Làm thếnàođểđòi hỏi đượcđápứng?
1. Hãy hỏi đúng người.
Chịu khó bỏ ra thời gian tìm người thích hợp để trình bày những yêu cầu của
mình. Thật là lãng phí thời gian khi bắt đầu với một người không liên quan
gì đến việc của bạn và yêu cầu đó lại bị chuyển từ bộ phận này sang bộ phận
khác trong một hy vọng le lói là nó sẽ tìm đến đúng người có thể giải quyết.
Khi bạn tìm đến đúng nơi cần liên lạc, hãy yêu cầu lịch sự một buổi gặp gỡ
hay thời gian thuận lợi nhất để đưa ra đề nghị của mình.
2. Hãy chọn thời gian tối ưu.
Trong kinh doanh, những buổi sáng thứ 2 hoặc buổi trưa thứ 6 thường được
cho là thời gian dại dột nhất khi muốn "xin xỏ" một điều gì. Thay vì vậy,
nghiên cứu cho thấy rằng một người có yêu cầu gì thường chọn những ngày
giữa tuần, thường là sau bữa trưa, khi mà mọi người đang nghỉ ngơi giữa
bộn bề công việc. Hãy xin họ một cuộc hẹn hoặc nếu đối phương chỉ có vài
phút để lắng nghe bạn.
3. Lựa chọn cách tiếp cận phù hợp nhất.
Thay vì bạn gọi điện thoại một cách đường đột, hãy quyết định trước hết
cách nào tốt nhất để đưa ra lời thỉnh cầu của mình. Một cuộc gặp trực tiếp có
thể thuận lợi, đặc biệt là bạn muốn dò xét thái độ của đối phương hoặc củng
cố một mối quan hệ lâu dài. Dù sao, đối với những người bận rộn, sẽ tiện lợi
hơn nếu bạn gửi cho họ những bản yêu cầu để họ có thể tham khảo khi có
thời gian. Cũng có những trường hợp chỉ cần một cú điện thoại có thể mang
lại kết quả.
4. Tránh xa những thứ khiến bạn xao nhãng, mất tập trung.
Nếu bạn gặp người ta trực tiếp, đừng đến những khu vực quá ồn ào ( như
nhà máy, điện thoại reng, hay khu vực xây dựng). Đối với những cuộc gặp
gỡ quan trọng, hãy sắp xếp nó ở những khu vực trung tính, như là phòng họp
công ty hay là một bữa ăn trưa ở một nhà hàng thật yên tĩnh. Chắc chắn rằng
người ta phải không khó chịu khi bàn bạc công việc trong khi ăn. Đối với
một số nền văn hóa, kết hợp cả 2 việc trên sẽ bị cho là bất lịch sự và thiếu
hiểu biết.
5. Chuyển tải nội dung yêu cầu của bạn với một thái độ thật thiện chí.
Bắt đầu với một cái gì đó thật tốt đẹp, ví dụ như sự tiến triển thật thành công
của dự án mà công ty đầu tư gần đây hay là doanh số bán hàng thật hứa hẹn
mỗi quý. Sau đó từ từ chuyển hướng đến đề nghị của bạn, cung cấp đầy đủ
những chi tiết sao cho nó nghe có vẻ hấp dẫn nhưng không khiến người đọc
hoặc người nghe choáng ngợp.
6. Để cho người ta một "con đường thoát".
Bước vào cuộc thương lượng thì đương nhiên câu trả lời "không" là điều khó
tránh khỏi. Thật sự, hãy cho người nghe sự chọn lựa để nói "không" thật
thoải mái, không quá áp lực: " Tôi biết anh/chị có thể đã có lúc nghĩ đến
điều này, nhưng nếu chúng ta mua ngay bây giờ, chúng ta có thểđuợc giảm
giá 25%". Nếu cuối cùng bạn vẫn nhận được sự từ chối, hãy chấp nhận nó
nhẹ nhàng.
Những câu chuyện kinh doanh thường đuợc nảy sinh rất nhiều khi sự từ chối
ban đầu lại kéo theo một hợp đồng béo bở hơn sau đó bởi vì nhà đầu tư biết
rút kinh nghiệm từ hợp đồng đầu tiên(bị từ chối). Bạn hãy đưa ra lời yêu cầu
của mình theo quan hệ kết quả theo hướng đem lại lợi nhuận cho công ty,
chứ không cho riêng cá nhân nào cả. Với sự chuẩn bị đầy đủ và thái độ thiện
chí, có thể bạn sẽ nhận được thành công mỹ mãn
. Làm thế nào để đòi hỏi được đáp ứng?
1. Hãy hỏi đúng người.
Chịu khó bỏ ra thời gian tìm người thích hợp để trình bày những yêu. thuận lợi nhất để đưa ra đề nghị của mình.
2. Hãy chọn thời gian tối ưu.
Trong kinh doanh, những buổi sáng thứ 2 hoặc buổi trưa thứ 6 thường được
cho là