1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày (5) ppt

5 256 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 83,94 KB

Nội dung

Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày Hoàng Xuân Việt Chương 5 Đừng Cho Mình Là "Bách Khoa Đại Từ Điển" Có lần nào bạn nói chuyện với một người "biết hết" chưa? Chúng tôi có một người bạn lúc nào cũng tưởng là một bộ "Bách khoa đại từ điển". Hình ảnh anh không bao giờ phai nhòa trong tâm não chúng tôi. Khi viết cho bạn mấy dòng này, chúng tôi đang thấy lại cảnh mấy năm trước, anh thuyết với chúng tôi. Anh múa tay, anh chồm chồm tới, anh chận lời chúng tôi, trả lời hết mọi câu hỏi. Chúng tôi bàn vấn đề gì anh cũng tham gia, giải quyết hết. Nhưng có điều anh rất bất lễ là hay giải quyết bậy. Xung quanh chúng ta, thưa bạn, có biết bao kẻ có lối nói chuyện như người bạn đáng thương này của chúng tôi. Tự bản năng, họ cảm thấy mình tỏ ra quán thông hết những hiểu biết đông tây kim cổ. Cả những vấn đề hết sức chuyên môn, kẻ khác hỏi họ, họ cứ tự nhiên thao thao trả lời. Giá cò cuộc tranh luận giữa họ và những kẻ khác, thì người ta còn thấy cái tật tỏ ra mình biết hết của họ. Họ tin tưởng rằng, điều gì mình cũng làu thông và những gì khác đều sai bậy. Có ai dẫn chứng lời của văn sĩ hay triết gia nào để thế giá cho điều mình quả quyết thì họ rống cổ lên: "Tôi biết rồi. Tôi đọc rồi. Hãy dẹp ý kiến đó đi. Nói bậy." Họ rất độc đoán trong khi tranh cãi. Họ nhất định không để ai đem lý nào mới lạ ra bẻ họ được. Nếu người bàn với họ là kẻ cao tuổi hơn họ, có chức quyền hơn họ, họ không bảo câm ngay mặt, nhưng cứ cãi xước. Lẽ dĩ nhiên, người nhỏ hơn họ, như học trò của họ chẳng hạn, thì họ bắt nghe với "Dạ, vâng" thôi. Bạn hay chúng tôi có muốn hỏi họ điều gì chăng? Họ sẽ trả lời cho chúng ta hết. Họ trả lời cả những điều họ không biết gì cả. Bạn biết họ nói thế nào không. Họ nói cũng với thái độ thông thái, đạo mạo, oai nghiêm "thầy lắm". Họ hất mặt lên, cắt nghĩa dẫn chứng, phân tích, so sánh. Họ nói rất hùng biện, nhưng tiếc là chỉ nói xàm, nói lạc đề, nói không ăn thua gì đến điều chúng ta hỏi. Người biết hết khi nói những điều mình không biết, họ vô tình bạch lộ cái ngu dốt, cái học non, cái bất lễ của mình. Thưa bạn quý mến! Bạn có gớm tật kiêu căng, tính nông nổi của thứ người này không? Khi nói chuyện, bạn coi chừng tránh những lỗi lầm của họ. Bạn nên để ý rằng, người biết hết là người mâu thuẩn một cách nực cười. Họ nói họ quán thông mọi sự, nhưng sao họ ngu dốt điều này. Ai nói mình biết hết là tự thú mình không biết hết. Họ không biết rằng nếu họ khôn ngoan, không nên tự hào là đầy đủ, không ai được bảo tồn những thành kiến, tranh luận không nên chủ quan, lòng tự ái của kẻ khác rất dễ bị tổn thương. Biết hết mọi sự, sao họ bỏ qua mấy điều quan hệ đó. Trong khi họ tỏ ra mình hoàn toàn thông thái, họ vô tình là cho người nói chuyện với họ phải mất mặt, phải bực mình với giọng phách lối, độc đoán của họ. Vả lại, trên đời, làm sao ta thông suốt hết mọi nghành được. Thông thái như Newton còn nói: "Điều chúng ta hiểu biết chỉ là giọt nước trong đại dương", thì chúng tôi và bạn, chắc không lý gì có thái độ ngông như những người biết hết đáng tiếc ấy. Chúng ta đâu có tin ai trên đời đều "biết hết", thì kẻ khác đâu có tin ta hoàn toàn thông thái. Vì thế, khi ta tỏ ra mình là một bộ "Bách khoa đại từ điển", ta chỉ làm trò hề cho mọi người ghét mà thôi. Một cuộc nói chuyện đem hứng thú cho mọi người, khi những người bàn chuyện biết nhường nhịn, nghe nhau, đối xử với nhau bằng lương tri, trình bày ý kiến khiêm tốn, khách quan và lịch sự. Xin bạn nhớ thực hiện những điều tất yếu này. Rủi phải đàm thoại cùng người cho là "biết hết", bạn có thái độ quân tử. Đừng đính chính chi cho mệt những điều họ nói bậy. Họ có mắng rằng bạn ngu, nói trật, thì bạn hãy nghe theo lời khuyên của Tư Hư Nguyên Quân "nhẫn, nhẫn, nhẫn". Nhịn họ là hay hơn cả. Nhịn, bạn còn súc tích khí lực cho mình gây uy thế cho lời mình nói, và đồng thời làm cho người biết hết có cảm tình với mình. Biết đâu trên đời chẳng có lúc bạn cần đến họ. . Thuật Nói Chuyện Hàng Ngày Hoàng Xuân Việt Chương 5 Đừng Cho Mình Là "Bách Khoa Đại Từ Điển" Có lần nào bạn nói chuyện với một người "biết. tích, so sánh. Họ nói rất hùng biện, nhưng tiếc là chỉ nói xàm, nói lạc đề, nói không ăn thua gì đến điều chúng ta hỏi. Người biết hết khi nói những điều mình không biết, họ vô tình bạch lộ cái. cả. Bạn biết họ nói thế nào không. Họ nói cũng với thái độ thông thái, đạo mạo, oai nghiêm "thầy lắm". Họ hất mặt lên, cắt nghĩa dẫn chứng, phân tích, so sánh. Họ nói rất hùng biện,

Ngày đăng: 11/07/2014, 03:20

w