Nói thế nào để người ta nghe ? pptx

5 323 0
Nói thế nào để người ta nghe ? pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nói thế nào để người ta nghe ? Ta đã thấy, không chỉ cần ta phát ra một câu thì được người kia hiểu ý ta, thông cảm với ta hay hành động theo ý ta. Sự thật không phải vậy. Trong gia đình, nhà trường, cơ quan …ta luôn cần góp ý cho con cái , học trò, cấp dưới hay đồng nghiệp…Điều này không dễ cho nên lắm khi ta không nói ra suy nghĩ của mình và khoảng cách giữa ta với họ có thể bị khoét rộng hay hiểu lầm có thể xảy ra. Có khi ta không thiếu thiện chí nhưng bị phản ứng ngược. Vì người nghe như người nói cũng bị chi phối bởi những động cơ, cảm xúc mà họ không ý thức . Cuối cùng thông điệp phát ra không được “giải mã" theo đúng ý đồ ban đầu của nó. Nhưng từ phía người phát, nếu biết mình và làm chủ được mình thì sự sai lệch có thể giảm bớt. Ngòai ra, có những nguyên tắc sau đây có thể giúp truyền thông có hiệu quả khi ta muốn góp ý người khác. 1)Chỉ phản hồi hay góp ý nhận xét về người khác khi họ có yêu cầu hay sẵn sàng đón nhận thông điệp. Ông chồng đi làm về rất mệt, cô vợ kể một hơi về những chuyện lủng củng với con cái trong ngày và câu chuyện không giải quyết được. Cả hai đều bực. Một “đối tượng xã hội” đang lún sâu vào lỗi lầm, ta gọi họ để ‘lên lớp” giảng “đạo đức”. Chắc chắn là không hiệu quả vì nếu không chống đối họ cũng tránh né. Phải cố gắng tiếp cận, giúp đỡ họ, đối xử bình thường để rồi khi họ bắt đầu được cảm hóa phần nào ta mới có thể bắt đầu câu chuyện. Bà mẹ thấy con gái có vẻ bồn chồn, cứ gặng hỏi thay vì kiên nhẫn chờ và có thái độ cởi mở để con bắt đầu trước, bà không thành công. 2) Nhận xét về người kia nên chỉ mang tính mô tả, không nên phê phán đánh giá, không nên đưa ý kiến riêng của mình vào. “Hôm qua con quên lau nhà rồi” (sự kiện) thay vì “con hư lắm” (phê phán). Đứa trẻ sẽ dễ chấp nhận và cố gắng sửa. Nếu phê phán, trẻ sẽ bị tổn thương và đổ lì. 3) Nêu lên sự kiện thay vì nói chung chung. Sếp nói với cấp dưới: “Vì sao ba tuần qua tuần nào anh cũng nộp báo cáo trễ ?” thay vì “Lúc này anh làm việc sa sút đó nhé”. Cấp dưới sẽ lo âu và không biết đường đâu mà sửa 4) Nói về những hành vi sửa được thay vì những hành vi mà người kia không kiểm sóat được. “Em hãy sửa thói quen đi học trễ”, thay vì “em phải bỏ cái thật cà lăm đi” 5) Nói về hành vi quan sát được thay vì ý đồ, động cơ của người kia mà ta chỉ đoán mò. “Lúc này anh hay đi về trễ quá nhỉ” thay vì “Anh hẹn với con nào mà về trễ vậy”?” 6) Góp ý về sự việc mới xảy ra thay vì lôi các chuyện cũ ra mà cằn nhằn. Có những bà vợ khi giận chồng về một sự kiện mới xảy ra thường lôi những lỗI lầm mấy chục năm trước thành một điệp khúc vô tận khiến cho đôi bên “dễ xa nhau” 7) Góp ý đúng lúc, khi sự phản hồi có thể áp dụng thay vì để chuyện xảy ra lâu rồI mới nhắc tới. Nếu không đúng lúc, sự phản hồi sẽ vô ích và làm cho người kia bực bội thêm. 8) Nhằm mục đích giúp đỡ người kia thay vì giải tỏa nhu cầu của chính mình Các thầy giáo nhục mạ học trò, những cha mẹ bạo hành với con cái. Họ không làm nhiệm vụ “giáo dục” mà đang xổ những bục bội của chính mình, giận cá chém thớt, ra oai. Nói cách khác họ “vì họ” và biến những đứa trẻ thành những nạn nhân đáng tội nghiệp. 9) Không đòi hỏi người kia phải thay đổi mà cung cấp dữ kiện cho họ suy nghĩ và tự thay đổi. “Mẹ thấy điểm của con lúc này có hơi xuống đó” thay vì “kỳ này mà không xếp hạng cao hơn thì chết với tao”. Trẻ sẽ dễ chấp nhận như một nhận xét khách quan, nhẹ nhàng và dễ sửa chữa hơn. 10) Mỗi lần nhận xét về một điều thôi, đưa ra nhiều ý quá sẽ là gánh nặng cho ngườI kia. “Tuần này con cố gắng dọn phòng cho sạch sẽ nhé” thay vì “thứ nhất học thuộc bài, thứ hai luôn dọn phòng cho ngăn nắp, thứ ba không quăng quần áo dơ bậy bạ”. Đứa trẻ dù có thiện chí cũng không nhớ hết mà thi hành. Và có lẽ người lớn cũng nản lòng thôi. Truyền thông là một khoa học và một nghệ thuật, một kỹ năng. Đã là một kỹ năng thì phải được dày công rèn luyện. . Nói thế nào để người ta nghe ? Ta đã thấy, không chỉ cần ta phát ra một câu thì được người kia hiểu ý ta, thông cảm với ta hay hành động theo ý ta. Sự thật không phải. họ có thể bị khoét rộng hay hiểu lầm có thể xảy ra. Có khi ta không thiếu thiện chí nhưng bị phản ứng ngược. Vì người nghe như người nói cũng bị chi phối bởi những động cơ, cảm xúc mà họ không. trường, cơ quan ta luôn cần góp ý cho con cái , học trò, cấp dưới hay đồng nghiệp…Điều này không dễ cho nên lắm khi ta không nói ra suy nghĩ của mình và khoảng cách giữa ta với họ có thể bị

Ngày đăng: 11/07/2014, 04:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan