QUẢN LÝ THAY ĐỔI: 10 MẸO ĐỂ THÀNH CÔNG (Nguoilanhdao) - "Thay đổi" là một từ nhỏ nhưng nó lại có thể làm nhiều người cảm thấy sợ hãi. Và trong cuộc sống, đặc biệt là trong kinh doanh thì thay đổi là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù chúng ta không thể biết được khi nào những thay đổi đó xảy ra nhưng chúng ta có thể học cách để kiềm chế nó. 10 mẹo dưới đây sẽ giúp chúng ta có thể bình tĩnh và kiềm chế được những thay đổi bất lợi: 1. Chấp nhận: Phản ứng của bạn khi có một bất cứ thay đổi nào xảy thường là những hành động tiêu cực, sản xuất kém hiệu quả là một ví dụ. Nhớ rằng, thay đổi là điều không thể tránh khỏi và bạn phải học cách chấp nhận nó. Bạn càng xử lý nhanh chóng thì sự việc diễn ra ngày êm thấm. 2. Lạc quan: Thậm chí những thay đổi khó khăn nhất cũng có thể tạo nên những kết quả tích cực. Đừng mất thời gian để tìm kiếm và trăn trở với những điều mà bạn không thích. Thay vào đó, hãy chú ý đến những lợi ích tiềm năng và những cơ hội mới mà những thay đổi này có thể mạng lại. Hơn hết, điều quan trọng lúc này đó là tinh thần của bạn, phải thật bình tĩnh để vượt qua giai đoạn này. 3. Tạo một danh sách những việc phải làm: Bạn sẽ cảm thấy có nhiều thay đổi tiêu cực hơn khi bạn cố gắng chế ngự kết quả và tiểu tiết của những thay đổi này. Cho nên, tốt nhất bạn nên tạo một danh sách những việc cần làm ngay lúc này. Bạn càng chuẩn bị kỹ lưỡng, những thay đổi càng ít gây khó khăn cho bạn. 4. Hiểu vấn đề nhanh chóng: Những thay đổi đi qua và bạn có phải làm mới mọi thứ từ đầu đi nữa thì bạn cũng nên nhanh chóng thích nghi. Vì bạn càng nhanh thích nghi với những sự việc mới thì bạn càng cảm thấy chúng quen thuộc với mình. 5. Chú ý đến nhiều người: Những thay đổi hiếm khi ảnh hưởng tới một người, trong hầu hết các trường hợp, nó ảnh hưởng tới nhiều người cúng một lúc. Khi thay đổi xấu đến, trong nhóm làm việc cũng có thể trở nên tiêu cực hơn, hoặc những ý kiến không thống nhất với nhau dẫn đến mau thuẫn và bất đồng nội bộ. Do đó, điều quan trọng là bạn phải có những cách ứng xử và lời nói phù hợp để thống nhất vấn đề. 6. Một lần chỉ đối phó với một thay đổi: Dù bạn có thể học được cách chấp nhận và quản lý những thay đổi, song nếu bạn xử lý chúng cùng một lúc thì điều đó sẽ làm cho bạn cảm thấy ức chế, ngay cả những người linh hoạt nhất cũng không thể chịu nổi. Do đó, nếu có nhiều thay đổi cùng lúc diễn ra thì tốt hơn hết bạn hãy dành thời gian tốt nhất để đối phó với một thay đổi, như vậy sẽ dễ dàng hơn nhiều so với ôm đồm nhiều thay đổi cùng lúc. 7. Kiên nhẫn: Khi mọi thứ thay đổi đáng kể, thông thường bạn sẽ nghĩ rằng mình không thể giải quyết được hết nếu không cố gắng làm cho xong. Như vậy, vô hình chung chỉ làm cho bạn thêm căng thẳng mà thôi. Thay vào đó, hãy kiên nhẫn, nghỉ ngơi và đừng bắt mình phải thức cả đêm để suy nghĩ và tìm cách giải quyết. 8. Hỏi những câu có tính tích cực: Hãy hỏi chính bạn những câu hỏi tạo nên sự khác biệt tích cực như bạn có thể làm gì để giúp sự thay đổi này được diễn ra nhanh chóng và êm đẹp? Bạn cần phải sắp xếp lại lịch như thế nào để hoàn thành những công việc mới này? Tránh hỏi những câu hỏi vì sao bởi điều đó chỉ làm cho bạn thêm rối tung lên. 9. Biết kiềm chế: Thay đổi thực sự là rất căng thẳng và áp lực bởi vì nó có tác động đến những cảm giác của chúng ta. Đừng cho phép một sự yếu đuối bao trùm lên bạn, hãy đối mặt với những thay đổi lớn. Cân nhắc xem bạn có thể làm những gì để đối phó với nó. Như vậy bạn sẽ lấy lại được sức mạnh. 10. Thay đổi không xảy ra chỉ có một lần: Nếu bạn đã thích nghi và ứng phó được với những thay đổi rồi thì thì bạn không nên quá tự tin rằng chúng sẽ không xảy ra lần thứ hai nữa. Nhớ rằng thay đổi không bao giờ có sự kết thúc và chúng luôn xảy ra. Hiền Trang (Theo Allbusiness) . QUẢN LÝ THAY ĐỔI: 10 MẸO ĐỂ THÀNH CÔNG (Nguoilanhdao) - " ;Thay đổi" là một từ nhỏ nhưng nó lại có thể làm nhiều người. xử và lời nói phù hợp để thống nhất vấn đề. 6. Một lần chỉ đối phó với một thay đổi: Dù bạn có thể học được cách chấp nhận và quản lý những thay đổi, song nếu bạn xử lý chúng cùng một lúc. kinh doanh thì thay đổi là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù chúng ta không thể biết được khi nào những thay đổi đó xảy ra nhưng chúng ta có thể học cách để kiềm chế nó. 10 mẹo dưới đây sẽ