Người Việt Nam cần có tư duy sáng tạo (1) I- Về năng lực tư duy sáng tạo Trong quá trình nhận thức và hoạt động của con người, bao giờ cũng cần cả tư duy bắt chước và tư duy sáng tạo, mà trong đó xét về lâu dài tư duy sáng tạo là chủ đạo. Ngày nay, khi loài người đi vào kinh tế tri thức càng đòi hỏi cao tư duy sáng tạo vì đó là nền kinh tế dựa trên tri thức khoa học và văn hóa của sự đổi mới và sáng tạo không ngừng. Chính vì vậy, ta cần hiểu cho đúng thế nào là tư duy sáng tạo? Tư duy bắt chước là tư duy làm theo, còn tư duy sáng tạo là tư duy tìm một cách giải quyết mới, khác với tư duy trước đó, đúng đắn hơn tư duy trước đó trong quá trình chiếm lĩnh bản chất của đối tượng. Nhận thức là quá trình ngày càng tiếp cận chân lý, nhưng không chỉ là quá trình tổng hợp các chân lý tương đối đạt được mà còn là quá trình khắc phục những sai lầm để ngày càng ít sai lầm hơn. Đó là quá trình tìm ra những bản chất mới, hình thức mới, mô hình mới, quá trình mới, phương pháp mới. Do đó, quá trình nhận thức như thế về bản chất là có tính sáng tạo. Sáng tạo là phẩm chất tối cao của năng lực tư duy trước hết có tính bẩm sinh. Qua điều tra, người ta thấy rằng số trẻ em lúc 5 tuổi, số có sức sáng tạo là 95%, ở tuổi 17 là 10%, tuổi 20-45 là 5%. Như thế là sức sáng tạo ở người lớn thường bị kìm hãm, không bị mất đi hoàn toàn mà ở dạng tiềm tàng (Lưu Tường Vũ-Trương Đồng Toàn-Lý Thắng Quân-Thạch Tân: Nghề Tổng giám đốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.1, tr. 285-286). Nhưng về nguyên tắc là càng có nhiều tri thức và kinh nghiệm thì càng có năng lực sáng tạo. Khi nghiên cứu 85 nhà khoa học, người ta đã khái quát một hệ thống 13 yếu tố tạo thành tư duy sáng tạo như: phương pháp giải quyết khác thường; nhìn trước được các vấn đề; nắm được mối liên hệ cơ bản; cấu tạo các yếu tố từ đó tạo ra chức năng mới; thay đổi hướng nghiên cứu; nhìn từ các con đường, các cách giải quyết khác nhau một cách tích cực; chuyển từ mô hình này sang mô hình khác; nhạy cảm với các vấn đề mới từ các vấn đề cũ đã giải quyết xong; biết trước kết quả; nắm được các tư tưởng khác nhau trong một tình huống nào đó; phân tích các sự kiện theo một trật tự tối ưu; từ đó tìm ra tư tưởng chung; giải đáp được những tình huống đặc biệt. Tư duy sáng tạo cũng có nhiều cấp độ, hình thức: 1- Mức độ thấp của sự sáng tạo là cách chứng minh mới đối với kết luận cũ, hoặc do vận dụng vào cuộc sống mà có những cải biên, cải tiến cách làm so với cách cũ; 2- Cao hơn là tìm được những hình thức mới, những thuộc tính mới của sự vật, hiện tượng, hoặc phương pháp giải quyết mới; 3- Cao hơn nữa là khám phá ra bản chất mới, quy luật mới, quá trình mới, hoặc dự báo những xu hướng mới; 4- Cao nhất là, do những khám phá mới mà nhờ nó đã mở ra một khuynh hướng mới, một giai đoạn mới cơ bản trong khoa học, trong văn hóa, trong chính trị xã hội. Các nhà khoa học cũng đã phân loại tư duy các nhà bác học (các nhà thông thái, các nhà cách tân, các nhà phát minh…) theo mức độ sáng tạo, như: tư duy có năng lực hệ thống hóa nhanh, theo cách của mình; loại khác là hiểu biết nhiều, nhanh