Kiến thức lớp 12 “Chiếc thuyền ngoài xa” –Nguyễn Minh Châu-phần10 pdf

27 604 0
Kiến thức lớp 12 “Chiếc thuyền ngoài xa” –Nguyễn Minh Châu-phần10 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kiến thức lớp 12 “Chiếc thuyền ngoài xa” –Nguyễn Minh Châu-phần10 ĐẶC ĐIỂM LỜI NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU (Xét từ góc độ phong cách học) A/Mở đầu: Trong thời kì văn học sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu (1930- 1989) không phải là nhà văn đổi mới đầu tiên nhưng lại là một trong “những nhà văn mở đường tài năng và tinh anh nhất”. Hướng đổi mới trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu thể hiện rõ rệt trên tất cả các phương diện. Về nội dung, Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm của mình đã nới rộng phạm vi hiện thực, bổ sung vào hiện thực quen biết những mảng còn chưa được nói đến hoặc còn né tránh trong văn học thời kì trước đó. Chẳng hạn như tính chất bi kịch và mặt trái của chiến tranh đối với số phận con người, phát hiện về cuộc sống với biết bao nghịch lí, biết bao ngẫu nhiên bất ngờ, những phức tạp, bí ẩn của con người trong cuộc sống thường nhật… Về nghệ thuật, tính đơn giọng, độc thoại đã bị phá vỡ, thay vào đó là tính đa thanh, đối thoại. Lời người kể chuyện dù khách quan hay chủ quan đều không phải là cái nhìn thuần nhất. Tính trữ tình- triết luận của lời kể gắn với kiểu nhân vật tự ý thức… Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu, thể hiện rõ nét những đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975 nói chung và của Nguyễn Minh Châu nói riêng. Tác phẩm là những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và con người. Góp phần đưa thông điệp của nhà văn đến với độc giả một cách tự nhiên, bên cạnh việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống thì đặc điểm lời người kể chuyện được quy định bởi ngôi kể, điểm nhìn cũng có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, việc tìm hiểu đặc điểm lời người kể chuyện trong tác phẩm này ở các tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy ở trường THPT còn sơ lược. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn có thể vận dụng vào công việc giảng dạy của bản thân sau này. B/Nội dung: I/Những vấn đề lí thuyết về lời nói nghệ thuật 1.Phong cách học và phong cách học lời nói Phong cách trong phạm vi ngôn ngữ học theo nghĩa phổ biến nhất chính là đặc trưng của sự lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Như vậy, khái niệm phong cách bao hàm trong nó cả phong cách ngôn ngữ và phong cách lời nói. Khái niệm “phong cách” của phong cách học cũng không hoàn toàn biệt với khái niệm phong cách của nghiên cứu văn học mà có mối liên quan nhất định. Nó bao hàm vấn đề đặc trưng của sự lựa chọn, tổ chức hình thức ngôn từ của văn bản nghệ thuật “Phong cách học là khoa học nghiên cứu đặc trưng phong cách của hệ thống các phương tiện ngôn từ và giá trị của các kiểu lựa chọn, kết hợp những phương tiện này trong các hoàn cảnh giao tiếp nhất định” (4, 401) Phong cách học lời nói là một phạm trù quan trọng của phong cách học. Theo PGS. TS Nguyễn Thái Hòa, “phong cách lời nói là phong cách học lấy lời nói làm đối tượng nghiên cứu của mình, trong đó kể cả các văn bản và văn bản nghệ thuật” (2, 184). Là một bộ phận của phong cách học, phong cách học lời nói không chỉ nghiên cứu lời nói- ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp hàng ngày mà còn nghiên cứu ngôn ngữ viết trong văn bản nói chung, văn bản nghệ thuật nói riêng trong tính đối thoại của nó. 2.Lời nói nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật Theo TS Nguyễn Thị Ngân Hoa trong cuốn Nhập môn ngôn ngữ học thì: “Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương . Trong một tác phẩm văn học cụ thể, ngôn ngữ nghệ thuật được tổ chức theo mục đích thẩm mĩ của chủ thể, xuất hiện trong những hình thức cấu trúc riêng biệt, cụ thể. Ngôn ngữ được vận dụng trong tác phẩm có tính cá thể hóa cao độ, bao gồm nhiều thành phần, kiểu, dạng phụ thuộc vào các nhân tố: chủ thể, người kể, nhân vật, điểm nhìn, giọng điệu….Vì vậy, khi đề cập đến các thành phần trong cấu trúc ngôn ngữ của một văn bản cụ thể, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, thi pháp học sử dụng khái niệm “lời nói”: lời người kể, lời nhân vật, lời đối thoại, lời độc thoại, lời trực tiếp, lời gián tiếp, lời nửa trực tiếp…” (4, 406-407). 