1. Trang chủ
  2. » Tất cả

baocaokinhtequocte

20 554 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

NHÓM 9 GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung A. LỜI MỞ ĐẦU Có thể nói, từ khi gia nhập vào ASEAN và AFTA, Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội hơn để bước vào những sân chơi quốc tế mang tinh tầm cỡ, điển hình là WTO. Gia nhập ASEAN - AFTA, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam còn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của một quốc gia đang phát triển. Tìm hiểu về ASEAN và AFTA, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn nữa về quá trình hội nhập của Việt Nam vào hai tổ chức này. B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: ASEAN Giới thiệu chung về ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. ASEAN có diện tích hơn 4.5 triệu km 2 với dân số tới nay là hơn 570 triệu người bao gồm 10 quốc gia: Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia. Các nước ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hiện nay đang đứng hàng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản như: cao su (90% sản lượng cao su thế giới), thiếc và dầu thực vật (90%), gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%), cũng như gạo, đường dầu thô, dứa . Công nghiệp của ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu dùng. Những sản phẩm này được xuất khẩu với khối lượng lớn và đang thâm nhập một cách nhanh chóng vào các thị trường thế giới. Với GDP tổng cộng khoảng hơn 1000 tỷ USD và tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 350 tỷ USD, ASEAN đến nay vẫn là điểm sáng của kinh tế thế giới và được coi là tổ chức khu vực thành công nhất của các nước đang phát triển. I. Vài nét về sự ra đời của ASEAN . ASEAN ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh nóng ở Đông Dương và chiến tranh lạnh trên thế giới. Để đối phó với các thách thức này, xu hướng co cụm lại trong một tổ chức khu vực với một hình thức nào đó để tăng cường sức mạnh bản thân đã xuất hiện và phát triển trong các nước thành viên tương lai của ASEAN. Trước ASEAN, ở Đông Nam Á đã có một vài tổ chức khu vực ra đời và tồn tại được một thời gian ngắn hoặc đã manh nha hình thành như: Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) ra đời 1961 gồm Thái Lan, Tìm hiểu về ASEAN - AFTA Trang 1 NHÓM 9 GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung Philippines và Malaysia; tổ chức MAPHILINDO ra đời 1963 gồm Malaysia, Philippines và Inđônêxia. Ngày 8-8-1967, ASEAN chính thức được thành lập tại Bangkok, Thái Lan (bởi tuyên bố Bangkok), đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực. Năm quốc gia thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines. Hiện nay, tổ chức này gồm 10 quốc gia thành viên được liệt kê theo ngày gia nhập: Các quốc gia sáng lập (8-8-1967): ∗Cộng hoà Indonesia ∗Liên bang Malaysia ∗Cộng hoà Philippines ∗Cộng hoà Singapore ∗Vương quốc Thái Lan Các quốc gia gia nhập sau: ∗Vương quốc Brunei: 8-1-1984 ∗CHXHCN Việt Nam: 28-7-1995 ∗CHDCND Lào: 23-7-1997 ∗Liên bang Myanma: 23-7-1997 ∗Vương quốc Campuchia: 30-4-1999 Hai quan sát viên và ứng cử viên: ∗Papua Tân Guinea: quan sát viên của ASEAN. ∗Đông Timo: ứng cử viên của ASEAN. Trụ sở ASEAN đặt tại Jakata – Indonesia. II. Mục tiêu của tổ chức - Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực trên tinh thần bình đẳng hợp tác, nhằm hướng đến một Đông Nam Á hoà bình thịnh vượng. - Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc pháp luật trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của hiến chương Liên Hợp Quốc. Tìm hiểu về ASEAN - AFTA Trang 2 NHÓM 9 GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung - Thúc đẩy sự cộng tác tích cực, giúp đỡ lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học – kỹ thuật và hành chính bằng nhiều hình thức như đào tạo, cung cấp phương tiện nghiên cứu, trang thiết bị… - Mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về buôn bán hàng hoá giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân. - Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á, duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực khác, nhất là các tổ chức và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự như ASEAN. III Nguyên tắc hoạt động  Nguyên tắc về quan hệ song phương và đa phương: Tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào nội bộ của nhau, tiến tới tuân thủ các quy định chung trong “Hiến chương ASEAN”. Hiến chương này được xem là Hiến pháp của toàn khối.  Trong quan hệ với nhau: các thành viên của khối đều tuân theo 6 nguyên tắc chính được nêu lên trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Ba-li), kí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ I tại Ba-li năm 1976:  Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các nước;  Quyền của các quốc gia được lãnh đạo hoạt động của đất nước mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;  Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;  Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện;  Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực;  Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.  Nguyên tắc điều phối hoạt động trong Hiệp hội:  Nguyên tắc nhất trí: một quyết định được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua.  Nguyện tắc bình đẳng: bình đẳng trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia sẻ quyền lợi. Mặt khác, ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên: chủ tọa và địa điểm các cuộc họp được chia đều cho các nước thành viên  Nguyên tắc 6-X: hai hay một số thành viên ASEAN có thể xúc tiến thực hiện trước các dự án ASEAN nếu các nước còn lại chưa sẵn sàng tham gia, không cần đợi tất cả cùng thực hiện. Tìm hiểu về ASEAN - AFTA Trang 3 NHÓM 9 GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung IV. Cơ cấu tổ chức Bộ máy hoạt động của ASEAN được qui định như sau: 1. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN (ASEAN Summit). 2. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting - AMM). 3. Hội nghị B ộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers - AEM). 4. Hội nghị Bộ trưởng các ngành. 5. Các hội nghị Bộ trưởng khác. 6. Hội nghị liên Bộ trưởng. 7. Tổng thư ký ASEAN. 8. Uỷ ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee - ASC). 9. Cuộc họp các quan chức cao cấp (Senior Officials Meeting - SOM). 10. Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials Meeting - SEOM). 11. Cuộc họp các quan chức cao cấp khác. 12. Cuộc họp tư vấn chung (Joint Consultative Meeting - JCM). 13. Các cuộc họp của ASEAN với các bên đối thoại. V. Hi ến chương ASEAN Đây là một dạng hiến pháp dùng cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Và lần đầu tiên sau 40 năm kể từ ngày thành lập, Hiến chương ASEAN đã được các nhà lãnh đạo 10 nước ASEAN kí kết ngày 20-11-2007 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 diễn ra tại Singapore. Bản Hiến chương này đặt nền móng về pháp lý cho quá trình vận hành của hiệp hội. Và việc ký kết bản Hiến chương được coi là bước tiến lớn tới việc thể chế hóa cuộc "hội nhập sâu" của khối khi đưa ra những cơ sở pháp lý về trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi thành viên, định hướng quan hệ với các đối tác bên ngoài… Hiến chương ASEAN với 13 chương 55 điều nhằm vào 3 trụ cột chính là kinh tế, an ninh - chính trị và văn hóa - xã hội sẽ là khung thể chế để các nước trong ASEAN hợp tác hiệu quả cho mục đích hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung không chỉ của khối ASEAN, mà cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương và cộng đồng quốc tế. Nội dung tóm lược của Hiến chương:  Duy trì khu vực ASEAN không có vũ khí hạt nhân. Tìm hiểu về ASEAN - AFTA Trang 4 NHÓM 9 GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung  Tạo ra thị trường chung, thống nhất có khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ và đầu tư tự do lưu thông.  Tăng cường dân chủ, thiết lập cơ quan giám sát về nhân quyền.  Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ các nước thành viên.  Không can thiệp vào công việc nội bộ.  Tăng cường phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, tài nguyên và các di sản văn hóa.  Phát triển nguồn nhân lực qua hợp tác giáo dục… Hiến chương ASEAN cũng phê chuẩn lá cờ của ASEAN gồm bốn màu: xanh da trời, đỏ, trắng, vàng, thể hiện bốn màu chủ đạo trên quốc kỳ của các nước thành viên ASEAN. Trong đó, màu xanh da trời biểu hiện cho hoà bình và ổn định. Màu đỏ thể hiện dũng khí và sự năng động. Màu trắng là sự thuần khiết và màu vàng là biểu trưng cho sự thịnh vượng. Bó lúa in trên lá cờ tượng trưng cho ước mơ của các thành viên sáng lập ASEAN về một ASEAN gắn bó bằng tình hữu nghị và đoàn kết… Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực ngày 15/12/2008, 30 ngày sau khi 10 nước thành viên nộp lưu chiểu Văn kiện phê chuẩn lên Tổng thư kí, ông Surin Pitsuwan. VI. Việt Nam – ASEAN 6.1. Gia nhập Quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam đã khởi động từ năm 1992 khi Việt Nam tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và trở thành quan sát viên của ASEAN. Khi mọi việc hoàn tất, ngày 17-10-1994, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã gửi thư cho Ngoại trưởng Brunei, nước Chủ tịch đương nhiệm Ủy ban thường trực ASEAN (ASC) chính thức đặt vấn đề Việt Nam gia nhập ASEAN. Vượt qua mọi khó khăn trở ngại với sự giúp đỡ của nhiều nước, ngày 28-7-1995 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN. Quốc kỳ Việt Nam đã được kéo lên tại Trung tâm hội nghị Quốc tế tại thủ đô Bandar Seri Begawan, Brunei, đánh dấu việc Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN và mở đầu cho quá trình thống nhất, quy tụ cả 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á vào tổ chức này. 6.2. Những thuận lợi của Việt Nam khi gia nhập ASEAN Tìm hiểu về ASEAN - AFTA Trang 5 NHÓM 9 GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung - Tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các quốc gia thành viên, thúc đẩy xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực, duy trì môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư, tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập, phát triển thuận lợi, nâng cao khả năng cạnh tranh, góp phần hỗ trợ thúc đẩy quá trình cải cách và công cuộc đổi mới. - Thông qua hợp tác ASEAN thúc đẩy thêm quan hệ song phương và đa phương của Việt Nam với các đối tác trong và ngoài khu vực, nhất là các bên đối thoại của ASEAN, góp phần cải thiện và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ với các nước lớn. - Tham gia ASEAN cũng là bước chuẩn bị, tích luỹ kinh nghiệm và tranh thủ sự ủng hộ tích cực nhằm tạo thuận lợi cho Việt Nam tham gia hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng hơn và tham gia hiệu quả các thể chế hợp tác như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Á - Âu (ASEM), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 6.3. Những khó khăn của Việt Nam khi gia nhập ASEAN - Việt Nam phải tuân theo một luật chơi mới mà ở đó có nơi, có chỗ chưa hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của ta. - Việt Nam phải đảm bảo thực hiện tốt các cam kết hội nhập kinh tế khu vực trong bối cảnh có sự khác biệt về cơ cấu kinh tế cũng như cách biệt về trình độ phát triển so với các nước trong ASEAN. - Đòi hỏi Việt Nam phải hết sức nỗ lực để đạt được sự phát triển đồng đều giữa các nước, nếu không sẽ rất dễ bị tụt hậu về kinh tế và bị hoà tan về chính trị. 6.4. Giải pháp  Để tận dụng những thuận lợi: Linh hoạt, mềm dẻo, đảm bảo các vấn đề mang tính nguyên tắc, làm sao duy trì được sự đoàn kết, không gây trở ngại cho sự đồng thuận trong ASEAN. Cụ thể Việt Nam cần nắm vững các nguyên tắc của ASEAN như tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, hợp tác, nhất trí,… để từ đó có phương hướng, cách thức cùng giải quyết những vấn đề của ASEAN một cách tốt nhất, đồng thời giúp Việt Nam hòa nhập được với tất cả các nước thành viên của ASEAN. Tìm hiểu về ASEAN - AFTA Trang 6 NHÓM 9 GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung Gia nhập ASEAN là một cơ hội lớn để Việt Nam thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại cũng như đầu tư. Để tận dụng tốt cơ hội này, điều cần thiết nhất là Việt Nam cần phải cải thiện môi trường đầu tư của mình tốt hơn. Cụ thề là cải cách các thủ tục hành chính, nâng cao năng lực, hiệu lực của các cơ quan công quyền… nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thoải mái, thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam. Gia tăng tiềm lực tài chính bằng cách chủ động kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế như chế biến nông - lâm - thủy sản, may mặc, giày dép, đồ gỗ, thủ công mĩ nghệ… Việt Nam cần chủ động tạo mối quan hệ với các đối tác của mình bằng việc tổ chức nhiều chuyến công du của lãnh đạo Việt Nam sang các nước bạn, đặc biệt là các nước thành viên ASEAN. Như thế, vừa tạo mối quan hệ song phương, đa phương tốt đẹp, vừa tranh thủ sự ủng hộ của họ khi Việt Nam có cơ hội tham gia vào các tổ chức khác trên thế giới. Không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiêm từ các nước thành viên trong mọi lĩnh vực, tạo tiền đề cho Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế ngoài khối thuận lợi hơn.  Để đối phó những thách thức: Rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước về mọi mặt, đặt biệt là về kinh tế, khoa học kĩ thuật bằng cách tiếp nhận công nghệ hiện đại, kĩ thuật tiên tiến từ các nước có chọn lọc, đồng thời đầu tư, nghiên cứu thêm để đảm bảo sự phát triển của đất nước. Gia nhập ASEAN, Việt Nam luôn phải kiên định, giữ vững lập trường của mình đặc biệt là về chính trị. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh phổ biến các giá trị văn hoá tốt đẹp của Việt Nam cả truyền thống lẫn hiện đại đến bạn bè thế giới cũng rất cần thiết. Cụ thể, chúng ta có thể thông qua việc tổ chức các cuộc thi sắc đẹp, các buổi giao lưu văn hóa nghệ thuật (điển hình như các cuộc thi hoa hậu, cuộc thi bắn pháo hoa nghệ thuật…) để mọi người biết đến Việt Nam nhiều hơn. Điều này đòi hỏi ngành dịch vụ vụ du lịch phải nỗ lực hết mình. Song song đó, Việt Nam cũng cần phải tôn trọng và học hỏi những nét văn hoá khác của các nước trong và ngoài khu vực… Tìm hiểu về ASEAN - AFTA Trang 7 NHÓM 9 GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung 6.5. Những đóng góp của Việt Nam trong ASEAN Từ khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN tháng 7-1995, Việt Nam đã tham gia tích cực, chủ động và có nhiều đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN. - Góp phần tích cực thúc đẩy các nước Lào, Mianma và Campuchia tham gia vào ASEAN, hình thành một khối ASEAN thống nhất, quy tụ tất cả 10 quốc gia ở Đông Nam Á. - Hội nghi cấp cao ASEAN lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội (12/1998) là một thành công lớn. Dưới tiêu đề “Xây dựng ASEAN thành cộng đồng các quốc gia phát triển bền vững, đồng đều và hợp tác”, Hội nghị đã thông qua Chương trình hành động Hà Nội, được coi là văn kiện nền tảng, xác định những trọng tâm hoạt động của ASEAN trong thập kỉ đầu của thế kỉ XXI, thể hiện một cách cụ thể những ý tưởng của văn kiện Tầm nhìn 2020. - Cộng đồng ASEAN được xây dựng trên ba trụ cột chính: Cộng đồng văn hóa - xã hội, Cộng đồng chính trị - an ninh và Cộng đồng kinh tế + Cộng đồng chính trị - an ninh: trên tinh thần đặt lợi ích khu vực ở vai trò quan trọng, không cao hơn lợi ích quốc gia nhưng ở tầm cao nhất định, Việt Nam tích cực cùng các nước bàn bạc và tìm kiếm các hình thái, bước đi phù hợp xây dựng cộng đồng này. + Cộng đồng kinh tế: Việt Nam đã tham gia tích cực và thực hiện đầy đủ các cam kết về liên kết kinh tế khu vực trên nhiều lĩnh vực, kể cả trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, góp phần làm cho ASEAN dần trở thành một thực thể kinh tế thống nhất, ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với đầu tư và kinh doanh nước ngoài. Đặc biệt, Việt Nam đã tích cực thúc đấy hợp tác ASEAN về thu hẹp khoảng cách phát triển, thông qua thực hiện Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI), Chương trình hợp tác Mê Công và Hành lang Đông - Tây. + Cộng đồng văn hóa - xã hội: Việt Nam đã đề xuất xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN, nhằm mục tiêu đưa ASEAN trở thành một “cộng đồng các xã hội đùm bọc và chia sẻ lẫn nhau”. - Quan hệ đối ngoại: Việt Nam đã góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ đối ngoại của ASEAN, nhất là sự hợp tác với các bên đối thoại, trong đó Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ điều phối viên trong quan hệ đối thoại với một số nước Nga, Mỹ, Austraylia Tìm hiểu về ASEAN - AFTA Trang 8 NHÓM 9 GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung và Canađa. Việt Nam cũng có những đóng góp tích cực trong việc định hướng phát triển của nhiều tiến trình hợp tác khu vực do ASEAN khởi xướng và giữ vai trò chủ đạo như ASEAN+3, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), góp phần thúc đẩy xu thế đối thoại và hợp tác vì phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương. - Gần đây nhất, Việt Nam đã cùng các nước trong khu vực ASEAN phê chuẩn Hiến chương ASEAN, góp phần phát triển ASEAN ngày càng lớn mạnh… CHƯƠNG II: AFTA Giới thiệu chung về AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area viết tắt là AFTA) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0 - 5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. Sáng kiến về AFTA vốn là của Thái Lan. Sau đó hiệp định về AFTA được ký kết vào năm 1992 tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (gọi chung là CLMV) được yêu cầu tham gia AFTA khi được kết nạp vào khối này. I. Vài nét v ề sự ra đời của AFTA: Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi trong môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước ASEAN đứng trước những thách thức lớn không dễ vượt qua nếu không có sự liên kết chặt chẽ hơn và những nỗ lực chung của toàn Hiệp hội, những thách thức đó là : Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong ASEAN ngày càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong nước cũng như quốc tế. Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt như EU, NAFTA sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho hàng hoá ASEAN khi thâm nhập vào những thị trường này. Những thay đổi về chính sách như mở cửa, khuyến khích và dành ưu đãi rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nga và các nước Đông Âu đã Tìm hiểu về ASEAN - AFTA Trang 9 NHÓM 9 GVHD: Đặng Thị Mỹ Dung trở thành những thị trường đầu tư hấp dẫn hơn ASEAN, đòi hỏi ASEAN vừa phải mở rộng về thành viên, vừa phải nâng cao hơn nữa tầm hợp tác khu vực. Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết định thành lập một “Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN” (gọi tắt là AFTA). Đây thực sự là bước ngoặt trong hợp tác kinh tế ASEAN ở một tầm mức mới. II. Mục tiêu của AFTA: AFTA được thành lập nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế sau: - Tự do hoá thương mại trong khu vực bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế quan trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các rào cản phi quan thuế. Điều này sẽ khiến cho các Doanh nghiệp sản xuất của ASEAN càng phải có hiệu quả và có khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. Đồng thời, người tiêu dùng sẽ mua được những hàng hoá từ những nhà sản suất có hiệu quả và chất lượng trong ASEAN, dẫn đến sự tăng lên trong thương mại nội khối. - Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo ra một khối thị trường thống nhất, rộng lớn hơn. - Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi, đặc biệt là với sự phát triển của các thỏa thuận thương mại khu vực cũng như trên thế giới. III. Hi ệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT - AFTA) 3.1. Các Quy định chung của Hiệp định CEPT: Để thực hiện thành công “Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN”, các nước ASEAN cũng trong năm 1992, đã ký Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff), gọi tắt là CEPT. CEPT là một thoả thuận chung giữa các nước thành viên ASEAN về giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN xuống còn từ 0 - 5%, đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi quan thuế trong vòng 10 năm, bắt đầu từ 1-1-1993 và hoàn thành vào 1-1-2003. (Đây là thời hạn đã có sự đẩy nhanh hơn so với thời hạn ký Hiệp định ban đầu: từ 15 năm xuống còn 10 năm). Nói đến vấn đề xây dựng “Khu vực mậu dịch tự do ASEAN” là nói tới việc thực hiện Hiệp định chung về thuế quan và phải hoàn thành 3 vấn đề chủ yếu, không tách rời dưới đây: Tìm hiểu về ASEAN - AFTA Trang 10 123doc.vn

Ngày đăng: 04/03/2013, 11:50

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w