Dinh dưỡng trừ họa cho tim, não Hội chứng chuyển hóa là sự hiện diện cùng lúc một số yếu tố nguy cơ như đường huyết, mỡ trong máu và huyết áp. Những người mắc hội chứng này có nguy cơ bị tiểu đường hay bệnh tim mạch cao hơn so với người khác. Nguyên nhân của hội chứng hiện vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên các nhà khoa học đã có chung một nhận định rằng có nhiều yếu tố dẫn đến hội chứng chuyển hoá như yếu tố di truyền, ít hoạt động thể lực, lão hóa, tình trạng tiền viêm nhiễm và những thay đổi hormone. Trong đó, tình trạng kháng insulin và béo bụng là hai yếu tố được cho là nguyên nhân chính. Người mắc hội chứng chuyển hoá có nguy cơ bị tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim cao gấp ba lần so với người không có hội chứng này. Họ cũng có nguy cơ bị tiểu đường cao gấp năm lần so với người bình thường. Để điều trị hội chứng chuyển hoá, đầu tiên là thay đổi lối sống, nếu không thành công mới dùng thuốc: Giảm cân nếu béo phì: giảm từ 5 – 10% trọng lượng hiện tại hay giảm xuống mức BMI cho phép (BMI của người trưởng thành trong khoảng 18,5 – 23 kg/m2). Giảm muối: người không cao huyết áp ăn từ 3 – 6g/người/ngày. Người cao huyết áp ăn từ 2 – 4g/người/ngày. Một muỗng cà phê chứa 4g muối. Một muỗng canh nước mắm 5ml chứa khoảng 1g muối. Một muỗng canh nước tương 5ml chứa khoảng 0,75g muối. Tăng kali: ăn khoảng 4,7g kali/ngày. Kali có nhiều trong nho khô, trái cây khô, khoai tây, chuối, nước dừa, nước rau luộc. Hạn chế lượng cồn: đối với những người có thói quen uống rượu, nếu là nam chỉ nên sử dụng hai đơn vị cồn/ngày và một đơn vị cồn/ngày đối với nữ. Một đơn vị cồn được định nghĩa bằng 330ml bia 5% độ cồn (khoảng một lon bia) hoặc 150ml rượu 12% độ cồn (một ly cao) hoặc 45ml rượu 40% cồn (một ly nhỏ). Tăng hoạt động thể lực: ưu tiên các loại hình thể thao dùng sức vừa phải và thời gian kéo dài (ít nhất 45 phút) như bóng bàn, cầu lông, đi bộ, chạy chậm, đạp xe, bơi lội. Ăn nhiều chất xơ: có nhiều trong rau, củ, quả. Nên ăn từ 300 – 400g rau, củ và 200g trái cây mỗi ngày. Hạn chế đường: chỉ nên ăn dưới 20g/người/ngày hay dưới 500g/người/tháng. Một muỗng cà phê đường chứa 4,7g đường (đối với muỗng gạt ngang) và 10,7g đường (đối với muỗng vun). Dấu hiệu nhận diện hội chứng Theo hiệp hội Đái tháo đường quốc tế, một người được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hoá khi có tình trạng béo bụng (được định nghĩa khi nam có vòng bụng 90cm và nữ có vòng bụng 80cm), cộng thêm ít nhất hai trong số những yếu tố sau: tăng Triglyceride TG, giảm HDL-Cholesterol, gia tăng huyết áp, tăng đường huyết lúc đói. . Dinh dưỡng trừ họa cho tim, não Hội chứng chuyển hóa là sự hiện diện cùng lúc một số yếu tố nguy cơ. trạng kháng insulin và béo bụng là hai yếu tố được cho là nguyên nhân chính. Người mắc hội chứng chuyển hoá có nguy cơ bị tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim cao gấp ba lần so với người. dùng thuốc: Giảm cân nếu béo phì: giảm từ 5 – 10% trọng lượng hiện tại hay giảm xuống mức BMI cho phép (BMI của người trưởng thành trong khoảng 18,5 – 23 kg/m2). Giảm muối: người không cao