1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

t25-26

5 107 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 124,5 KB

Nội dung

Tiết 23 LUYỆN TẬP I .Mục tiêu: - Củng cố cho HS kiến thức về đồ thị hàm số y=ax+b(a ≠ 0) và đặc điểm của đồ thị đó. - Học sinh vẽ thành thạo đồ thị hàm số y=ax+b(a ≠ 0). - Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác. II. Chuẩn bị : - GV: Nghiên cứu bài dạy, các dạng bài tập - HS: Nắm được đồ thị hàm số y=ax + b, làm bài tập III.Phương pháp : - Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp. - Phương pháp hoạt động hợp tác nhóm nhỏ. IV. Tiến trình bài dạy 1.Ổn định lớp( 1’) 2.Kiểm tra bài cũ (10’) 1. Nêu tổng quát đồ thị hàm số y=ax+b(a ≠ 0). Vẽ đồ thị hàm số y=2x+3 2. Làm bài tập 15SGK (HS vẽ đồ thị 4 hàm số ⇒ OABC là hình bình hành vì có 2 cặp cạnh đối song song) 3. Bài mới HĐ. Luyện tập(25’) - Gv cùng học sinh chữa tiếp bài 16 Gọi hs lên bảng vẽ A là giao điểm của đồ thị hs y = x và đồ thị hàm số y = 2x + 2. Vậy tọa độ điểm A được xác định như thế nào? GV: y/c hs xác định đặc điểm của điểm A ⇒ cách tìm. Gv : khi hs trả lời xong, gv cùng hs trình bày lời giải. - Gv y/ c hs hoạt động cá nhân, tìm tọa độ điểm C. * Bài 16(sgk) - đồ thị hs y = x (d) Khi x = 1 ⇒ y=1 ⇒ A(1 ;1) thuộc đt hs. - Đồ thị hàm số y = 2x +2 Khi x = 0 ⇒ y = 2 ⇒ (0 ; 2) thuộc đt h/s y = 2x+2 (d 1 ) Khi y = 0 thì x = -1 ⇒ (-1 ; 0) thuộc đồ thị hàm số b) Gọi (x 0 ; y 0 ) là tọa độ điểm A Vì A ∈ (d) nên x 0 = y 0 (1) A ∈ (d 1 ) nên y 0 = 2x 0 +2 (2) Từ (1) và (2) ta có x 0 = 2x 0 +2 ⇒ x 0 = -2 (3) Từ (1) và (3) ⇒ y 0 = -2. Vậy A(-2 ;-2) c) Gọi (x 1 ; y 1 ) là tọa độ điểm C Vì C thuộc đt y =2 nên y 1 = 2 x y 4 2 -2 -4 -5 B C A y=2x+2 y=x -1 E O 1 1 - Gv:Diện tích ∆ABC được tính như thế nào? Hs: bằng nửa tích đường cao và đáy tương ứng. C ∈ (d) nên x 0 = y 0 =2 (2) ⇒ C (2 ;2) S ∆ ABC = 2 1 BC.(2+OB)= 2 1 2.4=4( cm 2 ) - Y/c học sinh hoạt động cá nhân bài tập 18 ? phân tích yêu cầu 18a HS: x=4 thì y = 3x +b có giá trị bằng 11 nghĩa là =11. ? Nêu cách xác định b. Hs: trả lời GV: Gọi hs lên bảng vẽ đồ thị hàm số với b tìm được. ? đề bài 18b cho ta biết điều gi? HS: trả lời ?Đề bài cho ở phần a và b có đặc điểm gì giống nhau. Hs: Cho tọa độ điểm mà đường thẳng đi qua - GV: Gọi hs lên bảng, dưới lớp thực hiện vào vở, gv quan sát. * Gv chiếu đề bài tập 16. a) tìm a để đt hs cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 2. ? Đồ thị hàm số y = ax + b có đặc điểm gi? Hs: song song với y =ax và cắt…. ? a nhận giá trị bằng bao nhiêu b) Xác định a để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -3 ? Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -3 nghĩa là gì? Hs: nghĩa là đồ thị hàm số đi qua điểm ( -3; 0) * Bài 18 ( sgk) a) Khi x = 4 thì y =11 khi đó 11= 3.4 +b ⇒ b = 11 -12 = -1 Với b = -1 thì y = 3x -1 + Vẽ đồ thị hàm số y = 3x -1 (d) Khi x = 0 thì y = -1 ⇒ A(0 ; -1) ∈ (d) Khi x = 1thì y = 2 ⇒ B(1 ;2) ∈ (d) Đồ thị hàm số y = 3x -1 đi qua 2 điểm A ; B. b) Đồ thị hàm số y = ax + 5 (d)đi qua điểm A(-1 ; 3) nên : 3 = a.(-1)+5 ⇒ a = 2 Khi a = 2 thì y = 2x +5 + Vẽ đt hs y = 2x+5(d) Khi x = 0 thì y= 5 ⇒ B ( 0 ;5) ∈ (d) Vậy đồ thị hs y = 2x +5 đi qua 2 điểm A, B * Bài 16(sbt-t59) : y = (a-1)x+a a) Đồ thị cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 2 nên : a = 2 b) Đồ thị hs cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -3 nên : ⇒ 0 = ( a -1)(-3) + a ⇒ 0 = -3a +3+a ⇒ 0 = -2a +3 ⇒ a= 1,5 Với a = 1,5 thì đồ thị hs trên cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -3. 4. Củng cố ( 6’) - Nêu cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b ( a ≠ 0) - Một điểm thuộc đồ thị cho ta biết điều gì? 5. Hướng dẫn về nhà(4’) x y 4 2 -2 -4 A B y = 3x -1 1 -1 O x y -5 6 4 2 -2 -4 y=2x+5 A B 3 -1 O - Hoàn thành bài tập luyện tập vào vở bài tập - Hướng dẫn bài tập 19 - Xem bài “Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau” V. Rút kinh nghiệm Ngày soạn 8/11/09 Ngày giảng 11/11/09 Tiết 24. ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VÀ ĐƯỜNG THẲNG CẮT NHAU I .Mục tiêu: - HS nắm điều kiện để 2 đường thẳng y=ax+b và y=a’x+b’ cắt nhau, song song, trùng nhau. - Vận dụng lý thuyết giải toán tìm giá trị của tham số sao cho đồ thị của chúng cắt nhau, song song, trùng nhau. - Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác II. Chuẩn bị: - GV: Nghiên cứu bài dạy, bảng phụ hình 9 - HS: Làm bài tập, xem trước bài mới III.Phương pháp: -Phương pháp luyện tập, vấn đáp. -Phương pháp hoạt động hợp tác nhóm nhỏ. IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ( 10’) Vẽ trên cùng hệ trục tọa độ đồ thị các hàm số: y=x+1(d 1 ) y=x – 2(d 2 ) y=-x+3(d 3 ) (d 3 ) cắt (d 1 ),(d 2 ) tại A,B. Tìm tọa độ điểm A, B? (A(1 ; 2), B(2,5 ; 0,5)) 3. Bài mới HĐ1. Đường thẳng song song(10’) - Từ bài tập trên hãy nhận xét 2 đường thẳng (d 1 )(d 2 )? - GV treo bảng phụ của ?1 - Y/c hs hoạt động cá nhân thực hiện?1 ? Giải thích tại sao đt y = 2x +3 song * ?1 -5 4 2 -2 -4 y = 2x y = 2x - 2 y=2x+3 1 3 B 1 -1 A O x y song với đt y = 2x -2. Hs: vì chúng cùng song song với y= 2x ? hs y = 2x +3 và y = 2x – 2 có đặc điểm gì chung. HS: Có chung hệ số a. Gv: ở bài trước đths y = ax( a ≠0) và đt hs y = ax+b ( a,b ≠ 0) song song với nhau và ta thấy h/s a của chúng cũng bằng nhau.Vậy hai đường thẳng 2 đường thẳng y=ax+b và y=a’x+b’ song song khi nào? Hs : trả lời *TQ: 2 đường thẳng y=ax+b và y=a’x+b’ + Song song với nhau ⇔ a=a’ và b ≠ b’ + Trùng nhau ⇔ a=a’ và b=b’ HĐ2. Đường thẳng cắt nhau(10’) - Y/c hs làm ?2. ? Trong mặt phẳng hai đường thẳng có những vị trí tương đối nào? - Hs: song song, cắt nhau, trùng nhau * ? 2 Đường thẳng y = 0,5x +2 và y =0, 5 x -1 song song *TQ: 2 đường thẳng y=ax+b(a ≠ 0) và y=a’x+b’(a’ ≠ 0) cắt nhau khi và chỉ khi a ≠ a’ - Gv: ta đã biết đk để hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau. Vậy 2 đường thẳng cắt nhau khi nào? ? Đường thẳng y=1,5x+2 cắt 2 đường thẳng còn lại vì sao? - Gv: y/c hs giải thích chú ý. Chú ý: a ≠ a’, b=b’ thì 2 đường thẳng cắt nhau tại b HĐ3. Bài toán áp dụng(10’) HS hoạt động theo nhóm làm bài tập trên, GV kiểm tra các nhóm và trình bày lên bảng. - Xác định hệ số a,b của 2 hàm số bên? - 2 hàm số bên có điều kiện về hệ số a thế nào? - Khi nào chúng cắt nhau? *Bài toán: y = 2mx+3 và y=(m+1)x+2 Tìm m để: a) 2 đường thẳng cắt nhau. b) 2 đường thẳng song song. Giải: hàm số trên là bậc nhất ⇔ 2m ≠ 0 và (m+1) ≠ 0 ⇒ m ≠ 0 và m ≠ -1 a) Cắt nhau ⇔ 2m ≠ m+1 ⇒ m ≠ 1 Vậy 2 đường thẳng cắt nhau    ± ≠ ⇔ 1 0 m m b) Song song ⇔ 2m=m+1 ⇒ m=1 Vậy 2 đường thẳng song song ⇔ m=1 4. Củng cố( 5’) -Khi nào thì hai đường thẳng cắt nhau? Hai đường thẳng song song? Hai đường thẳng trùng nhau. Mỗi trường hợp cho 1 ví dụ - Làm bài tập 20. 3 cặp đường thẳng cắt nhau: a và b, a và c, a và d các cắp đường thẳng song song: a và e, b và d, c và g 5.Hướng dẫn(5’) - Nắm các nhận xét tổng quát. - Làm bài tập 21, 22 SGK - Chuẩn bị bài tập luyện tập vào vở nháp. V. Rút kinh nghiệm Tổ trưởng kí duyệt giáo án tuần 12 Ngày 12/11/2009

Ngày đăng: 11/07/2014, 06:00

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w