Phương pháp nhân giống và chăm sóc cây na Ở Việt Nam, hiện nay na dai vẫn được nhân giống bằng hạt.Hạt na nói chung có vỏ cứng bảo vệ có thể giữ được sức nảy mầm nhiều năm. Gieo hạt, dù không ngâm nước, không đập với cát cho xước vỏ dễ thấm, cũng chỉ cần 20-30 ngày là hạt nảy mầm. Có thể gieo thẳng vào vị trí cố định hoặc ương cây con trên luống ương cao 30cm đánh ra trồng. Cũng có thể gieo vào bầu (túi PE). Nếu không trồng thâm canh thì cũng không cần thiết phải gieo vào bầu vì khi đánh cây đi trồng ít khi cây na chết vì đứt rễ. Nếu nhân giống vô tính thì hiện chỉ có phương pháp ghép, hoặc ghép mắt, hoặc ghép cành. Khi ghép vấn đề đầu tiên là dùng cặp ghép nào, giống nào làm gốc ghép, giống nào làm cành ghép. Từ kinh nghiệm ghép cành ở một số nước, có thể rút ra một số nhận xét sau đây 1. Các loài thuộc chi Na có thể ghép với nhau được, nhưng muốn có hiệu quả kinh tế phải chọn cặp ghép tiếp hợp tốt với nhau. 2. Na dai có thể ghép lên nê, cặp ghép có thể tốt hơn cả na dai ghép lên na dai nhờ nê có tính thích ứng tốt. 3. Na dai ghép lên na xiêm, hay lên bình bát thì tuy sống, có tiếp hợp nhưng đường kính gốc ghép và cành ghép khác nhau nhiều, trao đổi nhựa giữa cành ghép và gốc ghép khó, do đó sau một thời gian thì cành ghép chết. 4. Na xiêm ghép lên nê hay lên na dai không tốt. Trái lại nếu ghép na xiêm lên bình bát thì tiếp hợp tốt. Vả lại cách ghép này đã được các cơ sở nhân giống tư nhân ở Việt Nam sử dụng để sản xuất cây na xiêm ghép. Thậm chí có nơi bình bát mọc quá rậm rạp, người ta đốn đi rồi ghép na xiêm vào và đã có nơi thu hoạch như ở một vườn bình thường. 5. Với na dai, na xiêm, nê chắc chắn nhất vẫn là ghép cùng loài: na dai lên na dai, na xiêm lên na xiêm. Hai phương pháp hay dùng nhất là ghép mắt và ghép cành. Khi ghép mắt gốc ghép phải có đường kính 12-15mm. 18-24 tháng tuổi. Mắt ghép lấy ở cành 1 năm tuổi nơi lá đã rụng rồi. Vỏ na dày nên mắt ghép phải cắt to một chút để khỏi bị vỏ gốc ghép phình ra, bóp chết; mắt ghép chiều dài khoảng 4cm. Ở Việt Nam hiện nay, ngoài nhân giống bằng hạt, phương pháp ghép mắt mới áp dụng cho na xiêm ghép lên bình bát, các phương pháp ghép khác ít dùng trong sản xuất. Ở Cu Ba, nơi nghề trồng na đã có từ lâu và rất được coi trọng, các giống na đều được nhân bằng phương pháp ghép: ghép cành hay ghép mắt. Dù ghép cành hay ghép mắt, người ta đều chủ trương dùng gốc ghép đã cứng cáp, đường kính từ 12-15mm hoặc hơn, 12-24 tháng tuổi để có cây ghép to khỏe đánh đi trồng chóng phục hồi, ra hoa quả nhanh và vườn na đồng đều. Chỉ ghép khi na đương trong thời gian nghỉ, đối với cành ghép và cả đối với gốc ghép-ghép khi lên nhựa kết quả kém hơn-ghép cành được ưa chuộng hơn ghép mắt vì cây ghép khỏe hơn. Cành ghép là cành 12 tháng tuổi, đường kính từ 5-10mm, dài 15cm, cắt ở chỗ lá đã rụng rồi ngâm 1-2 