Trường THCS Nguyễn Huệ. KIỂM TRA 1 TIẾT Họ và tên: Môn: Tiếng viêt. Lớp: 9 Thời gian: 45 phút Điểm Lời phê của cô giáo I.TRẮC NGHIỆM:(2điểm) Hãy khoanh tròn vào câu nào mà em cho là đúng nhất: Câu1: Từ " ăn" trong câu thơ "Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương" được hiểu theo nghĩa nào? A. Nghĩa gốc. B.Nghĩa chuyển. Câu2: Câu thơ "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"của Chính Hữu sử dụng phép tu từ gì? A.So sánh. B .Nhân hoá. C. ẩn dụ. D.Nói quá. Câu3 : Những câu sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào? 1.Mấy anh em đều là sinh viên ,hoc sinh đi học. 2.Mình mua quyển sách này ở ngoài hiệu sách. 3.Chó là loài thú bốn chân. A.Phương châm về lượng . B. Phương châm về chất C.Phương châm quan hệ. D.Phương châm cách thức. Câu4: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm thường được dùng trong các văn bản A.Khoa học,công nghệ. B.Khoa học,kỉ thuật. C.Công nghệ, khoa học. D.Khoa học,thường thức. Câu5: Làm thế nào để trau dồi vốn từ? A.Biết dùng từ ngữ một cách sáng tạo. B.Thường xuyên bổ sung từ mới. C.Nắm vững nghĩa của từ và cách dùng. D.Tất cả các ý trên. Câu6 : Lời trao đổi của các nhân vật trong tác phẩm văn học, đặc biệt là văn xuôi thường được dẫn bằng cách nào? A. Trực tiếp. B. Gián tiếp Câu7:Từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa,cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là những khái niệm thuôc về quan hệ nào? A.Quan hệ ngữ nghĩa . B.Quan hệ ngữ pháp. Câu8:Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau:Người ít hiểu biết,kiến thức nông cạn do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp? A. Nuôi ong tay áo . B. Ếch ngồi đáy giếng. C.Cháy nhà ra mặt chuột. D.Mỡ để miệng mèo. II.TỰ LUẬN:(8điểm) Câu1(2điểm): Thế nào là phương châm lịch sự? Để đảm bảo lịch sự trong hộ thoại cần có những yêu cầu gì? Tìm những câu ca dao ,tục ngữ nói về phương châm lịch sự. Câu2(2điểm):Giải thích nghĩa của các thành ngữ:Lên thác xuống ghềnh,Dai như đĩa. Đặt câu với mỗi thành ngữ trên. Câu3(4điểm):Viết một đoạn văn nghị luận (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. ĐÁPÁN : I.TRẮC NGHIỆM: (2điểm-Mỗi câu đúng được 0.25điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B B A A D A A B II.TỰ LUẬN: Câu 1: (2điểm): Phương châm lịch sự: là phương châm khi giao tiếp,cần tế nhị và tôn trọng người khác.(0.5điểm) -Để bảo đảm lịch sự trong hội thoại cần có những yêu cầu sau:(0.5điểm) + Những người tham gia giao tiếp phải biết tuân thủ những quy ước giao tiếp mà cộng đồng đã chấp nhận. Ví dụ: Xưng hô phải đúng với quan hệ xã hội. + Những người tham gia hội thoại phải biết lựa chọn đề tài giao tiếp và thực hiện các hành động ngôn ngữ thích hợp, để tránh mất thể diện của người khác. * Những câu ca dao ,tục ngữ nói về phương châm lịch sự:(1 điểm) - Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe. -Lời chào cao hơn mâm cỗ. -Lời nói gói vàng. Câu 2(2điểm):Giải thích nghĩa của các thành ngữ: -Lên thác xuống ghềnh:Chỉ số phận long đong ,gặp nhiều gian truân ,vất vả.(0.5điểm) -Dai như đĩa: Đeo đẳng mãi không chịu thôi,không chịu buông tha. (0.5điểm) *Đặt câu: -Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. (0.5điểm) -Các cậu ngồi mãi dai như đĩa. (0.5điểm) Câu 3: (4điểm) :Yêu cầu cần đạt: -Nắm vững kỉ năng viết đoạn văn có sử dụng 2 cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp-chủ đề tự chọn . . Trường THCS Nguyễn Huệ. KIỂM TRA 1 TIẾT Họ và tên: Môn: Tiếng viêt. Lớp: 9 Thời gian: 45 phút Điểm Lời phê của cô giáo I.TRẮC. thức. Câu5: Làm thế nào để trau dồi vốn từ? A.Biết dùng từ ngữ một cách sáng tạo. B.Thường xuyên bổ sung từ mới. C.Nắm vững nghĩa của từ và cách dùng. D.Tất cả các ý trên. Câu6 : Lời trao đổi của các nhân. hoá. C. ẩn dụ. D.Nói quá. Câu3 : Những câu sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào? 1.Mấy anh em đều là sinh viên ,hoc sinh đi học. 2.Mình mua quyển sách này ở ngoài hiệu sách. 3.Chó là loài thú