàn bộ thời gian bạn bỏ ra với một đối tác tiềm năng mới sẽ được tập trung vào công việc và bản thân họ hơn là cố gắng thấu hiểu nhượng quyền thương hiệu là gì.” . Nhượng quyền thương hiệu là một tiến trình hai chiều Một trong những hấp dẫn lớn nhất của nhượng quyền thương hiệu dành cho những ai xem nó như là một quá trình tự thuê mướn là sự cam. có được một đội ngũ hỗ trợ từ phía nhượng quyền và một thương hiệu tốt làm hậu thuẫn. Tuy nhiên, đó cũng là một tiến trình hai chiều: trong khi bạn đang bận rộn với việc tiến hành. thời kì dài của bạn. Dù cho bên nhượng quyền cung cấp cho bạn sự hỗ trợ cần thiết nhưng một mối quan hệ nhượng quyền thành công lại là một mối quan hệ hai chiều, những nền tảng này có thể