phút để khử trùng trong dung dịch CuSO4 60g trong 20 lít nước. Gốc ghép đường kính thường phải đạt 15mm trở lên (gốc ghép 18-24 tháng tuổi) và cùng có thể ghép lên cây lớn đường kính gốc 15cm và dài hơn, khi đốn đi để đổi giống. Phương pháp ghép tốt nhất là "Ghép bên vào gốc ghép cắt ngọn". Lát cắt dài 8-10cm ở cành ghép cũng như gốc ghép đã cắt ngọn và cùng kích thước với nhau. Sau khi buộc áp vào nhau chỉ còn 5-7cm của cành ghép vượt lên trên gốc ghép phải bảo vệ chống mưa nắng (có thể chụp túi giấy không thấm nước, hoặc túi PE có lỗ thông hơi). Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh: Na được coi là một loại cây ít sâu bệnh nguy hiểm, nhưng cũng không thể xem thường. - Cần phải đề phòng nhất là bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloesporivides hại hoa, quả bất kỳ ở tuổi nào và ngọn non của na xiêm. Nấm gây bệnh phá hại nhiều loại cây ăn quả khác và có không ít thuốc có thể trị được bán ở thị trường hiện nay như Kasuran BTN, Benlat C, Zincopper, Aliette 80 BTN. Cần phun thuốc trị ngay từ khi bệnh mới xuất hiện có nhiều rệp sáp rệp dính bám vào cành lá và nhất là quả kể cả to, nhỏ, để hút nhựa, có khi vẫn còn gặp trên các quả na bày bán ở chợ. Dễ trị bằng các thuốc hiện có như Applaud, Mpc 25 BTN, Bi 58 ND, BAM 50 ND, Polysulfur Calci Thu hoạch và bảo quản Cũng như các quả khác, cần thu hoạch đúng độ chín. Hiện nay chưa có cách xác định chính xác, chỉ có thể đưa vào một số kinh nghiệm sau đây: Na dai: mở mắt, tức là các vẩy, vỏ ngoài của múi tách dần nhau ra, rãnh giữa các múi đầy lên, màu trắng kem. Trên vỏ quả, màu xanh lạt dần, sáng ra, bắt đầu xuất hiện những vết nứt nhỏ ở các rãnh nơi các múi tiếp giáp nhau. Na xiêm: Vỏ từ màu xanh tối, bóng chuyển sang vàng và kém bóng đi một chút, rõ hơn nữa, các gai trên lưng mỗi múi tách nhau ra và trương nước. Thời gian từ nở hoa đến quả chín là 4 tháng cho na dai và thời gian chín là từ tháng 6 đến tháng 8 có khi sang cả tháng 9, còn na xiêm thì hầu như chín quanh năm. Bảo quản ở nhiệt độ thấp ví dụ 5oC trong 6 tuần lễ na vẫn còn ăn được, nhưng không có người mua vì vỏ thâm đen. Người ta khuyên nên giữ na dai trong phòng ở nhiệt độ 15-20oC, độ ẩm không khí 85-90%, không khí trong phòng có nơi 10% CO2, đồng thời có oxy và êtylen dưới áp lực thấp. . Phương pháp nhân giống và chăm sóc cây na Ở Việt Nam, hiện nay na dai vẫn được nhân giống bằng hạt.Hạt na nói chung có vỏ cứng bảo vệ có thể. cho na xiêm ghép lên bình bát, các phương pháp ghép khác ít dùng trong sản xuất. Ở Cu Ba, nơi nghề trồng na đã có từ lâu và rất được coi trọng, các giống na đều được nhân bằng phương pháp. vườn bình thường. 5. Với na dai, na xiêm, nê chắc chắn nhất vẫn là ghép cùng loài: na dai lên na dai, na xiêm lên na xiêm. Hai phương pháp hay dùng nhất là ghép mắt và ghép cành. Khi ghép mắt