PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CHIÊM HÓA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN THI: SINH HỌC Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3 điểm) a) Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày? b) Vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ. Câu 2: (4 điểm) Phân tích các đặc điểm của bộ xương và hệ cơ người thích nghi với dáng đứng thẳng đi bằng 2 chân và lao động? Câu 3: (2 điểm) Em hãy giải thích tại sao khi trời lạnh cơ thể người có hiện tượng run hoặc đi tiểu tiện có hiện tượng rùng mình? Lấy ví dụ tương tự? Câu 4: (2 điểm) Lấy máu của 4 người: An, Bình, Cúc, Yên. Mỗi người là 1 nhóm máu khác nhau, rồi tách ra thành các phần riêng biệt (Huyết tương và hồng cầu riêng). Sau đó cho hồng cầu trộn lẫn với huyết tương, thu được kết quả thí nghiệm theo bảng sau: Huyết tương Hồng cầu An Bình Cúc Yên An - - - - Bình + - + + Cúc + - - + Yên + - + - Dấu: ( + ) là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết. Dấu: ( - ) là phản ứng âm tính, hồng cầu không bị ngưng kết. Hãy xác định nhóm máu của 4 người trên Câu 5: (2 điểm) 1 Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường? Câu 6: (3 điểm) - Tại sao người ta cho rằng phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động trong cơ thể người? - Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có sự khác nhau cơ bản gì? Câu 7: (4 điểm) So sánh tiêu hóa ở dạ dày và ruột non? Khác biệt cơ bản giữa tiêu hóa ở dạ dày và ruột non là gì? PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 2 CHIÊM HÓA NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN: SINH HỌC 8 Câu Nội dung Điểm 1 a) Cấu tạo dạ dày: - Dạ dày hình túi, dung tích 3l - Thành gồm 4 lớp : + Lớp màng ngoài, + Lớp cơ dày khoẻ gồm cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo + Lớp dưới niêm mạc, + Lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch vị b) Giải thích vì: Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ là: Do chất nhày có trong dịch vị phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách tế bào niêm mạc với Enzim pepsin và HCl. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 1 điểm 2 * Phân tích các đặc điểm của bộ xương người thích nghi với dáng đứng thẳng và đi bằng 2 chân và lao động: - Hộp sọ phát triển, phần sọ lớn hơn mặt, có lồi cằm, diện khớp giữa xương sọ và cột sống lùi về phía sau giúp cho đầu ở vị trí cân với cổ phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động. - Cột sống có 4 chỗ cong, lồng ngực nở rộng sang 2 bên phù hợp với dáng đứng thẳng. - Xương chi phân hóa : + Chi trước có khớp linh hoạt hơn chi sau, đặc biệt là các khớp cổ tay, bàn tay giúp người sử dụng công cụ lao động khéo léo. + Xương chi sau lớn, khớp chi sau chắc chắn, đặc biệt khớp xương đùi với đai hông là khớp chỏm cầu có hố khớp sâu, tuy hạn chế phạm vi hoạt động của chi nhưng tăng khả năng chống đỡ. + Xương gót phát triển, xương bàn và xương ngón khớp với nhau tạo thành chân đế hình vòm vừa vững chắc vừa linh hoạt trong di chuyển. * Những đặc điểm của hệ cơ người thích nghi với dáng đứng thẳng và đi bằng 2 chân và lao động: - Cơ chi trên phân hóa thành các nhóm cơ phụ trách các cử động linh hoạt của bàn tay, ngón tay đặc biệt là ngón cái giúp ngón cái đối diện với 4 ngón kia thuận lợi cho sự lao động - Cơ chi dưới có xu hướng tập trung thành nhóm cơ lớn, khỏe (như cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển) giúp cho sự vận động di chuyển (chạy, nhảy) thoải mái và giữ cho cơ thể có tư thế thăng bằng 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,75 điểm 0,75 điểm 3 trong dáng đứng thẳng. 3 * Khi trời lạnh có hiện tượng run hoặc đi tiểu tiện có hiện tượng rùng mình vì: - Nhiệt độ cơ thể luôn được ổn định khoảng 37 0 C. Đây là nhiệt độ thích hợp nhất cho các hoạt động sống của tế bào và của cơ thể. Vì vậy khi nhiệt độ môi trường quá lạnh, cơ thể xảy ra một số hiện tượng sinh lý để chống lạnh: + Run run đây là phản xạ co cơ để sinh nhiệt bù lại lượng nhiệt mất đi do thời tiết quá lạnh + Hiện tượng đi tiểu tiện rùng mình vì lượng nhiệt bị mất đi do nước hấp thụ thải ra ngoài nên cơ thể có phản xạ tự vệ rùng mình (co cơ) để sinh nhiệt bù lại lượng nhiệt đã mất. + Ví dụ tương tự: Nổi da gà… 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 4 Nhóm máu từng người như sau: An Nhóm máu: O Bình Nhóm máu: AB Cúc Nhóm máu: A (hoặc B) Yên Nhóm máu: B (hoặc A) 0.5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 5 Khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường là vì: - Khi chạy cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh năng lượng, đồng thời thải ra nhiều CO 2 - Do CO 2 tích tụ nhiều trong máu nên đã kích thích trung khu hô hấp hoạt động mạnh để thải loại bớt CO 2 ra khỏi cơ thể. - Chừng nào lượng CO 2 trong máu trở lại bình thường thì nhịp hô hấp mới trở lại bình thường 0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm 6 * Phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động sống vì: Tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể người đều hoạt động dưới sự điều khiển và điều hòa của hệ thần kinh thông qua con đường phản xạ: sự co cơ, co giãn mạch máu, sự tiêu hóa, sự tuần hoàn, bài tiết, * Sự khác nhau cơ bản giữa PXKĐK và PXCĐK: (2 điểm) PXKĐK PXCĐK - Là hoạt động thần kinh đơn giản - Xuất hiện một cách tự nhiên ở 1 giai đoạn nhất định trong đời - Là hoạt động thần kinh phức tạp. - Tiếp thu được trong đời sống do thường xuyên học tập, rèn 1 điểm 0.5 điểm 0,5 điểm 4 sống. - Có tính chất chủng loại, bẩm sinh, di truyền, bền vững. - Trung ương thần kinh nằm ở trụ não, tủy sống. luyện. - Có tính chất cá thể không di truyền, không bền vững. - Trung ương thần kinh có sự tham gia của vỏ não. 0,5 điểm 0,5 điểm 7 * Giống nhau: - Biến đổi lý học có các hoạt động giống nhau: Co bóp nhờ các lớp cơ, tiết enzim có tác dụng để đảo trộn thức ăn thấm enzim, hòa loãng thức ăn - Biến đổi hóa học với sự tham gia của các enzim tiêu hóa phân cắt thức ăn thành các phân tử nhỏ hơn * Khác nhau: Tiêu hóa ở dạ dày chủ yếu là biến đổi lý học còn tiêu hóa ở ruột non chủ yếu là biến đổi hóa học. Điểm so sánh Tiêu hóa dạ dày Tiêu hóa ở ruột non Biến đổi lý học - Hoạt động: - Kết quả: Mạnh nhờ có 3 lớp dày Thức ăn được co bóp mạnh nên nhỏ Yếu hơn vì chỉ có 2 lớp cơ mỏng Không có tác dụng làm nhỏ thức ăn Biến đổi hóa học - Hoạt động: - Kết quả: - Chỉ có emzim pepsin phân cắt prôtein và enzim amilaza nước bọt hoạt động trong giai đoạn đầu phân cắt tinh bột - Chỉ có prôtein chuỗi dài thành chuỗi ngắn 3- 10 a.a và một phần tinh bột thành đường đôi trong giai đoạn đầu. Các sản phẩm này chưa có khả năng hấp thụ - Có đầy đủ các loại enzim phân cắt các loại thức ăn - Tất cả các loại thức ăn đều được phân cắt thành các phân tử chất dinh dưỡng. Các sản phẩm này có khả năng hấp thụ 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm 5 6 . PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CHIÊM HÓA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN THI: SINH HỌC Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3 điểm) a) Trình bày các đặc. CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 2 CHIÊM HÓA NĂM HỌC 2009 – 2010 MÔN: SINH HỌC 8 Câu Nội dung Điểm 1 a) Cấu tạo dạ dày: - Dạ dày hình túi, dung tích 3l - Thành gồm 4 lớp : + Lớp màng ngoài, + Lớp. non Biến đổi lý học - Hoạt động: - Kết quả: Mạnh nhờ có 3 lớp dày Thức ăn được co bóp mạnh nên nhỏ Yếu hơn vì chỉ có 2 lớp cơ mỏng Không có tác dụng làm nhỏ thức ăn Biến đổi hóa học - Hoạt