Những câu hỏi muôn thuở của tình yêu Có người nói uống ruợu không nên say quá sáu phần, ăn no không nên quá bảy phần còn khi yêu đừng nhiều quá tám phần. Điều này liệu có chính xác? Cùng xem các chuyên gia nói gì. Có phải tình yêu là nhờ theo đuổi mà đạt được? Không chính xác. Tình yêu thật sự về cơ bản không cần phải theo đuổi hay tán tỉnh. Những tín hiệu ngầm của đôi bên đã có thể mang trái tim họ đến gần với nhau hơn. Có khi đối phương chẳng hề dùng bất cứ chiêu tán tỉnh nào nhưng hai người vẫn thấy trái tim mình loạn nhịp mỗi khi gặp nhau. Còn một khi hai trái tim đã không thể hoà chung nhịp đâp thì cho dù có dùng trăm phương nghìn kế, kết quả vẫn chỉ là một tình yêu đơn phương mà thôi. Khi yêu là phải dâng hiến tất cả? Hoàn toàn sai. Mỗi người đều là một cá thể độc lập có quyền sống cho chính mình. Cuộc sống của bạn phải thuộc về bạn chứ không phải ai khác. Chúng ta có cách nghĩ, lối sống riêng và cũng có những bí mật riêng. Đừng vì bất kỳ ai mà hy sinh cả bản thân. Ngoại hình và tính cách - cái nào quan trọng hơn? Đa số đàn ông dưới 25 tuổi coi trọng ngoại hình của phái đẹp, nhưng từ 25 tuổi trở đi, họ sẽ chú ý đến những cô gái có vẻ đẹp tâm hồn, có thể yêu, hiểu và gắn bó với họ cả cuộc đời. Khi yêu, lãng mạn hay hiện thực quan trọng hơn? Hiện thực. Nếu không có hiện thực làm nền tảng thì những ước muốn về tình yêu lãng mạn cũng chỉ là viển vông. Bạn muốn được cùng người yêu tận hưởng những bữa tối lãng mạn tại những nhà hàng sang trọng hay cùng nắm tay nhau đi chu du bốn phương giống như những cặp tình nhân trong các bộ phim tình cảm lãng mạn. Nhưng thực tế hai bạn vẫn đang là sinh viên với khoản “trợ cấp” có hạn hàng tháng, những điều lãng mạn kia liệu có thể trở thành sự thực? Nhìn vào thực tế, chấp nhận và vượt qua được thực tế đó và chỉ nghĩ đến những điều lãng mạn trong giới hạn cho phép thì tình yêu của bạn mới có thể kết hoa thơm, trái ngọt. Chia tay rồi có thể làm bạn không? Tốt nhất là không nên. Cắt không đứt thì tâm bạn vẫn chưa yên. Những gì đã qua hãy để nó ngủ yên trong ký ức, đừng để nó có cơ hội trỗi dậy dày vò bạn. Chúng ta không sống cho ngày hôm qua mà phải sống cho hiện tại và hãy nhớ tình yêu chỉ là một phần của cuộc sống chứ không phải toàn bộ cuộc sống của bạn. Có phải yêu một người không nên quá tám phần? Có người nói uống ruợu không nên say quá sáu phần, ăn no không nên quá bảy phần còn khi yêu đừng nhiều quá tám phần. Bởi vì tình yêu cũng có những giới hạn của riêng nó: Yêu một người phải biết cảm thông nhưng cũng cần biết khuyên giải, có cảm ơn và cũng có cả xin lỗi, đã nhận lỗi thì phải sửa chữa sai lầm; chấp nhận chứ không phải chịu đựng, khoan dung chứ không phải dung túng; là giúp đỡ chứ không phải chi phối, là nghi ngờ nhưng không phải chất vấn, là chia sẻ chứ không phải lên án, là quan tâm lẫn nhau chứ không xâm phạm cuộc sống cá nhân của nhau, là khó quên không phải không thể quên; có thể lãng mạn chứ không cần luôn phải lãng mạn, có thể nắm tay nhau đến cuối con đuờng cũng có thể học cách buông tay khi cần phải mỗi người mỗi ngả. Lãng mạn trong tình yêu là gì? Là tặng hoa, tặng quà; là đi bộ dưới trời mưa hay là bữa tối dưới ánh nến lung linh Thực tế thì tất cả những thứ đó chỉ là một chất xúc tác cho cảm giác lãng mạn mà thôi. Do vậy không có những thứ đó bạn vẫn có thể cảm nhận được sự lãng mạn. Chỉ cần khi hai người ở bên nhau đều cảm thấy không khí yêu thương ngập tràn thì mọi thứ xung quanh đều có thể trở nên thật đẹp đẽ và thơ mộng. Còn nếu không có cảm xúc của tình yêu thì hai người có cùng nhau ngồi ngắm trăng cũng chẳng khác nào đang cùng nhìn ngọn đèn cao áp. . Những câu hỏi muôn thuở của tình yêu Có người nói uống ruợu không nên say quá sáu phần, ăn no không nên quá bảy phần còn khi yêu đừng nhiều quá tám phần. Điều. nói gì. Có phải tình yêu là nhờ theo đuổi mà đạt được? Không chính xác. Tình yêu thật sự về cơ bản không cần phải theo đuổi hay tán tỉnh. Những tín hiệu ngầm của đôi bên đã có thể mang. thực làm nền tảng thì những ước muốn về tình yêu lãng mạn cũng chỉ là viển vông. Bạn muốn được cùng người yêu tận hưởng những bữa tối lãng mạn tại những nhà hàng sang trọng hay cùng nắm