Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
371,5 KB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KIÊN GIANG ĐỀ CƯƠNG ÔN ĐỊA LÝ 12 TRƯỜNG THPT TÂN HIỆP NĂM 2010 ĐỀ SỐ 1 : Câu 1: Trình bày lịch sử hình thành lãnh thổ nước ta (2đđ) Câu 2: Phân tích những thế mạnh để phát triển KT của vùng ĐNB (3đ). Câu 3: Dưa vào ATLAT và kiến thức đã học hãy cho biết diện tích, dân số và các đơn vị hành chính của vùng KT trọng điểm phía Nam (2đ) Câu 4: Cho bảng số liệu về tổng giátrị xuất nhập khẩu và các cân XNK của nước ta qua các năm (thời kỳ 1989-1999) như sau (đơn vị:triệu USD)(3đ) : Năm Tổng giá trị XNK Cán cân XNK Năm Tổng giá trị XNK Cán cân XNK 1988 1989 1990 3795,1 4511,8 5156,4 -1718,3 -619,8 -384,4 1992 1995 1999 5121,4 13604,3 23162 +40 -2706,5 -82 a) Tính giá trị xuất khẩu và nhập khẩu qua các năm trên . b) Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị XNK ở nước ta . c) Nhận xét tình hình hình xuất khẩu từ biểu đồ vẽ được . Đáp án đề số 1: Câu 1: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta gắn liền với LS hình thành và phát triển TĐ. Chia làm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn Tiền Cambri: Giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ VN Diễn ra trên 1 phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay Các ĐK cổ địa lý còn sơ khai và đơn điệu Giai đoạn cổ kiến tạo: Diễn ra trong thời gian khá dài tới 477 triệu năm Có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong LS phát triển tự nhiên nước ta Giai đoạn có lớp vỏ cảnh quan địa lý nhiệt đới ở nước ta phát triển Giai đoạn Tân kiến tạo: Giai đoạn diễn ra ngắn trong LS hình thành và phát triển của TN nước ta . Chịu sự tác động mạnh mẽ của kì vận động tạo núi Anpơ-Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu. Giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các ĐKTN làm cho nước ta có diện mạo và đặc điểm TN như hiện nay Câu 2 : Những thế mạnh để phát triển KT của vùng ĐNB VTĐL : Rất thuận lợi liền kề với ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất nước và cũng là vùng đông dân .Đây là nơi cung cấp nguyên liệu nông sản, lương thực đồng thời là thị trường tiêu thụ quan trọng các sản phẩm CN của vùng ĐNB, tiếp giáp với Tây Nguyên là vùng nguyên liệu gỗ và cây CN lâu năm. ĐNB có TP HCM là đầu mối GTVT lớn thứ 2 sau Hà Nội, cụm cảng Sài Gòn thuận lợi cho việc XNK nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm qua các vùng khác và nước ngoài TNTN 1 Đất : Quỹ đất của ĐNB khá phong phú với 600.000 ha đất Bazan, 710.000 ha đất xám phù sa cổ, 1 phần nhỏ đất phù sa ven biển. Những loại đất trên thích hợp với việc trồng cây CN Khí hậu, nước : ĐNB có khí hậu cận xích đạo điều hòa quanh năm. Tổng giờ nắng cao 2400-2600 giờ.Tổng nhiệt hoạt động từ 9000 -10000 0 C. Lượng mưa TB 1200- 1600mm/năm. Nguồn nước chủ yếu của sông Đồng Nai và Vàm Cỏ đủ điều kiện cung cấp nước tưới cho cây trồng . Thuỷ sản: Hết sức phong phú vì nằm trong ngư trường Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu và nằm gần ngư trường Kiên Giang –Cà Mau –Bạc Liêu. Trữ lượng cá biển ở vùng biển Nam bộ chiếm 54% trữ lượng cá của cả nước. Ở đây còn có điều kiện lý tưởng để xây dựng các cảng cá Lâm sản: Nguồn lâm sản không lớn nhưng đủ cung cấp gỗ dân dụng cho TP HCM và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy SX giấy ở Đồng Nai Khoáng sản: Ngoài tài nguyên dầu khí có giá trị KT lớn còn có đất sét và cao lanh để làm nguyên liệu cho ngành VLXD, gốm sứ Tiềm năng thủy điện lớn ở hệ thống sông Đồng Nai ĐKKT-XH: Dân số 14.025.387 người (2009), diện tích 23.600 km 2 có nguồn LĐ dồi dào. Đây là địa bàn thu hút mạnh lực lượng LĐ có trình độ chuyên môn cao tập trung 80% số cán bộ KHKT của miền Nam. Có kinh nghiệm hoạt động trong nền KT thị trường nên hết sức năng động. Nhận được nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất cả nước . Cơ sở vất chất kỹ thuật: CSHT vững mạnh đặc biệt là hệ thống GTVT và TTLL hết sức phát triển. Điện lực ngày càng tăng trưởng trong vùng có nhà máy thuỷ điện Trị An (400.000KW), Thác Mơ (150.000KW), Hàm Thuận (360.000KW), nhà máy thuỷ điện Cần Đơn, nhiệt điện Bà Rịa –Vũng Tàu, Phước Hiệp. XD đường dây 500KV, XD công trình thuỷ lợi lớn nhất nước: Hồ Dầu Tiếng. Câu 3 : Vùng KTTĐ phía Nam có diện tích gần 30.600 km2, dân số 15.200.000 người (2006), gồm 8 tỉnh, TP: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang Câu 4: a) Tính giá trị xuất khẩu, nhập khẩu (đơn vị: Triệu USD) Năm Tổng giá trị XNK Giá trị XK Giá trị NK Cán cân XNK 1988 3795,1 1038,4 2756,7 -1718,3 1989 4511,8 1946 3565,8 -619,8 1990 5156,4 2386 2770,4 -384,4 1992 5121,4 2580,7 2540,7 40 1995 13604,3 5448,9 855,4 -2706,5 1999 23162 11540 11622 -82 b) Vẽ biểu đồ + Tính tỉ lệ % của XK, NK so với tổng số Năm Tổng giá trị XNK Giá trị XK Giá trị NK 1988 100 27,36 72,64 1989 100 43,13 56,87 1990 100 46,27 53,73 1992 100 50,39 49,61 1995 100 40,05 59,95 1999 100 49,82 50,18 2 + Vẽ biểu đồ miền c)Nhận xét + Giá trị XK trước năm 1989 thấp + Từ năm 1989 đến 1999 giá trị XK tăng nhanh, giá trị XK năm 1999 tăng 11,1 lần so với năm 1989 Lý do : Thực hiện tốt chính sách KT mở + Tỉ lệ XK trong cơ cấu XNK chưa ổn định, vẫn còn mất cân đối, vẫn nhập siêu. ĐỀ SỐ 2 Câu 1: (3đ) Cho bảng số liệu về khối lượng luân chuyển hàng hóa phân theo ngành vận tải dưới đây: Năm 1995 1197 1999 2000 2002 Đường sắt 1750,6 1533,3 1445,5 1955,0 2391,5 Đường bộ 5137,5 6292,9 7159,8 7888,5 8650,1 Đường sông 3015,5 3692,2 3967,8 4267,6 4968,2 1. Vẽ cùng trong một hệ thống trục đường biểu diễn chỉ số phát triển của các ngành vận tải ở nước ta thời kì 1995 – 2000 (lấy giá trị của khối lượng hàng luân chuyển năm 1995 = 100%) 2. Nhận xét tốc độ tăng trưởng của mỗi loại hình vận tải và nêu rõ thế mạnh của mỗi ngành đối với sự phát triển thời gian qua. Câu 2: Dựa vào ATLAT và kiến thức đã học hãy (3đ): 1. Trình bày những đặc điểm cơ bản về dân số nước ta. 2. Những nguyên nhân nào đã làm giảm tốc độ gia tăng tự nhiên dân số ở Việt Nam? Câu 3. Những năm gần đây ngành thủy sản nước ta là một trong những ngành nông nghiệp trọng điểm của đất nước. Hãy (2đ): 1. Cho biết nước ta gặp thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển ngành thủy sản ? 2. Nêu một số thành tựu của ngành thủy sản trong thời gian qua. Câu 4: Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi đồng bằng đối với sự phát triển KT-XH ở nước ta(2đ) Đáp An đề số 2: Câu 1: 1.Ve biểu đồ biểu hiện chỉ số phát triển của các ngành vận tải 2.Xử lí số liệu: tính tỉ lệ % (lấy năm 1995 = 100%) Năm 1995 1197 1999 2000 2002 Đường sắt 100 87,6 82,6 111 137 Đường bộ 100 122 139 154 168 Đường sông 100 122 131 141 165 Vẽ biểu đồ + Vẽ cùng trong hệ tọa độ, biểu đồ 3 đường biểu diễn, biểu hiện chỉ số phát triển của các loại hình giao thông tương ứng với từng thời điểm. + Ghi đầy đủ đơn vị và thời gian trên hai trục, nội dung biểu đồ. 3 + Ghi chú phân biệt 3 đường biểu diễn các đại lượng biểu thị. 3.Nhận xét, phân tích nguyên nhân Từ 1995 đến 2002, chỉ số phát triển của ngành vận tải hàng hóa đã tăng nhưng tốc độ tăng không đều nhau: + Đường bộ là phương tiện vận tải có nhịp độ gia tăng đều đặn; trong 7 năm khối lượng hàng hóa vận tải đã tăng 1,7 lần. + Đường sông là phương tiện vận tải hàng hóa phổ biến sau đường bộ, trong thời gian trên giá trị hàng hóa vận tải tăng hơn 1,6 lần. + Đường sắt tăng chậm hơn, trong 7 năm chỉ tăng gần 1,4 lần. Nguyên nhân ảnh hưởng (1,0 điểm): Đường bộ và đường sông có ý nghĩa quan trọng trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa giữa các miền nước ta: + Đường bộ có tốc độ phát triển nhanh nhờ tính cơ động cao của loại hình vận tải này: vốn đầu tư không lớn, có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện địa hình và hoàn cảnh kinh tế của nhân dân ta. + Loại hình vận tải đường sông cũng có nhiều ưu thế: Phù hợp với đặc điểm địa hình nhiều sông nước như ở Việt Nam; đặc biệt ở ĐBSCL. Vốn đầu tư vào loại hình này không lớn, giá cước vận tải thấp. + Đường sắt Thống nhất là trục chính của hệ thống giao thông Bắc Nam. Tuy nhiên đường sắt có tốc độ phát triển chậm hơn do phương tiện giao thông này chỉ hoạt động trên các tuyến cố định, vốn đầu tư lại lớn, mạng lưới đường sắt chỉ chủ yếu hoạt động ở Bắc và Trung Bộ, giá cước còn cao, vì vậy chưa phổ biến. Câu 2 1.Những đặc điểm cơ bản về dân số nước ta 2. a. Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc - DS là 85.789.573người (2009), đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trên thế giới về dân số. - Có 54 thành phần dân tộc (dân tộc Kinh chiếm khoảng 86,2% dân số) b. Dân số nước ta tăng nhanh - Tăng nhanh đặc biệt từ nửa cuối thế kỉ XX. Thời gian tăng DS liên tục được rút ngắn (1921 – 1960: trong 40 năm; 1960 – 1985: trong 25 năm) - Nhịp độ gia tăng DS đang có chiều hướng giảm dần (năm 2004: 1,4%) do kết quả của việc thực hiện chính sách DS và kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên số dân vẫn còn cao, dân số tăng nhanh tạo nên sức ép lớn về phát triển KT- XH, chất lượng cuộc sống và tài nguyên môi trường. c. Dân số nước ta thuộc loại trẻ Cơ cấu nhóm tuổi trong số dân (2005): + Từ 0 đến 14 tuổi: 27% + Từ 15 đến 59 tuổi: 64,0% + Từ 60 tuổi trở lên: 9,0% 3.Những nguyên nhân làm giảm gia tăng dân số - Nhà nước có chiến lược phát triển dân số hợp lí. 4 - Công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình được thực hiện có kết quả bằng nhiều biện pháp được tiến hành (từ khâu giáo dục, tuyên truyền, y học ), tỉ lệ gia tăng dân số nước ta đã giảm. Câu 3 1. Điều kiện phát triển ngành thủy sản ở nước ta - Điều kiện tự nhiên thuận lợi + Trong đánh bắt nước ta có: *Bờ biển dài 3260km, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km 2 *Trự lượng hải sản lớn: Gần 4 triệu tấn; khả năng khai thác: gần 2 triệu tấn/năm *Số lượng loài đa dạng: hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, 2500 loài nhuyễn thể, 600 loài rong biển. *Nhiều ngư trường trọng điểm: Cà Mau – Kiên Giang; Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu; Hải Phòng – Quảng Ninh, Hoàng Sa – Trường Sa. Ven biển có nhiều bãi tôm, bãi cá (biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ) + Trong nuôi trồng thủy sản: *Dọc bờ biển có nhiều đầm phá (Thừa Thiên Huế), nhiều bãi triều trước cửa sông lớn (sông Hồng, sông Cửu Long ) *Nhiều vùng, vịnh, các đảo ven bờ (Quảng Ninh, Khánh Hòa ) *Trong đất liền có nhiều ao hồ, sông ngòi, kênh rạch, các hồ đập thủy lợi, thủy điện. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn. - ĐKKT-XH + Nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản (Phú Quốc, Phan Thiết ) + Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn cho phép mở rộng phạm vi đánh bắt ra xa. + Nhiều kĩ thuật tiên tiến được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản (nhân giống, chế biến thức ăn, phòng trừ dịch bệnh). + Các cơ sở hậu cần phục vụ ngành thủy sản được quan tâm đầu tư nhiều đã tạo thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt. + Thị trường thế giới (Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kì ) đang có nhu cầu lớn về các mặt hàng thủy sản của ta. + Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước về khuyến ngư: (cho vay vốn, hỗ trợ kĩ thuật, bảo vệ môi trường biển ) - Khó khăn + Thiên nhiên vùng biển nước ta còn nhiều bất trắc (bão, gió mùa Đông Bắc cấp 6, cấp 7 ) đã gây khó khăn cho thuyền đánh cá công suất nhỏ và các cơ sở nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ của ngư dân. + Một số phương tiện kĩ thuật hiện đại trong đánh bắt các đàn cá đại dương chưa có điều kiện áp dụng vì vậy năng suất đánh bắt chưa cao. + Do tình trạng đánh bắt ở một số nơi mang tính hủy diệt, nhiều hệ sinh thái ở các vùng ven biển, các rừng ngập mặn bị suy thoái nghiêm trọng. + Việc phát triển chăn nuôi ồ ạt, tự phát thiếu quy hoạch đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường khá trầm trọng. 2. Những thành tựu của ngành thủy sản Trong những năm gần đây, ngành thủy sản đã có bước phát triển vô cùng mạnh mẽ. - Năm 2002 cả nước thu hoạch hơn 2,6 triệu tấn. Sản lượng thủy sản bình quân đầu người hiện nay khoảng 33kg. - Trong khai thác, sản lượng hải sản năm 2002 đạt gần 1,6 triệu tấn, dẫn đầu là các tỉnh ven biển Nam Bộ (Kiên Giang, Cà Mau) và Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận). 5 - Nuôi trồng thủy sản ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu sản lượng và giá trị sản lượng (năm 2002 sản lượng đạt 186 nghìn tấn, đồng bằng sông Cửu Long chiếm 77%) - Ngành nuôi trồng cá nước ngọt cũng phát triển mạnh (năm 2002: 486 nghìn tấn, đồng bằng sông Cửu Long chiếm 58%). Câu 4: Thế mạnh: Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản mà chủ yếu là gạo Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như thủy sản, KS, LS Là nơi XD cac thành phố, các khu CN, các trung tâm thương mại… Phát triển GTVT đường bộ, đường sông Hạn chế: Các thiên tai thường xuyên xãy ra: Bão, lụt, hạn hán …gây thiệt hại về người và tài sản. ĐỀ SỐ 3 Câu 1. Dựa vào ATLAT cho biết nguyên nhân về sự phân bố dân cư ở nước ta là không đều và chưa hợp lí. Việc phân bố như vậy đã gây nên những hậu quả gì? Nêu chiến lược phát triển DS hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn LĐ. (3đ). Câu 2: Trình bày sự chuyển biến về cơ cấu ngành KT ở nước ta (2đ). Câu 3. Dựa vào bảng số liệu sau đây(3đ): Năm KT nhà nước KT tập thể KT tư nhân KT cá thể KT có vốn đầu tư nước ngoài 1995 40,2 10,1 7,4 36,0 6,3 2002 38,4 8,0 8,3 31,6 13,7 1. Vẽ biểu đồ hình tròn biểu hiện cơ cấu giá trị đóng góp của các TPKT ở nước ta hiện nay. 2. Nhận xét xu hướng chuyển dịch trong cơ cấu TPKT và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi. Câu 4: Trình bày các hạn chế chủ yếu của vùng ĐBSH trong việc phát triển KT-XH(2đ). Đáp án đề số 3: Câu 1: 1. Phân bố lại dân cư nước ta không đều và chưa hợp lí. - Khoảng 75% dân số tập trung ở các vùng đồng bằng (ĐBSH có mật độ dân số cao nhất trong cả nước: 1.225 người/km 2 (2006) - Ở các vùng núi và cao nguyên dân cư thưa thớt: chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng cư dân chưa tới ¼ số dân cả nước (Tây Bắc: 69 người/km 2 ; Tây Nguyên 89 người/km 2 ). - Dân cư phân bố không đều và chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn (73,5 % dân số sống ở nông thôn; thành thị 26,5%, năm 2004). - Dân cư phân bố không đều giữa miền Bắc và miền Nam, đồng bằng sông Hồng gấp 2,8 lần mật độ dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long. 2. Nguyên nhân sự phân bố dân cư không đều. - Giữa đồng bằng và miền núi là do: ĐKTN ở đồng bằng thuận lợi hơn cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng KT (đất đai, nguồn nước, địa hình bằng phẳng ) - Giữa thành thị và nông thôn là do: sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành chiếm ưu thế, quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra. - Giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam là do: đồng bằng phía Bắc được khai thác từ lâu đời, đồng bằng phía Nam mới khai thác về sau này. 3. Những hậu quả của sự phân bố dân cư không đều và chưa hợp lí. 6 - Gây ra nhiều khó khăn cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn LĐ về việc khai thác hợp lí tài nguyên có ở mỗi vùng. + Ở đồng bằng người LĐ thiếu việc làm. + Miền núi thiếu LĐ để khai thác những tiềm năng của tài nguyên thiên nhiên. - Do sự phân bố chênh lệch giữa các ngành KT ở thành thị và nông thôn, đại bộ phận LĐ hoạt động trong ngành nông nghiệp với năng suất không cao. 4. Chiến lược Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng DS, tuyên truyền các chính sách, pháp luật về DS và kế hoạch hóa gia đình XD chính sách chuyển cư phù hợp nhằm thúc đẩy sự phân bố dân cư, LĐ giữa các vùng XD quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu DS nông thôn và thành thị XK LĐ, đào tạo người LĐ XK có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp Phát triển CN ở trung du, miền núi, nông thôn Câu 2 Cơ cấu ngành KT trong GDP có sự chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH nhưng tốc độ còn chậm: Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I, khu vực III tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định Trong khu vực I: Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. Trong ngành nông nghiệp tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt. Trong khu vực II: Tăng tỉ trọng ngành CNCB, giảm tỉ trọng ngành CNKT. Trong cơ cấu sản phẩm : tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng tốt, giá cả phù hợp, giảm tỉ trọng các loại SP có chất lượng TB và không phù hợp với thị trường và XK. Như vậy khu vưc II chuyển dịch theo ngành SX và đa dạng hóa SP. Trong khu vực III tăng trưởng trong lĩnh vực kêt cấu hạ tầng và phát triển đô thị. Các loại hình dịch vụ: VT, Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ… phát triển nhanh Câu 3. 1. Vẽ biểu đồ . - Biểu đồ tròn - Vẽ đúng tỉ lệ các thành phần KT vào 2 thời điểm 1995; 2002. - Ghi chú các thành phần KT. Nội dung biểu đồ biểu thị 2. Nhận xét xu hướng chuyển dịch - Từ năm 1995 đến 2002, thành phần KT nước ta đã có sự đa dạng nhưng tỉ lệ đóng góp của các thành phần KT ở nước ta khác nhau: + Năm 1995, khu vực KT Nhà nước chiếm vị trí chủ đạo, đóng góp đến 40,2% giá trị tổng sản phẩm quốc dân, theo sau là khu vực KT cá thể 36,0%, KT tập thể, KT tư nhân còn nhỏ (<10%), khiêm tốn nhất là khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đạt 6,3%. + Năm 2002, cơ cấu các thành phần KT đã có bước điều chỉnh hợp lí: khu vực KT Nhà nước và khu vực KT cá thể giảm tương đối nhưng vẫn đóng vai trò then chốt, lần lượt còn 38,4% và 31,6%. Thành phần KT tập thể và tư nhân có giảm và vẫn ở mức dưới 10%. Riêng khu vực KT có vốn nước ngoài tăng nhanh gấp đôi từ 6,3 lên 13,7%. 3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động Nền KT nước ta hiện nay là nền KT nhiều thành phần: - Khu vực KT Nhà nước thường là những ngành then chốt, cơ bản nên được Nhà nước hỗ trợ để ổn định và kiểm soát thị trường. - Khu vực KT cá thể vẫn là khu vực KT thiết yếu, thông thường là các ngành CN nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng trong nhân dân. Nhờ tính chất năng động và nhạy bén nên KT cá thể vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được phát huy. - KT tập thể và tư nhân do đang trên quá trình cơ cấu lại vì vậy tốc độ phát triển không cao. 7 - KT có vốn nước ngoài nhờ công nghệ tiên tiến, nguồn vốn dồi dào, kinh nghiệm quản lí tốt nên tăng tốc phát triển mạnh. - Trong cơ cấu các thành phần KT đang có sự chuyển dịch từ khu vực Nhà nước sang khu vực ngoài quốc doanh, như vậy phù hợp với quá trình nước ta chuyển sang nền KT thị trường. Câu 4: ĐBSH có DS đông (19.577.944 người (2009), MĐ DS cao nhưng trong điều kiện nền KT hiện nay đây là vấn đề nan giải -nhất là ở khu vực thành thị Nằm trong vùng có KH nhiệt đới ẩm gió mùa nên chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai: Bão, lũ lụt, hạn hán … Tài nguyên thiên nhiên không thật phong phú nhưng sử dụng chưa hợp lý. Nhiều tài nguyên bị khai thác qúa mức: đất, nước… Thiếu nguyên liệu để phát triển CN Chuyển dịch cơ cấu KT còn chậm, chưa phát huy hết các thế mạnh của vùng. ĐỀ 4 I.PHẦN CHUNG TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I: (3,0 điểm) 1.Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta. 2.Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm ở nước ta Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I ( O C) Nhiệt độ trrung bình tháng VII ( O C) Nhiệt độ trung bình năm Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 a.Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ nước ta từ Bắc vào Nam. b.Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó. Câu II: (2.0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990-2005 (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1996 1998 2000 2005 Giá trị xuất khẩu 2,4 7,3 9,4 14,5 32,4 Giá trị nhập khẩu 2,8 11,1 11,5 15,6 36,8 1. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 1990-2005.(?) 2. Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét tình hình xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990- 2005. Câu III: (3,0 điểm) Trình bày các thế mạnh và hạn chế của vùng đồng bằng sông Cửu Long. II. PHẦN RIÊNG (2,0 ĐIỂM) Câu IV: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 8 1.Kể tên các vùng du lịch, các trung tâm du lịch lớn nhất và các trung tâm du lịch quan trọng khác ở nước ta. 2.Kể tên các sản phẩm chuyên môn hóa của vùng duyên hải Nam Trung Bộ. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 I.PHẦN CHUNG TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I:(3,0 điểm) 1.Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta. - Khí hậu: nhờ biển Đông mà khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.(0,5đ) - Địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, các đảo ven bờ và những rạn san hô…(0,5đ) - Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hst rừng ngập mặn, hst trên đất phèn, hst rừng trên các đảo cũng rẩt đa dạng và phong phú.(0,5đ) 2a. Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ nước ta từ Bắc vào Nam. - Nhiệt độ trung bình tháng I và nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm có sự chênh lệch, theo chiều hướng tăng dần từ Bắc vào Nam: Lạng Sơn 13,3 O C, TP.Hồ Chí Minh 25,8 O C. (0,25đ) - Nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các địa điểm ít có sự chênh lệch.(0,25đ) 2b. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam: - Có sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam ở nước ta, vì càng gần Xích đạo thì bề mặt Trái Đất càng nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn hơn do góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn hơn và khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh dài hơn.(0,25đ) - Tháng I, chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rõ rệt vì miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.(0,25đ) - Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt. (0,25đ) - Ở TP.HCM, nhiệt độ trung bình thángVII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn.(0,25đ) Câu II.(2,0 điểm) Vẽ biểu đồ và nhận xét. II.1 Vẽ biểu đồ. ( 1,5 đ) - Vẽ biểu đồ đường, gồm 2 đường biểu diễn trên cùng một hệ trục tọa độ: một đường biểu hiện giá trị xuất khẩu, một đường biểu hiện giá trị nhập khẩu. Khoảng cách giữa hai đường thể hiện cán cân xuất nhập khẩu. - Phải đúng khoảng cách năm, có ghi số liệu, có chú giải, có tên biểu đồ. - Nếu thiếu một trong các yêu cầu trên thì trừ mỗi ý 0,25đ. - Nếu vẽ được một đường và đủ các nội dung thì cho 0,75đ. II.2 Nhận xét (0,5đ) - Giá trị xuất nhập khẩu tăng liên tục và tăng nhanh:xuất khẩu từ năm 1990-2005 tăng 13,5 lần; nhập khẩu từ năm 1990-2005 tăng hơn13 lần.( 0,25đ) - Cán cân xuất nhập khẩu có chuyển biến rõ rệt. Trước 1992: nhập siêu. Năm 1992: cán cân XNK cân đối-> Xuất siêu.Từ sau 1992 đến nay vẫn nhập siêu nhưng về bản chất khác so với thời kỳ trước.(0,25đ) 9 Câu III (3,0 điểm) Các thế mạnh và hạn chế của đồng bằng sông Cửu Long. *Thế mạnh (2,0đ) - Đất đai màu mỡ, trong đó đát phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu là loại đất tốt nhất, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.(0,25đ) - Khí hậu cận xích đạo, giàu nhiệt, lượng ánh sáng dồi dào, lượng mưa và độ ẩm lớn.Tổng số giờ nắng 2200- 2700 giờ.Lượng mưa trung bình 1300-2000mm.Thời tiết ít biến động. (0,25đ) - Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho thủy lợi, giao thông, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt.(0,25đ) - Tài nguyên sinh vật phong phú.Có diện tích rừng tràm và rừng ngập mặn lớn nhất cả nước, động vật có giá trị hơn cả là cá và chim.(0,25đ) - Tài nguyên biển hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và các hải sản quý khác, có hơn nửa triệu ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản.(0,25đ) - Khoáng sản: chủ yếu là than bùn,vật liệu xây dựng, ngoài ra còn có dầu khí ở thềm lục địa. (0,25đ) * Hạn chế (1,0đ) - Mùa khô kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền vào mùa khô, ngập úng vào mùa mưa. - Việc cải tạo đất gặp khó khăn do thiếu nước trong mùa khô - Diện tích đất phèn, đất mặn lớn. - Tài nguyên khoáng sản hạn chế. II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm). 1. Các vùng du lịch, các trung tâm du lịch lớn nhất và các trung tâm du lịch quan trọng khác ở nước ta.(1,0đ) - Ba vùng du lịch: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. - Các trung tâm du lịch lớn nhất: Hà Nội, TP.HCM, Huế- Đà Nẵng. - Các trung tâm du lịch quan trọng khác: Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ… 2.Kể tên các sản phẩm chuyên môn hóa của vùng duyên hải Nam Trung Bộ (1,0 điểm) - Lúa, cây công nghiệp hàng năm ( mía, thuốc lá…), cây công nghiệp lâu năm ( dừa…) - Bò, lợn, thủy sản… Đề 5 I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I: (3,0 điểm) 1.Hãy trình bày hoạt động của gió mùa mùa đông (gió mùa đông bắc) ở nước ta. 2.Cho bảng số liệu: Tình trạng việc làm phân theo vùng ở nước ta năm 1996. (Đơn vị: nghìn người) VÙNG Lực lượng lao động Số người chưa có việc làm thường xuyên Cả nước 35886 965,5 Trung du- miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng 6433 7383 87,9 182,7 10 [...]... khăn trong phát triển lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ: -Thi u cơ sở vật chất, máy móc… - Thi u vốn - Thi u lực lượng quản lý - Cháy rừng 2 Hướng giải quyết trong việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ: - LN: Khai thác đi đôi với tu bổ, bảo vệ và trồng rừng - NN: Giải quyết các vấn đề lương thực Mở rộng thị trường và CNCB - Ngư nghiệp: Đầu tư trang thi t bị và đánh bắt xa bờ (1,0đ) ( 1,0đ) ( 1,0đ)... gió mùa xích đạovới cây họ dầu và Sinh vật nhiều loài thú lớn,ven biển, rừng ngập mặn phát triển Giàu than,sắt Sắt Bôxit ở Tnguyên, TN khoáng sản ,thi c,vonfram….,dầu ,đồng,apatt,crôm ,thi c… các mỏ dầu khí ở khí vùng thềm lục địa Câu II: 1 Nhận xét: CN năng lượng phân bố không đều: -CN khai thác than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh,khai thác dầu khí ngoài thềm lục địa vùng Đông Nam Bộ -Nhiệt điện ở... như:vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội… ĐỀ 12: I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH(8Đ) Câu I(3đ) 1 nêu đặc điểm thi n nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam của nước ta? 2 Dựa vào bảng số liệu dưới đây Biên độ Nhiệt độ trb Nhiệt độ trb Nhiệt độ trb Biên độ nhđộ Địa điểm nhđộ tuyệt năm(0c) tháng lạnh(0c) tháng nóng(0c) trb năm(0c) đối(0c) 28.9(tháng Hà Nội 23.5 16.4(tháng I) 12. 