3.Các thành phần của lời nói nghệ thuật trong văn xuôi tự sự; đặc điểm lời người kể chuyện: 3.1.Các kiểu và các dạng thức của lời nói nghệ thuật được phân loại chủ yếu theo hai tiêu chí: kết cấu và chức năng. Theo tiêu chí chức năng, lời nói nghệ thuật trong văn xuôi tự sự bao gồm: lời người kể chuyện, lời nhân vật và các kiểu lời trung gian 3.2.Lời người kể chuyện, xét về chức năng tổ chức cốt truyện “là nhân tố cơ bản có chức năng liên kết toàn bộ các kiểu lời nói, các cấu trúc lời nói khác nhau trong tác phẩm” (1, 192), tạo nên quá trình hình thành và phát triển của cốt truyện, đảm bảo cho các biến cố trong tác phẩm diễn ra. Qua đó bộc lộ quan điểm, cách đánh giá của nhà văn về con người và hiện thực được nói tới. Do đó lời kể luôn xuất phát từ những điểm nhìn nhất định, gắn với vấn đề vai kể, giọng kể… Trong văn xuôi tự sự điểm nhìn có khi được di chuyển, vai kể, giọng kể cũng không thuần nhất. Xét về chức năng xây dựng hình tượng, có thể phân loại lời người kể thành lời kể/ lời trần thuật, lời miêu tả, lời trữ tình (lời bình luận trực tiếp). Lời người kể chuyện nếu không nhất trí với khuynh hướng yêu ghét của tác phẩm, tạo thành người tràn thuật không đáng tin cậy. Ngược lại, nếu lời của người trần thuật nhất trí với nhân vật, với tác giả hàm ẩn trong tác phẩm thì người trân thật là đáng tin cậy. 4.Mối quan hệ giữa các thành phần của lời nói nghệ thuật với điểm nhìn, giọng điệu trong văn xuôi tự sự: Các thành phần của lời nói nghệ thuật lien quan mật thiết đến điểm nhìn, giọng điệu, là cơ sở để nhận diện điểm nhìn, giọng điêu. Ngược lại, chính cách lựa chon điểm nhìn và ý đồ thể hiện giọng điệu đã quy định cấu trúc lời nói nghệ thuật trong tác phẩm. II/Đặc điểm lời người kể chuyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. 1.Người kể, vai kể Trong Chiếc thuyền ngoài xa người kể chuyện thuộc ngôi thứ nhất-xưng tôi, đồng thời là nhân vật chính của truyện. Người kể chuyện xuất hiện với tư cách một nghệ sĩ nhiếp ảnh, ngoài ra còn với tư cách “một người lính giải phóng từng mười năm cầm súng”. Với tư cách người nghệ si nhiếp ảnh, người kể chuyện đã kể lại câu chuyện về chuyến đi công tác của mình: Được trưởng phòng giao nhiệm vụ chụp ảnh bổ sung vào bộ lịch một cảnh biển buổi sáng có sương, anh đã đến một vùng biển miền Trung, nơi phong cảnh thật là thơ mộng, còn sương mù vào tháng bảy. Tại đây, sau nhiều ngày phục kích, anh ngẫu nhiên gặp được một cảnh trời cho: “ …trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh của một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”. Trước vẻ đẹp ấy người nghệ sĩ “trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Trong khoảnh khắc đó, anh “tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Nhưng ngay sau cái “khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh đem lại” anh đã chứng kiến một cảnh hoàn toàn đối lập với vẻ đẹp của chiếc thuyền khi còn ở ngoài xa. Bước ra từ chính chiếc thuyền ấy là hai người, một đàn ông và một đàn bà. Sau khi đi đến chiếc xe rà phá mìn trên bãi cát, người đàn ông “trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào người đàn bà, vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống, lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: Chúng mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”.Còn người đàn bà nhẫn nhục cam chịu, không hề kêu một tiếng, cũng không tìm cách trốn chạy. Tất cả mọi việc khiến “tôi kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Tiếp sau đó là cảnh đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh bố. Lão đàn ông ‘dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã xuống cát. Rồi lão lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền. Người đàn bà sau khi có những cử chỉ như van xin đứa con cũng đuổi theo gã đàn ông, trở lại thuyền. Phía sau họ, “tôi và thằng bé đứng trơ giữa bãi xe tăng hỏng” với ánh mắt ngơ ngác. “Như trong câu chuyện cổ tích đầy quái đản, chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”. Lần thứ hai chứng kiến cảnh gã chồng vũ phu hành hạ người đàn bà, dường như bản chất người lính từng chiến đấu vì chính nghĩa đã khiến anh không thể làm ngơ, không thể đứng ngoài với thái [...]... những hình ảnh mang tính biểu tuợng: “Chiếc thuyền ngoài xa” với vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích” không chỉ là một hình ảnh cụ thể mà còn là biểu tượng cho vẻ đẹp của cuộc sống khi người nghệ sĩ tiếp cận nó ở cự li, khoảng cách xa”- xa ở đây không đơn thuần về mặt không gian, địa lí Tất cả những nghịch lí mà Phùng chứng kiến đều có liên quan đến chiếc thuyền ngoài xa ấy là một trong muôn vàn những... giọng kể: “Thường thường mỗi thuyền là một gia đình, ngoài thuyền lớn còn vài chiếc mủng để đi lại Cuộc sống cứ lênh đênh kắp cả một vùng phá nước mênh mông Cưới xin, sinh con đẻ cái, hoặc lúc nhắm mắt cũng chỉ trên một chiếc thuyền Xóm giềng không có Quê hương bản quán cả chục cây số trời nước chứ không cố kết ở vào một khoảng đất nào” Khi kể lại những việc được chứng kiến, người kể chuyện luôn bộc... như hạ thấp xuống và như ngưng đọng lại; giữa trời và nước ấy chỉ có một chiếc thuyền của một gia đình làm nghề vó bè đang tỏa khói bếp giữa phá- chiếc thuyền đứng im như làm bằng các tông dán vào cảnh vật êm ả” Và đây là vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa: “ trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút... vừa là người chứng kiến (và kể lại) vừa là người trực tiếp tham gia vào cuộc đối thoại với chị ta đã dần dần cho anh câu trả lời về những điều nghịch lí mà anh đã chứng kiến Lão chồng vốn là “một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm” nhưng đã trở nên độc ác là vì khổ quá Còn người đàn bà lạy van những người đại diện công lí “đừng bắt con bỏ nó” là vì: “…đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần... chống khi phong ba, để cùng làm ăn nôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dười chục đứa Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như trên đất được”.Câu nói giản di, chân chất của người đàn bà đã có tác động sâu xa tới nhận thức của chánh án Đẩu và cũng là nhận thức của người kể chuyện: “một cái gì vừa vỡ ra trong đầu vị bao công của cái phố huyện vùng biển” thật... như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài .v.v… Có thể thấy tính chủ quan- chân thực của là một đặc điểm nổi bật của truyện ngắn này Bởi các sự kiện trong truyện được kể lại từ chính điểm nhìn chủ quan của người kể, những cảm xúc, suy tư trước cảnh vật thiên nhiên, cuộc sống con người được chính người kể bộc lộ 2.2.Tính khách quan- đáng tin Trong Chiếc thuyền ngoài xa, vai kể ngôi thứ nhất đem lại... những tâm trạng, cảm xúc, chiêm nghiệm: những phát hiện về cuộc sống với bao nghịch lí dẫn đến sự thay đổi suy nghĩ, cách nhìn về cuộc sống của Phùng Trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu nói chung, trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nói riêng chất trữ tình gắn với tính triết luận Tính triết luận có khi thể hiện qua những suy ngẫm có tính chất triết lí được rút ra sau một sự việc nào đó Chẳng hạn,... này tôi có thể đánh ngã bất kì một bức ảnh mô tả phong cảnh biển nên thơ nào từ trước”- tức là hoàn toàn tin vào sự cảm nhận của mình về vẻ đẹp của cuộc sống Nhưng sau khi chứng kiến tất cả những gì liên quan đến chiếc thuyền ngoài xa ấy, sau khi nghe xong câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện, anh không còn giữ cái nhìn ban đầu Hôm đó anh đã xách máy ảnh đi lang thang trên bãi biển đến khuya và... tình- triết luận Lời kể hay tả trong lời người kể chuyện đều thấm đượm chất trữ tình Chất trữ tình thể hiện rất rõ trong lời tả thiên nhiên Những đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của vùng phá nước, của chiếc thuyền ngoài xa là sự phát hiện chất thơ trong những cái tưởng như bình thường, quen thuộc, khơi dậy ở con người “những khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn” Lời kể tái hiện sự việc, con người song việc tái... trong dụng ý nghệ thuật của nhà văn 2.Đặc điểm, tính chất lời người kể chuyện 2.1.Tính chủ quan- chân thực Việc chọn vai kể ngôi thứ nhất, người kể tự kể lại câu chuyện của mình trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa đã mang lại tính chủ quan- chân thực cho lời kể Tính chủ quan- chân thực trước hết bộc lộ trong việc tả thiên nhiên Là nghệ sĩ cho nên người kể chuyện có khả năng phát hiện, cảm nhận những . Kiến thức lớp 12 “Chiếc thuyền ngoài xa” –Nguyễn Minh Châu-phần10 ĐẶC ĐIỂM LỜI NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU (Xét từ góc. vật tự ý thức Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu, thể hiện rõ nét những đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975 nói chung và của Nguyễn Minh Châu. phẩm. II/Đặc điểm lời người kể chuyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. 1.Người kể, vai kể Trong Chiếc thuyền ngoài xa người kể chuyện thuộc ngôi thứ nhất-xưng tôi, đồng thời

Ngày đăng: 10/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan