1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

2010_Sử-bổ túc-Gợi ý-TN THPT chiều thứ năm,03-06

3 170 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 14,74 KB

Nội dung

Gợi ý bài giải môn Sử kỳ thi tốt nghiệp bổ túc THPT 2010 Môn thi: LỊCH SỬ - Giáo dục thường xuyên Câu 1. (3,0 điểm) Trình bày những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới trong nửa sau thế kỉ XX. Câu 2. (3,0 điểm) Nêu hoàn cảnh lịch sử của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở nước ta. Trình bày những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. Câu 3. (4,0 điểm) Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, Đảng đã đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam như thế nào? Tóm tắt diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. BÀI GIẢI GỢI Ý Câu 1. (3,0 điểm) 1. Nội dung và thành tựu a) Trước hết, trong lĩnh vực khoa học cơ bản, con người đã thu được những thành tựu hết sức to lớn, đánh dấu những bước nhảy vọt chưa từng có trong lịch sử ở các ngành toán học, vật lí học, hóa học, sinh vật học. Các nhà khoa học đã có những phát minh vô cùng quan trọng, như sóng điện tử, trường điện từ, tia rơnghen và hiện tượng phóng xạ, sự phân chia của nguyên tử, bản chất hạt sóng của ánh sáng, khởi thảo thuyết lượng tử và thuyết tương đối học, tìm ra những định luật và định lí mới về toán học, lí học, hóa học và sinh vật học v.v… b) Thứ hai, các nhà khoa học đã có những phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa to lớn nhất là sự ra đời của máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động. c) Thứ ba, trong tình hình nguồn năng lượng thiên nhiên (than, dầu mỏ…) đang vơi cạn dần và trở nên khan hiếm một cách đáng lo ngại (sinh hoạt của con người càng nâng cao thì nhu cầu năng lượng càng tăng lên với một nhịp độ đáng sợ. Chỉ mười năm trở lại đây, nhu cầu năng lượng trên thế giới đã tăng hơn 2 lần, trong đó tiêu thụ năng lượng điện tăng 3,6 lần) thì con người đã tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú, vô tận: năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều v.v… Trong những nguồn năng lượng kể trên, năng lượng nguyên tử và năng lượng mặt trời đang dần dần được con người sử dụng một cách phổ biến, và trong một tương lai không xa, nó sẽ thay thế dần ngành nhiệt điện và thủy điện. d) Thứ tư, sáng chế ra những vật liệu mới trong tình hình vật liệu tự nhiên đang cạn kiệt dần trong thiên nhiên. Từ rong biển, người ta có thể chế tạo ra khoảng 40 loại công nghệ phẩm tiêu dùng hàng ngày. Đã có thể sản xuất ra những thực phẩm, như thịt gà, thịt lợn, thịt bò và nhiều thức ăn một cách hoàn toàn nhân tạo. Con người hiện nay mặc quần áo phần lớn bằng vải sợi nhân tạo. Trong những vật liệu mới mà con người sáng chế ra những năm gần đây, chất pôlime (chất dẻo) đang giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống hàng ngày, cũng như trong tất cả mọi ngành công nghiệp. Có nhiều chất dẻo nhẹ hơn nhôm 2 lần, nhưng về độ bền chúng lại hơn hẳn nhiều loại thép và có thể sử dụng để chế tạo vỏ xe tăng, máy bay, các động cơ tên lửa và con tàu vũ trụ. e) Thứ năm, là cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp. Do tác động tổng hợp của các ngành khoa học, đặc biệt là sinh vật học và hóa học, nông nghiệp đang tiến những bước nhẩy vọt nhờ cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa với những biện pháp lai tạo giống, chống sâu bệnh v.v… Nhờ cuộc “cách mạng xanh” này, con người đã tìm ra phương hướng để có thể khắc phục được nạn đói ăn, thiếu thực phẩm kéo dài từ bao thế kỉ. f) Thứ sáu, con người đã đạt được những tiến bộ thần kì trong các lĩnh vực giao thông vận tải va thông tin liên lạc. Trên không, đã xuất hiện những máy bay hành khách siêu âm khổng lồ (TU- 186, Concorde, Boeing 176, v.v…). Các tàu hỏa ngày nay đã đạt tốc độ nhanh 300km/giờ và tới đích đúng giờ tuyệt đối. Trên mặt biển, con người đã đóng những con tàu chở dầu 1 triệu tấn v.v… Nhờ các hệ thống vệ sinh nhân tạo, loài người đã có những phương tiện thông tin liên lạc và phát sóng truyền hình hết sức hiện đại. Ngoài ra, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiên nay còn đem lại cho con người một thành tựu diệu kì - thành tựu chính phục vũ trụ. Ngày nay, con người đã đưa được người lên thám hiểm mặt Trăng, phóng những con tàu vũ trụ, những tàu con thoi bay nhiều ngày vòng quanh trái Đất, nhận được những tin tức của Sao Kim, Sao Hỏa. Khoa học vũ trụ và du hành vũ trụ đã và đang phục vụ đắc lực trên nhiều phương diện cho cuộc sống của con người trên Trái Đất. Câu 2. (3,0 điểm) 1. Hoàn cảnh lịch sử: a) Thế Giới: - 8/5/1945: phát xít Đức bị tiêu diệt. - 14/8/1945: Nhật tuyên bố đầu hàng Đồngminh, quân Nhật Đông Dương bị tê liệt. - Các nước Đồng minh chưa kịp vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. b) Trong nước: - Lực lượng cách mạng đã đủ mạnh để khởi nghĩa. - Dưới sự lãnh đạo của Đảng và mặt trận Việt Minh, lực lượng cách mạng đã lớn mạnh, khi thời cơ đến, Đảng đã kịp thời phát động Tổng khởi nghĩa toàn quốc. 2. Những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội - Từ 15/8/1945, lệnh khởi nghĩa về tới Hà Nội, phong trào chuẩn bị khởi nghĩa rất khẩn trương với nhiều hình thức: diễn thuyết, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp nơi. - Sáng 19/8/1945: cuộc míttinh lớn ở quảng trường Nhà hát lớn (Hà Nội) do Việt Minh tổ chức đã nhanh chóng chuyển thành cuộc biểu tình, do các đơn vị chiến đấu đi đầu, đánh chiếm phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Sở Cảnh sát… Cuộc khởi nghĩa Hà Nội thắng lợi hoàn toàn trong ngày 19/8/1945. Câu 3. (4,0 điểm) Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, Đảng đã đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam như thế nào? Tóm tắt diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975: chủ trương, kế hoạch của ta, diễn biến, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử 1. Chủ trương, kế hoạch: - Căn cứ vào tình hình phát triển mạnh mẽ của cách mạng trong cả nước (6/1/1975), ta giải phóng Phước Long và tình hình quốc tế (đặc biệt là Mỹ), từ 18/12/1977 đến 8/1/1975. Bộ chính trị họp và đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975 - 1976), Bộ Chính trị còn dự kiến: nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. - Từ đầu tháng 3/1975, quân dân ta trên các chiến trường đã mở hàng loạt trận tiến công để chuẩn bị trước vào trận tiến công lớn. 2. Diễn biến chiến dịch Tây Nguyên: - Khu vực và mục tiêu tiến công lớn của ta là Tây Nguyên và Buôn Ma Thuột. - Đầu tháng 3/1975, đánh nghi binh vào Plâyku, Kon Tum. - 10/3/1975, với cách đánh táo bạo, thọc sâu, ta bất ngờ tiến công Buôn Ma Thuột. Sau 2 ngày, ta tiêu diệt toàn bộ quân địch và làm chủ thị xã. - 14/3/1975, sau các cuộc phản công thất bại, địch rút chạy hoảng loạn khỏi Tây Nguyên, ta chặn đánh, truy kích, tiêu diệt toàn bộ quân rút chạy và giải phóng Tây Nguyên (24/3/1975). 3. Ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên: - Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân, ngụy quyền. - Chớp lấy thời cơ, ngày 25/3/1975, Bộ chính trị đã sáng suốt đề ra quyết định giải phóng miền Nam trước tháng 5. - Từ cuộc tiến công chiến lược, ta phát triển thành tổng tiến công chiến lược. Từ đó phát động thành công chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh. - Chiến thắng Tây Nguyên là yếu tố quan trọng nhất để dẫn đến thắng lợi vĩ đại nhất trong 4.000 năm lịch sử của dân tộc. Thầy ĐOÀN VĂN ĐẠO-TTVV . Gợi ý bài giải môn Sử kỳ thi tốt nghiệp bổ túc THPT 2010 Môn thi: LỊCH SỬ - Giáo dục thường xuyên Câu 1. (3,0 điểm) Trình bày những thành tựu tiêu. v.v… b) Thứ hai, các nhà khoa học đã có những phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa to lớn nhất là sự ra đời của máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động. c) Thứ. phổ biến, và trong một tương lai không xa, nó sẽ thay thế dần ngành nhiệt điện và thủy điện. d) Thứ tư, sáng chế ra những vật liệu mới trong tình hình vật liệu tự nhiên đang cạn kiệt dần trong

Ngày đăng: 11/07/2014, 00:01

w