5... ) - Quy định đặc điểm cơ của thi n nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển 17 - Làm cho nước ta có TN khoáng sản và tài nguyên sinh vật phong phú - ạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên, hình thành các vùng tự nhiên -Là một nguyên nhân khiến nước ta có nhiều thi n tai 2.Trình bày mối quan hệ giữa đầu tư nước ngoài với vấn đề việc làm ở nước ta (1,0đ)... có diện tích lớn nhất cả tiêu ,điều…),cây cận nhiệt nước như chè II.PHẦN RIÊNG(DÀNH CHO CT CHUẨN) (2đ) Câu IV -Cả 3 vùng đều hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí , ĐKTN và KT-XH,vì thế mà các chỉ số kinh tế của 3 vùng đều cao -Tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả 3 vùng đều cao hơn mức bình quân của cả nước.Giữa 3 vùng tốc độ tăng trưởng kinh tế không chênh lệch nhiều -Tỉ trọng GDP của cả... thuật lành nghề còn thi u nhiều - Lao động của nước ta nhìn chung còn thi u tác phong công nghiệp, kỹ thuật lao động chưa cao - Lao động phân bố không đều cả về số lượng và chất lượng giữa các vùng và các ngành 13 - Đại bộ phận lao động tập trung ở dồng bằng và hoạt động nông nghiệp.Lao động có trình độ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn Vùng núi và cao nguyên nhìn chung còn thi u lao động, đặc... thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ? II PHẦN RIÊNG (dành cho CT chuẩn)(2đ) Vì sao vấn đề sản xuất lương thự thực phẩm ở nước ta có tầm quan trọng đặc biệt? GỢI Ý TRẢ LỜI ĐỀ 12 I.PHẦN CHUNG( dành cho tất cả thí sinh)(8đ) Câu I 1.Đăc điểm thi n nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam a phần lãnh thổ phía Bắc(từ dãy Bạch Mã trở ra) -Đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm... ngành của từng trung tâm công nghiệp: + Thành phố Hồ Chí Minh + Vũng Tàu,Biên Hòa, Thủ Dầu Một ĐỀ 6 I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0điểm) Câu I (3,0đ) 1.Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta.(2,0đ) 2 Cho bảng số liệu: (KTNT ?) Cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính 12 ( Đơn vị: %) Năm Nông –lâm- thủy sản Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ Hộ khác 2001 80,9 5,8 10,6... 42.7 Cơ cấu GPD % phân theo thành ngành 100 100 100 100 Nông-lâm ngư nghiệp 10.5 12. 6 25.0 7.8 Công nghiệp – xây dựng 52.5 42.2 36.6 59.0 Dịch vụ 37.0 45.2 38.4 33.2 % kim ngạch xuất khẩu so với cả nước 64.5 27.0 2.2 35.5 Phân tích thực trạng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm? GỢI Ý TRẢ LỜI ĐỀ 10 Câu I :Thi n nhiên VN phân hóa thành 3 miền địa lí tự nhiên,đó là: - Miền Bắc và Đông Bắc... vụ phân theo thành phần kinh tế của nước ta Năm 2005 so với năm 1995 Câu III.(3,0đ) 1.Hãy nêu ảnh hưởng của thi n nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp.(1đ) 2 Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ cần được giải quyết bằng cách nảo? Khả năng giải quyết vấn đề này?(2đ) II Phần II (2,0đ) Câu IV: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1.Hãy kể tên . SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KIÊN GIANG ĐỀ CƯƠNG ÔN ĐỊA LÝ 12 TRƯỜNG THPT TÂN HIỆP NĂM 2010 ĐỀ SỐ 1 : Câu 1: Trình bày lịch sử hình thành lãnh thổ nước ta (2đđ) Câu. phát triển của TN nước ta . Chịu sự tác động mạnh mẽ của kì vận động tạo núi Anpơ-Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu. Giai đoạn tiếp tục hoàn thi n các ĐKTN làm cho nước. xuyên xãy ra: Bão, lụt, hạn hán …gây thi t hại về người và tài sản. ĐỀ SỐ 3 Câu 1. Dựa vào ATLAT cho biết nguyên nhân về sự phân bố dân cư ở nước ta là không đều và chưa hợp lí. Việc phân bố như