chóng tìm ra những mặt mới; có loại luôn luôn khám phá và phát ra những thông tin mơi; có loại luôn đi đầu trong khoa học, mở ra những con đường mới, những chuyên ngành mới trong khoa học, trong văn hóa, trong thực tiễn. Cách phân chia này phần nào cũng tương ứng với các mức độ sáng tạo nói trên. Phương pháp đi đến sáng tạo có rất nhiều tuỳ theo từng nhà khoa học, những nhà nghệ sĩ, nhưng có thể khái quát như sau: Thay đổi cách nhìn, tìm xem sự vật, hiện tượng còn những mặt những thuộc tính gì mới; hoài nghi nhận thức đã đạt được, đi ngược lại cách chứng minh cũ, lật đi lật lại vấn đề; luôn luôn tưởng tượng, mạnh dạn đề ra ý tưởng mới rồi tìm cách chứng minh và bác bỏ… Đó là một quá trình từng bước hoàn chỉnh nhận thức từ thai nghén, đến nuôi dưỡng, bổ sung, hoàn chỉnh và phát triển nhận thức tiếp cận cái mới, tiếp cận chân lý. Trong mô hình nhân cách xét ở góc độ tư duy, các nhà nghiên cứu thường nhắc đến các mô hình như: mô hình cảm giác-tình cảm, trực giác-tình cảm, cảm giác-tư duy, trực giác- tư duy… trong đó mô hình trực giác-tình cảm và trực giác- tư duy là hướng tới khả năng sáng tạo mạnh hơn, nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định nên vận dụng tổng hợp các loại năng lực tư duy: tư duy kinh nghiệm, tư duy lôgíc, tư duy trực giác trong nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Những điều kiện của sự sáng tạo là: có động cơ đúng, trong sáng, vì sự tiến bộ của xã hội và con người: phải tích lũy nhiều kiến thức và kinh nghiệm, cập nhật thông tin; luôn luôn suy nghĩ, mài sắc năng lực tư duy, kiên trì hướng nghiên cứu đã chọn; có bản lĩnh tìm chân lý, bảo vệ chân lý; có môi trường lao động, học tập dân chủ, khuyến khích cá tính, khuyến khích sáng tạo. Tất nhiên, để có thể trở thành nhà sáng tạo hay có những sáng tạo trong quá trình lao động trí óc, chủ yếu vẫn là nhờ học tập không ngừng trong thực tiễn và trong sách vở, tuy năng khiếu nào đó của tư duy bẩm sinh theo mức độ hoặc theo lĩnh vực là điều không thể phủ nhận. Dù rằng, như Einstein có nói là “trí tưởng tượng còn quan trọng hơn tri thức”, nhưng tư duy sáng tạo không chỉ phụ thuộc vào năng lực tư duy như năng lực tưởng tượng, năng lực trừu tượng hóa và xét đoán mà còn phụ thuộc rất lớn vào tri thức, về nguyên tắc là tri thức càng cao, càng nhiều càng có khả năng so sánh và sáng tạo, do vậy không nên tuyệt đối hóa mặt nào. Nhưng không chỉ có thế, năng lực sáng tạo còn phụ thuộc vào cảm xúc tâm lý, ý chí và nói chung là cả sức khỏe tâm lý và sức khỏe thể chất nữa. Trí tuệ sáng tạo và hành động sáng tạo thực ra là bao gồm, nhờ kết hợp cả hai mặt đó chứ không riêng biệt một mặt nào. Sáng tạo như vậy là sản phẩm tổng hợp của các yếu tố tâm sinh lý, tri thức, cảm xúc, sự minh mẫn, lôgíc, trực giác, kinh nghiệm, sự kiên trì, lòng dũng cảm trong quá trình lao động lâu dài. Ở đó, tư duy của não trái tìm cách chứng minh, suy luận lôgic, kiểm tra, còn tư duy não phải là trực giác, tưởng tượng, linh cảm, sáng tạo. Trực giác, linh cảm, tưởng tượng trong não bộ người không phải là thần bí mà là hiện thực, mà ở đó có sự kết hợp giữa cơ chế sinh học đặc biệt (tầng siêu vật lý) và sự tích lũy, chiêm nghiệm về mặt tinh thần được thăng hoa xảy ra tức thời (siêu thức), khác với tầng cơ chế sinh học (tầng vật lý), tư duy lô gíc (ý thức) trong quá trình phản ánh và sáng tạo. Do đó, kết quả đạt được trong tư duy bao giờ cũng có sự phối hợp chung của cả não trái và não phải, không có sự chia cắt tuyệt đối, thậm chí có sự chuyển hóa giữa chúng, sự bổ sung, làm tiền đề cho nhau, trong cái này có cái kia và ngược lại. Tuy rằng, mỗi lĩnh vực sáng tạo có thể có đặc điểm riêng, chẳng hạn trong văn học nghệ thuật là mang tính cảm xúc, tưởng tượng, xuất thần bằng các hình tượng nghệ thuật theo một trật tự lôgíc nhất định dựa trên sự tích lũy chiêm nghiệm lâu dài mang tính cá thể cao; còn trong khoa học thì chủ yếu dựa vào tri thức, hiểu biết, suy nghĩ trên cơ sở tư duy lôgic kết hợp với trực giác, tưởng tượng tuỳ theo năng lực từng người; nhưng cả hai đều có nét chung là trải qua quá trình quan sát, nhận thức; ghi nhớ; phân tích, phán đoán; tưởng tượng sáng tạo. Nghệ thuật không chấp nhận sự lặp lại, lặp lại là con đường chết của nghệ thuật; còn khoa học thì có thể dựa vào sự lặp lại, tức tiêu hóa tri thức nhưng trên đó phải có sự sáng tạo nhất định, vì khoa học không chỉ là chính xác, đúng đắn mà khoa học còn là sự sáng tạo, không có sáng tạo khoa học không có sức sống. Ngày nay, máy tính đã làm được một số chức năng của não người, nhưng chủ yếu là chức năng lặp lại, làm theo một trật tự lôgíc vạch sẵn, thực hiện các chức năng lôgíc hình thức và các “máy tính thông minh” có thể tự điều khiển, thậm chí có những khả năng tư duy biện chứng nhất định (thế hệ “máy tính tư duy biện chứng”- theo dự báo của các nhà khoa học). Máy tính đã có nhưng hoạt động tính toán, xử lý cực nhanh, nhanh hơn não người nhiều lần và sẽ còn nhiều điều kỳ diệu khác ở máy tính. Nhưng phần cảm xúc, tưởng tượng thật sự, phần sáng tạo phát minh thì máy vi tính tinh vi nhất cũng không thể làm được, dù con người có thể chế tạo ra “bộ não người nhân tạo”. Các khoa học về gen, về não bộ người tiếp tục nghiên cứu tìm ra cơ chế sáng tạo ở não người, nhưng theo các nhà nghiên cứu, thì sự tưởng tượng, trực giác, linh cảm thì hầu như luôn luôn lẩn tránh các dụng cụ, phương tiện của khoa học. Cái mà khoa học đang học, não người là bắt chước tư duy lôgíc. Thời đại máy tính ra đời, máy đã cùng suy nghĩ với con người, người cùng với máy thực hiện lao động trí tuệ đã giải phóng một phần sự vất vả của não bộ người, và tạo khả năng cho não người đi sâu vào sáng tạo, đang đẩy loài người tiến lên với tốc độ phi thường và đạt tới một xã hội vừa khoa học vừa nhân văn. Vấn đề đặt ra về mặt thực tiễn là làm sao để phát triển và phát huy được tư duy sáng tạo? Tư duy của con người vừa có tính năng động sáng tạo vừa có tính trì trệ. Một mặt, tư duy của con người phụ thuộc vào môi trường sống, môi trường cũng có thể hạn chế tư duy sáng tạo, nếu nó độc đoán, chỉ khuyến khích làm theo một cách máy móc (cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp); còn nếu nó dân chủ, rộng mở, khuyến khích sáng tạo (cơ chế kinh tế thị