Kỹ thuật trồng cải bông - Giống và thời vụ: Cải bông là cây rau có giá trị kinh tế cao nhưng tương đối khó trồng. Ở TP. HCM nói riêng và các tỉnh lân cận, cần phải chọn giống cải bông chịu nhiệt giống như Trái bầu 60, Trái bầu 75. Con voi hoặc Tropical 45, có thời gian sinh trưởng ngắn 85-100 ngày. Mùa chính vụ là Đông Xuân bắt đầu từ tháng 11. - Kỹ thuật canh tác: 1. Cây con: - Lượng hạt gieo trồng cho 1.000m2 là 40gr (tỉ lệ nẩy mầm từ 80% trở lên). Trước khi gieo nên xử lý hạt giống bằng Benlate, Rovral, Monceren. - Tùy điều kiện canh tác, có thể gieo hạt thẳng trên liếp gieo hoặc gieo trồng bầu đất. Gieo trên liếp: đất gieo phải tơi xốp, lên liếp cao 20 - 30 cm. Bón 20kg phân chuồng hoai + 100gr super lân + 100gr vôi cho 10m2, trộn đều đất, phân. Có thể gieo vãi hoặc gieo trên hàng cách nhau 5 cm, hạt cách nhau 2-3 cm. Đất vô bầu: được trộn theo tỷ lệ sau: 2 phần đất + 1 phần phân chuồng hoai + 1 phần tro trấu + 1 ít lân, vôi. Trộn đều tất cả cho vào bầu gieo làm bằng lá hoặc bao nylon. Xếp bầu theo hàng trên liếp gieo đã làm sẵn: gieo 2 hạt bầu. + Cần lưu ý: vườn ươm cần đặt nơi quang đãng, đầy đủ ánh nắng, không bị che rợp để cây phát triển tốt, không bị vống. Liếp gieo cần cao ráo, bằng phẳng để cây nhận sự phân bố đồng đều về nước tưới, dinh dưỡng, ánh sáng và ít bệnh. + Khi cây có 2-4 lá thật, nhổ, tỉa cây dị hình, cây yếu, cây sâu bệnh, tỉa bớt cây ở nơi mọc dầy, bảo đảm mật độ 2-3 cm/cây, chừa mỗi bầu 1 cây. + Trước khi cấy 5 ngày, giảm lượng nước tưới và ngưng tưới hẳn 2 ngày trước khi cấy và trước khi nhổ cấy phải tưới thật đẫm. Cây được 5-6 lá thật và có thể đem trồng. Cần lưu ý là chỉ chọn cây khỏe là cây có thân mập, lóng ngắn, lá mọc gần nhau để trồng, thì mới bảo đảm năng suất cao và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. + Trước khi cấy có thể sử dụng cây con bằng cách nhúng thân lá cây con vào dung dịch thuốc được pha như sau: BT 10gr + Cidi 10cc + Polytrin 5cc trong 5 lít nước để diệt trứng và sâu trên cây con. Lưu ý là chỉ nhúng lá và thân chứ không làm ướt rễ. Sau đó, để cây ráo nước rồi mới đem cấy. 2. Chuẩn bị đất trồng: Đất được cày bừa kỹ nhưng hạt đất không quá nhuyễn để tránh đóng váng và dễ thoát nước, nếu có điều kiện nên cày, phơi ải đất, rồi rải vôi trước khi cày lần 2. Liếp trồng rộng 1m, cao 20-30 cm. Trồng 2 hàng/liếp. Khoảng cách trồng 60cm x 50cm (mật độ 35.000 cây/ha). 3. Phân bón: - Lượng phân bón trung bình cho 1 ha như sau: • Phân chuồng 30 tấn • Super lân 650-700 kg • Urê 300-400 kg • Clorua kali 200 kg • Bánh dầu 100 kg • Mạt sừng 100 kg • Vôi 1.000 kg Ngoài ra có thể sử dụng thêm các loại phân bón lá như Komix, HVP, Mymix Cách bón: Bón lót: toàn bộ phân chuồng, lân, mạt sừng. Thúc lần 1: 10 ngày sau khi trồng (N.S.T) gồm 2/5N + 1/2 bánh dầu. Thúc lần 2: 25 NST gồm 2/5N + 1/2 bánh dầu + toàn bộ kali. Thúc lần 3: 40 NST (tức cải bông bắt đầu chéo lá trước khi ra hoa): 1/5N còn lại. Bón thúc quanh tán cây hoặc giữa 2 hàng, rồi vun đất lấp kín phân lại. 4. Chăm sóc: - Tưới nước cần lưu ý: Cấy đến 45 ngày: tưới phun mưa vào lúc chiều mát. 40 ngày trở đi nên chuyển sang tưới thấm để hạn chế bệnh thối nhũn. Tuyệt đối không nên tưới lúc trời nắng gắt và tránh để ruộng ngập úng hoặc quá khô hạn. - Làm cỏ, xới xáo kết hợp với các lần bón thúc, cần làm sạch cỏ dại trên đồng ruộng để hạn chế sự trú ẩn của sâu bệnh. - Phủ rơm trên liếp để giữ ẩm, chống cỏ dại cũng như thường xuyên kiểm tra đồng tỉa bỏ lá già, lá sâu bệnh, nhổ bỏ cây bị bệnh cho ruộng được thông thoáng. 5. Phòng trừ sâu bệnh: Các bệnh hại chính trên cải bông là: • Bệnh thối nhũn (Erwinia carotovora hoặc do nấm Rhizoctonia). • Bệnh thối đen (Xanthomonas campesti). • Bệnh thối hạch (Sclertinia sclerotiorum). Phun trừ các bệnh trên bằng một trong những loại sau: Kasuran, Benlate, Mancozeb, Daconil, Dithane M - 45, Thio M ZOBHN, Validacin 3DD, Monceren. Đồng thời, áp dụng các biện pháp khác như cày ải, phơi đất, bón vôi, luân canh với các cây họ khác. Kết hợp với vệ sinh đồng ruộng như tỉa bỏ lá bệnh, nhổ bỏ cây bệnh đem ra khỏi ruộng, không được vứt bừa bãi trên ruộng hoặc gần giếng nước tưới để tránh lây lan. Nên tưới thấm vào giai đoạn cuối và không được tưới vào trưa nắng gắt. Chăm sóc cây khỏe, bón đầy đủ, cân đối NPK, không lạm dụng phân đạm. Sâu hại thường gặp trên cải bông là: - Với rệp: phun trừ bằng Bassa khi có rệp xuất hiện. - Với các loại sâu như: sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ. Nếu phát hiện có sâu nên dùng luân phiên các loại thuốc như BT, Cyper, Sherpa, Sumix, Cidi, Polytrin, Oncol, Atabron, Nomolt, Pegasus. Không nên phun định kỳ mà chỉ nên phun khi có sâu xuất hiện, không dùng thường xuyên một loại thuốc và dùng đúng nồng độ khuyến cáo trên nhãn. Để phun trừ có hiệu quả ta cần lưu ý kết hợp các biện pháp như giết sâu, trứng, nhộng. Quan sát đồng ruộng thường xuyên để phun trị kịp thời khi sâu ở tuổi nhỏ. Pha thêm chất bám dính để kéo dài hiệu lực của thuốc. Tưới phun mưa khi cây còn nhỏ (giai đoạn từ 0-40 NST), không tưới lúa trưa nắng. Cần lưu ý là không phun thuốc vào giai đoạn cây có bông lớn sắp thu hoạch. Và đối với cải bông, ngoài năng suất thì mẫu mã là vấn đề quan trọng. Để hoa trắng, non, ngon ta cần áp dụng biện pháp che hoa. Nếu không che, dưới ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ làm cho hoa không trắng mà chuyển sang màu vàng, rồi màu vàng sẫm hóa nâu. Như vậy làm mất giá trị sử dụng. Để che hoa, ta cần thực hiện từ khi nụ hoa đạt 3-4 cm. Khi che, có thể bỏ những lá dưới đậy lên hoa, nhưng phải thay lá khác khi lá héo, cũng có thể dùng lá chuối để che cho hoa. . Kỹ thuật trồng cải bông - Giống và thời vụ: Cải bông là cây rau có giá trị kinh tế cao nhưng tương đối khó trồng. Ở TP. HCM nói riêng và các tỉnh lân cận, cần phải chọn giống cải. giống cải bông chịu nhiệt giống như Trái bầu 60, Trái bầu 75. Con voi hoặc Tropical 45, có thời gian sinh trưởng ngắn 85-100 ngày. Mùa chính vụ là Đông Xuân bắt đầu từ tháng 11. - Kỹ thuật canh. bị đất trồng: Đất được cày bừa kỹ nhưng hạt đất không quá nhuyễn để tránh đóng váng và dễ thoát nước, nếu có điều kiện nên cày, phơi ải đất, rồi rải vôi trước khi cày lần 2. Liếp trồng rộng