1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nam Quốc Sơn Hà - Lý Thường Kiệt

4 671 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 46 KB

Nội dung

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ? Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ! Đôi dòng tiểu sử • Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn. Thường Kiệt là tự; sau này ông được ban quốc tính nên mới đổi tên thành Lý Thường Kiệt. • Theo tài liệu mới phát hiện (bài văn khắc trên chuông chuà Bắc Biên và cuốn Tây Hồ Chí) thì ông là người làng An Xá, huyện Quảng Đức, thuộc khu vực phía nam hồ Tây trong thành Thăng Long. • Ông sinh năm 1019 và mất tháng Sáu năm Ất Dậu (tức từ 13 tháng Bảy đến 11 tháng Tám năm 1105). • Lý Thường Kiệt tinh thông thao lược, lại có tài thơ văn. Năm 23 tuổi, ông đã được bổ làm Hoàng môn chi hậu rồi thăng đến chức Thái úy. Ông có công rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: phá Tống, bình Chiêm, dẹp tan phản loạn • Tác phẩm còn lại gồm có bài Lộ Bố Văn phát ra cho nhân dân Trung Quốc ở các châu Ung Khâm Liêm nhân dịp chủ động đem quân sang đánh Tống năm 1075, lời tâu xin vua Lý Nhân Tông cho đi dẹp loạn Lý Giác năm 1103, và tiêu biểu nhất là bài thơ Nam Quốc Sơn Hà. Tác phẩm chọn lọc Nam Quốc Sơn Hà Tài liệu tham khảo • Thơ Văn Lý Trần, tập I, NXB Khoa Học Xã Hội, 1977. • Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, NXB Khoa Học Xã Hội, 1993, theo mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697). • Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm. • Lý Thường Kiệt, Hoàng Xuân Hãn. • Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim. Nam Quốc Sơn Hà Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ? Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ! Dịch thơ: Sông Núi Nước Nam Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ? Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời ! Chú thích: • Đây là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Bài thơ xuất hiện năm 1077 giữa cuộc chiến đấu oanh liệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (khúc sông Cầu thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc ngày nay) giữa quân dân Đại Việt và mấy chục vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy. Tương truyền giữa lúc khó khăn, quân sĩ hai bên một đêm bỗng nghe tiếng ngâm vang vọng của bài thơ trên từ đền thờ Trương Hống Trương Hát (hai tướng tài của Việt Vương Triệu Quang Phục). Bài thơ góp phần khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta và khiến quân Tống hoang mang, rúng động, dẫn đến thất bại thảm hại của chúng chẳng bấy lâu sau đó. • Lĩnh Nam Chích Quái có chép một dị bản: Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư Như hà Bắc lỗ lai xâm lược ? Bạch nhận phiên thành phá trúc dư ! | . thứ 18 (1697). • Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm. • Lý Thường Kiệt, Hoàng Xuân Hãn. • Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim. Nam Quốc Sơn Hà Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư Tiệt nhiên định. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm ? Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ! Đôi dòng tiểu sử • Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn. Thường Kiệt là tự; sau này ông được ban quốc tính nên mới đổi tên thành Lý. bấy lâu sau đó. • Lĩnh Nam Chích Quái có chép một dị bản: Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư Như hà Bắc lỗ lai xâm lược ? Bạch nhận phiên thành phá trúc dư ! |

Ngày đăng: 11/07/2014, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w