trường, dân chủ pháp quyền); mặt khác, tư duy phụ thuộc vào lợi ích, vào tâm sinh lý nhân cách của con người, phụ thuộc vào bản tính và quán tính của tư duy, nhận thức vừa có tính vượt trước, vừa có tính lạc hậu hơn so với thức tiễn. Xét sâu hơn về mặt tâm lý cá nhân, muốn có sáng tạo, theo sự tổng kết của các nhà nghiên cứu, phải khắc phục cho được các lực cản tâm lý như: tránh thái độ bi quan, thất bại chủ nghĩa, tránh sức ép quá lớn về tâm lý vượt qua những qui định lỗi thời, chớ để giả thiết đánh lừa, tránh được sai lầm của lôgíc, tránh tự ti cho rằng mình thiếu sáng kiến, táo bạo trong suy nghĩ và hành động, luôn luôn coi sự vật quen thuộc là xa lạ, hoặc nhìn sự vật xa lạ một cách quen thuộc và dựa vào tư duy lý luận để suy nghĩ và giải quyết vấn đề (Sđd, t.1, tr. 286-305). Giữa hai mặt đó, xét trên phạm vi loài người thì thực tiễn, môi trường cuộc sống là nhân tố quyết định nhất, nhưng xét từng người thì nhân tố trực tiếp, quyết định nhất là tâm lý và năng khiếu bản tính tư duy từng người. Bởi vì, như ta thấy sự suy nghĩ bao giờ cũng bằng cái đầu của mỗi người cụ thể và từ đó ta nhận thấy trong môi trường thực tiễn như nhau, nhưng mỗi người có nhận thức sáng tạo rất khác nhau. Ở đây, có mối tương quan biện chứng giữa chủ thể nhận thức, đối tượng nhận thức và môi trường nhận thức trong quá trình phát triển tư duy nói chung và tư duy sáng tạo nói riêng. Nhưng sự sáng tạo cá nhân, kể cả vĩ nhân cũng rất ít trường hợp vượt qua được hạn chế của thời đại mình. Những đầu óc có khả năng soi sáng cho tương lai nhiều thế kỷ như Einstein, C. Mác, Hồ Chí Minh… là rất hiếm. Vấn đề tìm kiếm các cơ chế, phương pháp giáo dục mới, khắc phục lối học nhồi nhét kiến thức, tầm chương trích cú kiểu Nho giáo, thật sự khuyến khích mạnh mẽ sự sáng tạo, điều đó có ý nghĩa to lớn trong chiến lược nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhưng ở đây phải có sự đồng bộ trong cơ chế quản lý xã hội dân chủ thông thoáng, khuyến khích tài năng; cơ chế lao động trí tuệ theo “lý thuyết trò chơi”, sử dụng các mũ tư duy phù hợp với bản chất lao động trí tuệ mà ở đó rất khuyến khích cái mới và sự phản biện. Nhu cầu xã hội ngày nay đang thúc đẩy, đòi hỏi tư duy sáng tạo ra đời và sự phát triển xã hội sẽ như thế là nhờ vào tư duy sáng tạo trong chiến lược phát triển và thực thi chiến lược đó. Do đó, về mặt chủ trương làm sao có được một chiến lược phát triển tư duy sáng tạo của dân tộc và biến chiến lược đó thành hiện thực trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế? . Người Việt Nam cần có tư duy sáng tạo (1) I- Về năng lực tư duy sáng tạo Trong quá trình nhận thức và hoạt động của con người, bao giờ cũng cần cả tư duy bắt chước và tư duy sáng tạo, . được tư duy sáng tạo? Tư duy của con người vừa có tính năng động sáng tạo vừa có tính trì trệ. Một mặt, tư duy của con người phụ thuộc vào môi trường sống, môi trường cũng có thể hạn chế tư duy. của sự đổi mới và sáng tạo không ngừng. Chính vì vậy, ta cần hiểu cho đúng thế nào là tư duy sáng tạo? Tư duy bắt chước là tư duy làm theo, còn tư duy sáng tạo là tư duy tìm một cách giải