1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cẩn thận với say nắng ppt

8 265 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 188,68 KB

Nội dung

Cẩn thận với say nắng Cả nước đã phải hứng chịu đợt nắng nóng gay gắt nhất từ đầu mùa hè đến nay. Với kiểu thời tiết này, say nắng hay cảm nắng là hiện tượng diễn ra phổ biến với những ai thường xuyên tiếp xúc và làm việc ngoài trời trong thời gian dài. Say nắng là hiện tượng xảy ra phổ biến trong những ngày nắng nóng khắc nghiệt nhưng lại có rất nhiều người xem thường hiện tượng này. Bác sĩ Phạm Mạnh Thân - khoa hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Xanh Pôn khẳng định: say nắng là một biểu hiện cấp cứu, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong nếu bị nặng hoặc không được xử lý đúng cách, kịp thời. Say nắng là hiện tượng trúng nóng, trúng nắng do phơi mình quá lâu dưới ánh sáng mặt trời hoặc nơi nhiệt độ quá cao. Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao hoặc lao động thể lực nặng nhọc, cơ thể sẽ thải bớt nhiệt. Sự thải nhiệt của cơ thể chủ yếu bằng cách khuyếch tán, dẫn truyền nhiệt qua da và bay hơi mồ hôi trên da. Như vậy da là bộ phận chống nóng quan trọng. Nếu gặp điều kiện bất lợi cho sự khuếch tán, dẫn truyền và bốc hơi (trời đứng gió, không khí không lưu thông, độ ẩm không khí cao ) rất dễ xảy ra cảm nắng, say nắng. Say nóng thường gặp vào buổi xế chiều, có nhiều tia hồng ngoại, còn say nắng hay gặp vào lúc giữa trưa, khi trời nắng gay gắt, có nhiều tia tử ngoại. Say nắng thường nặng hơn say nóng, thậm chí có thể gây tử vong. Triệu chứng của bệnh say nắng Bất cứ ai tiếp xúc thường xuyên và lâu dưới nắng gắt (nhất là lúc trưa) đều có thể bị say nắng. Đối với trẻ sơ sinh khi bị say nắng thì tình trạng mất nước toàn thể cấp, có thể nhanh chóng dẫn tới hôn mê, co giật, dễ gây tử vong. Còn ở người lớn, các triệu chứng xuất hiện mỗi lúc một nặng dần nếu không cứu chữa hoặc cứu chữa không đúng cách. Biểu hiện đầu tiên của say nắng là vã mồ hôi, nhức đầu, khó chịu, mặt đỏ nhừ, cảm giác nghẹt thở, có khi đau bụng, nôn mửa. Sau đó là chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, tiểu tiện ít. Sốt cao có khi lên tới 42-44 0 . Da niêm mạc khô kèm theo trụy mạch, tình trạng người bệnh li bì, giãy giụa, lẫn lộn, mê sảng, cuối cùng là hôn mê, co giật. Trong say nắng bệnh cũng có thể nặng ngay từ đầu, người bệnh sốt rất cao 43-44 0 , có nhiều dấu hiệu thương tổn thần kinh rất rõ, có thể hồi phục hoặc khó hồi phục, có thể tụ máu dưới màng cứng và trong não. Các thương tổn thần kinh hay xảy ra ở người có xơ vữa động mạch. Có những trường hợp bệnh xuất hiện rất đột ngột, người bệnh đang làm việc ngất đi, ngã tại chỗ, co giật, mê man Đây là những trường hợp rất nặng, nếu không được cấp cứu nhanh chóng và có hiệu quả thì rất dễ tử vong. Cách xử trí khi bị say nắng Gặp hiện tượng cảm nắng, say nắng nhẹ bệnh nhân cần được vào nghỉ ở nơi thoáng mát, tìm cách hạ nhiệt bằng cách bớt quần áo, nới thắt lưng hay các dây áo lót, bỏ tất cả những thứ gì cản trở cho sự hô hấp, tuần hoàn. Bệnh nhân cần được quạt nhẹ và chườm mát khắp cơ thể (dùng khăn thấm nước lạnh). Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần được uống nước oresol hoặc nước lạnh pha đường hoặc muối, nước chè đường, nước bột sắn dây, nước chanh quả… Uống một cốc nước chanh là cách sơ cứu nhanh nhất với bệnh nhân say nắng Điều cần chú ý là phải để bệnh nhân nằm nghỉ và theo dõi sức khỏe trong vòng 24 giờ, không nên thấy người bệnh đã dễ chịu lại để tiếp tục làm việc ngoài nắng, rất dễ bị say nắng lại và lần sau sẽ nặng hơn lần trước. Nếu đã làm các thao tác trên mà thân nhiệt bệnh nhân không giảm, triệu chứng nặng hơn thì phải đưa đến bệnh viện, trên đường đi vẫn phải dùng khăn ướt để lau da. Ngoài nhân dân ta có nhiều bài thuốc kinh nghiệm chữa cảm nắng, say nắng tốt. Chúng ta có thể sử dụng một trong những bài thuốc đơn giản sau: Bài 1: Lá hương nhu tươi 50g (khoảng 1 nắm), muối ăn 1g. Cách dùng: Rửa sạch hương nhu, cho muối vào, giã nát, cho vào 150ml nước đun sôi để nguội, nghiền kỹ, dùng vải thưa sạch lọc vắt lấy nước uống cả một lần. Trẻ em tùy tuổi mà uống ít đi. Sau đó 2-3 giờ, nếu bệnh nhân còn mệt, còn khát nước, cho uống thêm một lần nữa. Bài 2: Lá tre tươi 30g, lá hương nhu tươi 30g, gừng tươi 3 lát. Cách dùng: Tất cả đem rửa sạch, cho vào ấm sắc với 300ml nước còn 200ml, cho bệnh nhân uống cả một lần. Trẻ em tùy tuổi mà giảm liều lượng. Bài 3: Lá tre tươi 12g, hương nhu tươi 16g, rau má tươi 12g, củ sắn dây 12g. Cánh dùng: Tất cả rửa sạch, cho vào ấm, sắc với 300ml nước lấy một nửa. Người lớn uống cả một lần, ngày uống hai lần. Trẻ em tùy tuổi uống ít hơn. Phòng bệnh say nắng như thế nào? Cần đội mũ rộng vành khi đi dưới trời nắng Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, mùa hè năm 2009 sẽ có hơn 10 đợt nắng nóng kéo dài và đây mới là đợt nắng nóng đầu tiên. Chúng ta không thể kiểm soát được thời tiết nhưng có thể phòng ngừa và tự xây dựng cho mình kế hoạch chăm sóc và tăng cường sức khỏe để chống đỡ tốt với khí hậu khắc nghiệt, quan trọng nhất là duy trì chế độ sinh hoạt khoa học. Cụ thể, với người cao tuổi tập thể dục buổi sáng không nên ở ngoài trời nắng quá lâu, không nên về quá muộn khi ánh nắng đã chói chang. Hằng ngày nên ăn nhiều rau, quả, uống vitamin để tăng sức đề kháng, đặc biệt cần uống đủ lượng nước cần thiết, từ 1,2 - 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể chống đỡ với nắng nóng. Nên mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi như vải cotton; khi ra ngoài trời nên đội nón, mũ rộng vành, mang theo ô; với người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh thì cần uống thuốc đều đặn, chú ý theo dõi sức khỏe, nếu có những bất thường cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. . Cẩn thận với say nắng Cả nước đã phải hứng chịu đợt nắng nóng gay gắt nhất từ đầu mùa hè đến nay. Với kiểu thời tiết này, say nắng hay cảm nắng là hiện tượng diễn ra phổ biến với. xảy ra cảm nắng, say nắng. Say nóng thường gặp vào buổi xế chiều, có nhiều tia hồng ngoại, còn say nắng hay gặp vào lúc giữa trưa, khi trời nắng gay gắt, có nhiều tia tử ngoại. Say nắng thường. nặng hơn say nóng, thậm chí có thể gây tử vong. Triệu chứng của bệnh say nắng Bất cứ ai tiếp xúc thường xuyên và lâu dưới nắng gắt (nhất là lúc trưa) đều có thể bị say nắng. Đối với trẻ sơ

Ngày đăng: 10/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN