Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
137 KB
Nội dung
Xử trí khi bé bỗng thay đổi tâm tính Bé bỗng chốc trở nên nóng giận, có hành vi ương bướng, chống đối, khó bảo Những lúc như thế, bạn không nên nóng giận, mà tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Sau đây là một vài gợi ý cho bạn để có cách xử trí phù hợp khi bé tức giận: Vận động nhiều Chạy nhảy, nô đùa nhiều khiến trẻ bị mất sức và dẫn tới nhiều hành vi xấu: như: quấy khóc và mèo nheo hoặc khi bạn chuẩn bị đồ ăn, bé lập tức gạt đổ thức ăn xuống sàn. Trước hết, bạn cần chú ý đây chỉ là hành vi mang tính nhất thời, bộc phát. Nếu bạn tức giận quát mắng, bé sẽ càng mệt mỏi, khó chịu hơn. Bạn nên nhanh chóng yêu cầu con nhận lỗi, đồng thời động viên để bé nghỉ ngơi, thư giãn, cân bằng tâm lý. Ngủ không ngon giấc Tối qua, bé có một giấc ngủ chập chờn hoặc tè dầm mà không biết. Sáng ra, bạn đánh thức con dậy, trẻ phản ứng bằng cách khóc lóc, giận dỗi, ngái ngủ, nhất quyết không ra khỏi giường. Bạn có thể để con ngủ thêm hoặc đánh thức bé, hướng con hoạt động nhẹ nhàng một chút và ngủ bù vào buổi trưa. Nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ có thể là bé ngủ trưa quá nhiều, vận động quá sức trước giờ đi ngủ… Đói, khát Đói là nguyên nhân hàng đầu khiến bé thay đổi tâm tính. Nhiều bé không chịu tiết lộ “con đói” mà chỉ khóc lóc, hờn dỗi và để bạn tự hiểu. Nếu sắp đến giờ cơm, bạn chỉ nên cho bé ăn một chút lót dạ, chống đói, động viên trẻ cố gắng ngồi chờ trong khi bạn chuẩn bị bữa. Bạn cũng nên chú ý đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng nước hàng ngày cho bé. Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, tình trạng thiếu nước trong cơ thể cũng gây nên hiện tượng rối loạn tâm lý. Ghen tỵ với anh chị em Khi phát hiện ra bạn quan tâm đến anh (chị) nhiều hơn mình, bé cũng trở nên khó chịu, cáu bẳn. Thậm chí, một số còn cố tình gây ra nhiều hành vi xấu để lôi kéo sự chú ý từ phía cha mẹ, như ném quần áo, đập đồ chơi, thu mình vào một góc nhà. Ảnh: Corbis.com. Những lúc ấy, bạn hãy dành thời gian trò chuyện với con, rằng bạn không thiên vị bé nào cả. Chờ bé bình tĩnh hơn, bạn nên tiếp tục trao đổi để trẻ không tỏ ra ghen ghét hay đố kỵ với anh chị mình. Nếu làm bé phật ý, bạn có thể giải thích lý do vì sao lại hành động như vậy. Chẳng hạn, bạn mới mua váy cho chị nhưng lại không mua cho bé là vì: “Hôm nay là sinh nhật chị mà, con quên rồi sao. Mẹ phải mua quà tặng chị chứ”. Thấy cha mẹ cãi nhau Chứng kiến cha mẹ cãi nhau hoặc vừa bị ông bà mắng cũng khiến tâm lý bé bị xáo trộn. Phần lớn trẻ chưa đủ kỹ năng để bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài nhưng bé cũng cảm nhận được nối buồn bực, sợ hãi khi thấy cha mẹ to tiếng. Vì thế, bạn nên chủ động quan tâm đến bé trước. Bạn nên nói rõ cho con biết “Bố mẹ chỉ đang tranh luận chứ không phải ghét nhau” hay “Bà nội mắng yêu là muốn con tiến bộ hơn thôi mà. Con đừng mắc lỗi khiến bà nội buồn như thế nữa nhé”. Sau đó, bạn cho con xem phim hoạt hình hay chơi đùa nhằm giúp trẻ thoát khỏi cảm giác buồn bã. mạnh trong giới trẻ và gây ra những hậu quả khôn lường. 6 câu không nên nói với bé "Con đừng có lôi thôi giống bố như thế" câu này của bạn không giúp con ngăn nắp hơn mà chỉ làm cho bé hoặc là trở nên ghét bố hoặc bắt chước tính xấu ấy. Ngoài ra, có những câu nói của bạn, dù chỉ là vô tình hay đùa vui sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý bé sau này. Bạn có thể tham khảo vài ví dụ cụ thể dưới đây: - Ra ngoài kia xem TV đi, đừng ở đây hỏi này hỏi nọ nữa, mẹ mệt lắm rồi! Có 2 cái hại sau lời nói này: Thứ nhất, thời gian tới, bé sẽ khép mình lại, không muốn chia sẻ ý kiến vì lo sợ bạn nổi giận. Thứ hai, việc xem TV ngoài tầm kiểm soát, trên 2 giờ đồng hồ mỗi ngày, bé có xu hướng dễ cáu kỉnh, rối loạn tinh thần, khó ngủ - Ước gì bạn Bin là con mẹ thì tốt quá! Ảnh: Corbis.com. Bin là người bạn thân thiết của bé và có thể đây chỉ là một câu đùa hay lời nói trong lúc bạn giận vì bé hư. Nhưng con bạn sẽ tổn thương bởi suy nghĩ: “Mẹ ghét mình, mẹ chỉ yêu bạn Bin thôi”. Từ đó, bé sẽ trở nên mặc cảm, tự tin, so bì, ghen tỵ với bạn. - Con đừng có giống hệt bố như thế, lôi thôi, bẩn thỉu… Việc chỉ trích, kể tội xấu của chồng trước mặt bé không mang lại bất kỳ lợi ích nào. Bạn có thể nhắc nhở để bé biết cách thu xếp gọn gàng đồ chơi nhưng tuyệt đối không nên so sánh bé với bất kỳ người thân nào, nhất là với bố. Phản ứng của bé trong tình huống này là dần trở nên ghét bố hoặc bắt chước tính xấu của bố. - Con ngốc quá! Mẹ đã dạy bao lần mà sao vẫn không biết ngồi bô hả? Không phải bé nào cũng ghi nhớ và thực hiện theo đúng các thao tác vệ sinh khi ngồi bô. Phần lớn các bé đến tuổi đi học vẫn cần người lớn giúp đỡ sau mỗi lần đi đại tiện, tiểu tiện. Cho nên, bạn cáu giận với bé như thế sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp. Nếu muốn bé tiến bộ, bạn nên kiên trì và thường xuyên ở bên cạnh để hướng dẫn bé cách đi vệ sinh đúng. - Ồ, được thôi, con cứ ăn nhiều vào cho béo ú lên! Bé không thể hiểu hết ý nghĩa cảnh báo của bạn với câu nói này. Vì vậy, bạn nên tránh ngôn từ “mát mẻ” khi giao tiếp với con. Tốt nhất, bạn nên nhẹ nhàng hướng dẫn để bé biết cách chọn lựa đồ ăn tốt cho sức khỏe và tránh xa những loại thực phẩm không an toàn, có thể gây béo phì. - Có ăn không thì bảo, con mà không ăn là mẹ tống cổ ra đường đấy! hoặc “Con không ăn, mẹ gọi ma đến bắt con đi nhé”. Nếu bạn cứ tiếp tục dọa nạt con như vậy, bé sẽ bị ức chế tâm lý, cơ thể khó hấp thụ được chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Ngoài ra, bạn đã xây dựng ở bé một nỗi sợ vô hình về ma quỷ. Điều này chỉ khiến bé thêm nhút nhát, ngại hòa nhập với thế giới xung quanh mà thôi. 10 lời khuyên khi giao tiếp với trẻ Làm sao để hiểu trẻ muốn gì, đó là điều mà nhiều bậc cha mẹ băn khoăn tự hỏi. Muốn thế trước hết bạn phải tạo mối dây liên hệ gần gũi với trẻ, tạo cho mình cách giao tiếp hiệu quả với con. Ảnh: Corbis.com. Dưới đây là 10 lời khuyên giúp bạn giao tiếp thành công với con trẻ: 1. Nói về những gì bé thích Bạn có thể nói về những điều sẵn có trong trí nhớ của bé, thức ăn, đồ chơi, phim, trò chơi mà bé thích. 2. Thừa nhận qua lời nói các cảm xúc của con trẻ trước khi bạn cần dạy bé một điều gì đó Cha mẹ thường phạm sai lầm trong cách giáo dục con cái khi con đau. Ví dụ, khi con trẻ nói “Con ghét cái mũi của con” thì cha mẹ thường vội vàng trả lời ngay “Con có một cái mũi hoàn hảo đấy chứ”. Và bé sẽ cảm thấy cô đơn với các vấn đề nghiêm trọng trong những năm sắp tới. 3. Dạy con chờ đợi thay vì cắt ngang câu chuyện của bạn Bạn hãy dạy trẻ cách chạm nhẹ vào tay và yên lặng chờ đợi bạn trả lời. Những bé hay xen ngang câu chuyện của người khác thường mất đi cơ hội học cách kiềm chế những cơn bốc đồng của mình và có thể phá vỡ cuộc nói chuyện của người lớn. 4. Chơi một trò chơi nhỏ bất cứ khi nào bạn nhìn thấy trẻ Ví dụ, bạn có thể cầm một đồng xu nhỏ rồi giấu về phía sau và đố bé xem đồng xu đó nằm ở tay nào. Đó là cách tạo dựng mối liên kết vững chắc với bé và làm cho bé cảm thấy mình có giá trị. 5. Quỳ, ngồi hoặc ngồi xuống sàn ngang với bé Khi làm thế, bạn sẽ tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, bé sẽ thân thiện với bạn hơn. 6. Chơi với đồ chơi của bé Chơi là ngôn ngữ của bé. Nếu bạn dành 30 giây để vẽ một bức tranh bên cạnh bức tranh bé đang tô màu thì bạn sẽ trở thành người hùng của bé đấy. 7. Kể một truyện ngắn cho bé nghe Câu chuyện có thể kể về thời thơ ấu của bạn. Kể truyện để tạo dựng mối quan hệ, để dạy bé một bài học nào đó hoặc chỉ đơn giản là để mở đầu cuộc nói chuyện mà thôi. 8. Thực hiện những gì bạn đã hứa Trẻ con thường cảm thấy tổn thương khi người lớn thất hứa. Trớ trêu thay, nhiều người không coi trọng lời hứa với con trẻ bằng lời hứa với bạn bè, đồng nghiệp. 9. Hy sinh một phần thời gian của mình để chơi với con Khi chơi cùng con, bạn nên tập trung vào bé 100%. Hầu hết người lớn không thể tương tác với con được, vì bé chưa có khả năng đề cập những nhu cầu của mình để người lớn hiểu. 10. Nắm vững nghệ thuật đưa ra các câu hỏi mở Điều đó có nghĩa là thay vì nói rõ các sự kiện thì bạn hãy đưa ra những câu hỏi kích thích bé suy luận. Câu hỏi mở thường giúp cho trẻ nhớ câu trả lời hơn. Ví dụ, bạn có thể hỏi bé “Con nghĩ thế nào nếu như chúng ta chăm sóc con chó con tốt hơn?” thay vì bảo bé phải làm gì. 10 cách giúp bé vui đánh răng Lần nào gọi đi đánh răng, bé cũng lề mề, mè nheo "Sao con lại phải đánh răng?", khi ấy bạn hãy kiên nhẫn, không nên nổi nóng. Thay vào đó, bạn có thể hát sẽ khiến bé cảm thấy thích thú. Sau đây là một vài gợi ý dành cho bạn: 1. Lựa chọn thời điểm thích hợp Hãy nhắc nhở bé đánh răng hằng ngày và luôn vào một giờ cố định (sau khi uống sữa tối hay trước khi đi ngủ). Bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định giúp con hình thành thói quen này. Một nguyên tắc để việc đánh răng của trẻ không phải là một tai họa là bạn nên bình tĩnh, không phải vội vã, không thúc giục bé. 2. Xem xét nhu cầu thực sự Bạn cần phải xác định được liệu trẻ đã đến lúc phải dùng bàn chải đánh răng chưa hay vẫn tiếp tục dùng khăn mềm lau miệng. Nếu mới chỉ có một vài cái răng nhú thì bạn chỉ cần một chiếc khăn mềm là đủ (có thể dùng khăn khô thay vì khăn nhúng nước muối nhạt, nếu điều đó làm bé thích hơn). Dù đánh răng cho con theo cách nào, bạn cũng nên làm thật nhẹ nhàng. Nếu dùng bàn chải, hãy chọn loại thật mềm. Nên nhớ cảm giác đau sẽ gây ấn tượng cho trẻ rất mạnh và khi đó, bé sẽ không thích đánh răng nữa. 3. Chưa cần dùng kem đánh răng Ảnh: Baby.more4kids. Khi bắt đầu tập cho bé đánh răng, bạn không nên vội dùng các loại kem, dù đó là kem đánh răng dành cho các bé và có thể nuốt được. Thay vào đó, chỉ cần làm ẩm bàn chải bằng nước lọc (hoặc nước muối nhạt) là đủ. 4. Ngồi xuống ghế cùng với bé Bạn nên chuẩn bị riêng cho con một cái ghế để bé ngồi ăn, ngồi đọc cũng như làm các vệ sinh cá nhân khác. Điều này sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái và thấy rằng: “Đánh răng cũng giống như việc ngồi vẽ hay ăn uống thôi mà”. 5. Tạo hứng thú cho trẻ Đây là điều vô cùng quan trọng. Bạn có thể vừa đưa bàn chải hay khăn mềm vào miệng bé vừa hát: “Cù ki chiếc răng nhỏ nào! Cù ki chiếc răng xinh nào!”. Bạn cũng nên há miệng to để trẻ bắt chước theo. Cho con quan sát bố mẹ đánh răng và tạo trò chơi thi đua xem bố/mẹ hay bé đánh răng nhanh hơn. 6. Khi bé nghiến bàn chải Khi mới tập đánh răng, con có thể sẽ cắn tay bạn (nếu bạn dùng khăn) hoặc nghiến bàn chải đánh răng. Bạn hãy nhẹ nhàng nói: “Không được" và nhìn thẳng vào mắt trẻ hoặc: “Bé của mẹ có mấy cái răng ấy nhỉ? Mẹ lại quên mất rồi”. Khi đó, trẻ có thể sẽ nhả tay/bàn chải ra để thông báo số răng của mình. Thực tế, ngay cả khi chưa biết nói, bé cũng hiểu điều bạn muốn diễn đạt. Vậy nên giọng điệu và thái độ của bạn rất quan trọng, nó quyết định hành vi của trẻ. 7. Đánh răng nhanh Hãy đánh răng thật nhanh, nhất là khi bạn mới tập đánh răng cho bé. Thậm chí, bạn chỉ cần chải lên chải xuống 1 lượt các mặt trong ngoài, trên dưới của hàm răng. Đừng vội đặt ra mục tiêu là phải đánh răng kỹ mà hãy tăng “cấp độ” một cách dần dần, như thế bé sẽ tự nguyện hợp tác hơn. 8. Chấp nhận thực tế Có một số bé sẵn sàng cắn, đá và đánh mẹ bằng tất cả sự cáu giận của mình khi mẹ “bắt” đi đánh răng. Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn tạm dừng kế hoạch lại và tìm hiểu lý do tại sao bé lại phản ứng dữ dội như vậy. Bạn không thể áp dụng chung mọi “mẹo” để bé chịu đánh răng. 9. Xây dựng thói quen trong hòa bình Dù là tạo thói quen nào thì cũng cần nhớ, phương pháp đó phải mang lại sự nhẹ nhàng, thoải mái cho cả 2 mẹ con. Với việc đánh răng, hãy bắt đầu bằng cách hướng dẫn bé và dừng lại ngay khi con bắt đầu khóc. Bạn cố gắng nhắc nhở bé thực hiện một cách đều đặn, không được bỏ việc đánh răng trong bất kỳ hoàn cảnh nào để tạo thành thói quen. Hãy bỏ ra ngoài khi thấy bé bắt đầu khóc vì phải đánh răng và hãy cố gắng kết hợp, vận dụng nhiều cách khác nhau để bé hợp tác. Đây là một công việc tốn nhiều sức lực của bạn và thực sự là một thử thách về sự kiên nhẫn. Những bé thông minh khi chống đối lại mẹ cũng thường quan sát thái độ của bạn và vì thế hãy kiên định. 10. Đặt bé lên một mặt phẳng Ngoài ghế, bạn có thể đặt bé lên mặt kệ hay bàn. Hãy kéo con vào sát người mình, giữ chân và tay. Dùng 1 tay để giữ đầu bé hơi ngửa lên. Tay còn lại cầm bàn chải/ khăn mềm. Hãy hát một vài bài nào đó mà trẻ thích thú trong khi đánh răng cho bé. Bạn cần phải duy trì được thái độ khuyến khích, trìu mến và bình tĩnh. Có thể bật bài hát con thích hay kể một câu chuyện về bạn thỏ lười đánh răng , bé có thể sẽ thôi khóc và tập trung sự chú ý vào bố/mẹ. Đừng nói 'không' với bé Khi chập chững biết đi, bé rất thích được chọn lựa. Vì thế, khi con hỏi xin một điều gì đó, thay vì nói "không" một cách thẳng thừng bạn hãy đưa ra những lựa chọn thay thế khác. Bạn hãy có cách ứng xử tích cực hơn với trẻ đang chập chững biết đi, thay vì chỉ nói "Dừng lại!", "Không", "Con đừng làm thế". Điều đó sẽ khiến mối quan hệ giữa bạn và bé ngày càng tốt. Phải nghe những lời không tích cực mà cha mẹ nói có thể khiến trẻ bị tổn thương. Vậy bạn hãy cố gắng giữ một thái độ tích cực dù là trong tình huống nào. Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn: 1. Tạo khoảng không gian riêng để trẻ khám phá Bạn hãy cho phép bé tự tìm hiểu trong một khu vực nhất định, nơi bé sẽ không bị thương hoặc làm hỏng đồ vật. Đó không nhất thiết phải là một phòng chơi thật lớn. Chỉ cần một khoảng trống trên tấm thảm mềm, nơi bé có thể chơi đồ chơi một cách thoải mái. Bạn cũng có thể sơn một phía tường màu đen để bé có thể vẽ bằng phấn, hoặc tạo một khung trên tường để bé vẽ. Ảnh: Parent24. 2. Làm trẻ sao lãng và chế ngự bé Nếu bé dùng đồ chơi để đập lên cửa kính, bạn hãy đưa cho con một cái búa đồ chơi và những khối hình hoặc chậu và xoong chảo để bé đập lên. 3. Đưa ra những sự lựa chọn khác Khi đang chập chững biết đi, bé thích được lựa chọn, điều đó khiến bé tự tin hơn. Vì thế, khi con hỏi xin một điều gì đó, thay vì nói "không" một cách thẳng thừng bạn hãy đưa cho những lựa chọn thay thế khác phù hợp. 4. Can thiệp sớm Bạn đừng phớt lờ trẻ và hy vọng rằng đến lúc chán bé sẽ tự dừng trò đó lại. Thực tế là bé sẽ không làm, vì thế bạn nên can thiệp sớm để bé không tiếp tục làm điều không nên. 5. Bạn không nên tán dương cách cư xử không tốt của bé Sự chú ý của bạn là một phần thưởng có hiệu quả với trẻ. Bạn hãy tránh chú ý đến con khi bé làm một điều gì đó mà bạn không thích. Nếu bạn đã yêu cầu bé ngừng việc làm đó lại nhưng bé vẫn tiếp tục thì bạn hãy tránh xa chỗ trẻ. 6. Kiên nhẫn Để bé học được điều gì đúng và sai bạn sẽ phải tốn thời gian với bé. Điều quan trọng là phải kiên nhẫn, và không được nổi nóng. 7. Chú ý sự tiến bộ của bé Bạn hãy nói để trẻ biết những khi bé làm điều đúng, chẳng hạn như việc không chạm vào đồ vật nào đó khi mà bạn đã yêu cầu bé không làm. 8. Kiên định Bạn hãy xây dựng cho trẻ một thói quen cố định, điều này sẽ khiến trẻ biết được trong ngày hôm đó mình sẽ làm gì và cảm thấy được an toàn. Hãy áp dụng một số quy tắc đơn giản. Bé sẽ cư xử tốt hơn với những lời hướng dẫn rõ ràng. Nam Phương (theo Parent24) Khi nào nên dùng hình phạt với trẻ Lần đầu, bé lấy bút chì vẽ lên tường phòng khách, bạn hãy nói cho con biết tại sao không được làm thế và điều gì sẽ xảy ra nếu lặp lại việc này, như phải giúp mẹ lau Ảnh: simplek1.com. sạch tường. > Trị trẻ không vâng lời Làm thế nào để con không bò đến đầu DVD? Làm thế nào để bạn có thể khiến đứa con đang tuổi mới lớn nghe theo những gì bạn nói? Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn: Trẻ dưới 2 tuổi Trẻ sơ sinh và lúc chập chững bước đi thường rất tò mò. Bạn không nên để bé thấy những đồ như TV, radio, đồ trang sức và đặc biệt các loại thuốc phải để xa tầm với của bé. Khi bé bò đến một đồ chơi nguy hiểm hoặc không được phép, bạn hãy nhẹ nhàng nói "Không" và bế bé ra khỏi khu vực này hoặc là thu hút sự chú ý của bé vào một hoạt động khác. Ở lứa tuổi này, hình thức phạt hiệu quả là bắt trẻ phải ở yên tại chỗ trong một khoảng thời gian, có thể chỉ là một cái ghế trong phòng bếp hoặc chân cầu thang trong một hoặc 2 phút. Thời gian lâu hơn sẽ không hiệu quả. Bạn không nên đánh vào mông, tát trẻ dù là ở độ tuổi nào. Trẻ dưới 2 tuổi khó có thể liên hệ giữa cách cư xử của mình và hình phạt về thân thể. Trẻ sẽ chỉ cảm thấy đau ở chỗ bị đánh. Bạn cũng không quên rằng, trẻ học qua cách quan sát người lớn, đặc biệt là cha mẹ. Bạn sẽ tạo ấn tượng mạnh lên trẻ nhiều hơn bằng cách cất gọn đồ của mình thay vì chỉ yêu cầu trẻ nhặt đồ chơi lên trong khi đồ của bạn thì vất lung tung. Trẻ 3-5 tuổi Khi con lớn và bắt đầu nhận thức được mối liên hệ giữa việc làm và kết quả, bạn có thể bắt đầu nói cho trẻ biết các quy tắc trong gia đình. Bạn hãy nói để trẻ hiểu điều đúng nên làm là gì, chứ không chỉ nói việc làm đó sai rồi. Chẳng hạn khi bé lấy bút chì màu vẽ lên tường phòng khách, bạn hãy nói cho con biết tại sao không được làm như thế và điều gì sẽ xảy ra nếu bé lặp lại việc này. Bé sẽ phải giúp bạn lau sạch tường và không được dùng đến bút chì màu trong ngày hôm đó. Nếu vài ngày sau, bé vẫn vẽ lên tường, thì bạn hãy nhắc nhở bé rằng bút chì màu chỉ để vẽ trên giấy và buộc trẻ phải tuân thủ hậu quả việc làm của mình. Nếu bé tiếp tục có hành vi không thể chấp nhận được dù bạn đã làm gì, thì hãy thử vẽ một biểu đồ, mỗi ô dành cho một ngày trong tuần. Và hãy quyết định xem bao nhiêu lần bé cư xử không đúng đắn sẽ bị phạt hoặc là bé phải thể hiện cách cử xử tốt trong bao lâu thì sẽ được thưởng. Hãy dán biểu đồ này trên tủ lạnh và theo dõi những cách ứng xử được và không được của bé mỗi ngày. Trẻ 6-8 tuổi Những hình thức phạt bắt ngồi yên suy nghĩ và chấp nhận kỷ luật vẫn còn phát huy tác dụng ở nhóm tuổi này. Điều quan trọng ở đây là sự nhất quán, trẻ làm không đúng thì phải nhận hình thức kỷ luật như đã giao hẹn trước. Trẻ cần phải tin rằng bạn nói được và sẽ làm được. Bạn hãy cẩn thận khi đe dọa về những hình phạt không thể xảy ra chẳng hạn lúc giận dữ bạn nói "Nếu con đóng mạnh như thế thì con sẽ không bao giờ được xem tivi". Và vì điều đó là không thể nên nó làm giảm tầm ảnh hưởng của bạn với trẻ. Việc trừng phạt quá nghiêm khắc lại có thể làm giảm tầm ảnh hưởng của bạn lên con cái. Nếu bạn tập cho con quen với điều này trong một tháng, trẻ sẽ không cảm thấy bị ép buộc phải thay đổi ngay lập tức vì mọi việc diễn ra từ từ và tự bản thân trẻ thấy phải thay đổi. Trẻ 9-12 tuổi Trẻ ở lứa tuổi này cũng có thể bị kỷ luật. Khi trẻ lớn và cần sự độc lập và trách nhiệm nhiều hơn, bạn hãy dạy trẻ đối phó với những hậu quả do cách cư xử của bản thân mình. Chẳng hạn, bé đã học lớp 5 mà vẫn không chịu làm bài tập trước giờ đi ngủ thì bạn có nên bắt trẻ phải thức để làm bài hoặc thậm chí là giúp con? Có thể là không nên, bởi bạn sẽ bỏ lỡ một cơ hội dể dạy con bài học quan trọng về cuộc sống. Nếu không làm bài tập đầy đủ, trẻ sẽ đi học mà bài tập vẫn chưa hoàn thành và vì thế bị điểm xấu. Cha mẹ bao giờ cũng muốn giúp con không phạm lỗi, nhưng về lâu dài bạn cũng nên để trẻ biết thế nào là thất bại. Trẻ sẽ nhìn ra rằng ứng xử không phù hợp thì sẽ có hậu quả gì và có thể sẽ không mắc lại sai lầm này một lần nữa. Từ 13 tuổi trở lên Trước đó, bạn đã tạo một nền tảng vững chắc cho con. Trẻ biết được điều gì nên làm và rằng bạn luôn thực hiện những điều mình nói. Tuy nhiên ở lứa tuổi này, bạn vẫn nên cảnh giác. Bạn hãy đặt ra những quy định về việc làm bài tập, đi chơi, giờ giới nghiêm, hẹn hò và thảo luận những điều này với trẻ trước khi áp dụng để không có sự hiểu lầm. Trẻ có thể sẽ phàn nàn về thời gian nhưng sẽ nhận ra rằng bạn đang kiểm soát trẻ. Dù bạn tin hay không thì dù ở lứa tuổi này, trẻ vẫn muốn và cần bạn đặt ra những giới hạn và thi hành trật tự trong cuộc sống của chúng, ngay cả khi bạn trao cho trẻ tự do và trách nhiệm nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên để trẻ tự kiểm soát một vài vấn đề của bản thân. Điều đó không chỉ giúp hạn chế những cuộc tranh cãi với con mà còn giúp trẻ tôn trọng những quyết định của bạn, rằng bạn cần phải làm thế. Bạn có thể cho phép trẻ quyết định những vấn đề liên quan đến quần áo, đầu tóc. Nam Phương, theo Kidshealth [...]... (phố Nguyễn Phúc Lai, Hà Nội), cho biết, nhiều phụ huynh khi thấy trẻ có các hành vi mà theo họ là sai trái thì thường kết tội con hư hỏng, hỗn láo Nhưng thực ra, trong tâm hồn trẻ mới lớn, kể cả trẻ có hành vi không tốt, vẫn là sự thành thật, háo hức khám phá và tìm kiếm cái đẹp Tuy nhiên, vấn đề lại nằm ở chỗ cái đẹp theo quan niệm của trẻ đôi khi cách rất xa so với giá trị mà người lớn đặt ra Chẳng... mẹ Uyên luôn đau khổ, dằn vặt vì không bảo được con gái Uyên hay chơi bời, thỉnh thoảng lại bỏ nhà đi 'dạt' và khi trở về thì chống chế: 'Mẹ cũng hư sao lại nói con? ' Trước đây, mẹ Uyên từng ngoại tình > Theo chân thám tử tìm con Uyên đang học lớp 11 tại một trường cấp 3 ở Hà Nội Mẹ em tìm đến văn phòng thám tử - tâm lý với tâm trạng rối bời Chị kể, con gái rất dại dột và hay bị bạn bè lợi dụng về... đoán nhưng vẫn không có uy với cậu con trai 15 tuổi, chị Hương (Đống Đa, Hà Nội) buộc phải nhờ đến các nhà tham vấn tâm lý và thám tử giúp đỡ Theo lời chị thì Hưởng - con trai chị, luôn cố tình làm trái ý mẹ: Chị mua đàn piano về cho con học thì Hưởng ngó lơ, chị mời thầy dạy vẽ tới thì Hưởng quyết không học Cậu lại đeo khuyên tai, ăn mặc theo kiểu bụi phủi Mới đây, thấy con đi học về với mái tóc nhuộm... phản ứng với mẹ chỉ nhằm chống lại sự áp đặt Sau khi được tư vấn, chị Hương bắt đầu học chấp nhận con, từ cách ăn mặc, lối suy nghĩ, bạn bè mà không phán xét rồi quan tâm, lắng nghe tâm sự của con Con trai chị từ chỗ chống đối mẹ đã tin tưởng mẹ hơn và bớt dần những hành vi sai trái Theo ông Bình, khi con "có vấn đề", trong những hoàn cảnh nhất định, bố mẹ vẫn dùng những biện pháp như khuyên giải,... thì người lớn lại cho là nhảm nhí, vô lối, nguy hiểm Và khi bố mẹ càng cấm đoán, càng can ngăn thì trẻ lại càng muốn thoát ra khỏi cái "khuôn" hơn Như trường hợp của Hưng (15 tuổi) ở Thanh Trì chẳng hạn Phát hiện trong cặp sách của Hưng có dao, bà mẹ tá hỏa tìm đến văn phòng thám tử nhờ xác minh xem con trai có theo băng nhóm nào không, có làm điều gì nguy hiểm để chủ động ngăn chặn, uốn nắn Theo... Hưởng bỏ học luôn một tuần Lần khác, chị lại chết lặng khi vô tình đọc được một dòng chat của con với bạn: “Tao sờ vào nó chả thấy cảm hứng gì” Vừa rồi, lấy cớ mẹ xúc phạm, Hưởng bỏ nhà một mình lên chợ Lạng Sơn để sắm một lô mặt nạ kinh dị tặng cậu bạn thân Trước những sự việc đó, chị lo lắng không yên, vừa sợ con bị lệch lạc về giới tính, vừa lo cháu làm điều trái pháp luật nhưng không thể bảo hay giữ... hỏng" Hưng càng tỏ vẻ chống đối "Muốn con thay đổi từ 'hư' sang ngoan, từ ham chơi thành ham học ngay lập tức là một trong những mong ước hão huyền của nhiều phụ huynh", ông Bình chia sẻ Theo ông, đó là một quá trình rất dài và cha mẹ phải thực sự nhẫn lại và cố gắng, phải thay đổi cách suy nghĩ, cách nhìn nhận và cư xử của mình trước, rồi mới hy vọng sự tiến bộ ở con được Ông kể lại một trường hợp điển... thỏa hiệp Nhưng điều quan trọng hơn là bạn hãy mở lòng, đặt mình vào trẻ để hiểu, chia sẻ và qua đó khơi gợi để các em tự biết hành vi nào phù hợp, gạt bớt những rủi ro của các hành động nguy hiểm, thậm chí là phạm pháp Và điều quan trọng là dù có làm gì thì bạn cũng không được làm tổn thương những ý tưởng, giá trị và lối sống mà trẻ đề cao, tôn thờ trong tình bạn, tình yêu ... một người đang nghiện heroin và cả hai chỉ gần gũi cô bé để lợi dụng lúc hết tiền Khi biết những thông tin này, bố mẹ Uyên rất hoảng sợ Được trấn tĩnh, anh chị nhờ nhà tâm lý tiếp cận để nghe chia sẻ từ con gái nhân thời gian cô bé đang đau khổ vì mất bạn, người yêu cũng thờ ơ Không ngờ, em khá vô tư bộc lộ rằng em cần tình cảm, cần bạn bè và làm hết mình để giữ gìn quan hệ đó, kể cả biết bạn không tốt... bị bạn bè lợi dụng về cả tài sản lẫn tình cảm, đặc biệt, cháu không bao giờ nghe lời mẹ vì chị từng có lỗi với gia đình Bất lực, chị nhờ thám tử xem Uyên thường làm gì và giúp chị hiểu được vấn đề của con Các thám tử phát hiện, Uyên hay chơi với các bạn trai và cô đang có hai người yêu Uyên thường bao bạn bè ăn uống, chơi bời và khi gặp trắc trở trong chuyện tình cảm, em hay van vỉ, hoặc bỏ tiền ra . các cảm xúc của con trẻ trước khi bạn cần dạy bé một điều gì đó Cha mẹ thường phạm sai lầm trong cách giáo dục con cái khi con đau. Ví dụ, khi con trẻ nói Con ghét cái mũi của con thì cha mẹ. từ từ và tự bản thân trẻ thấy phải thay đổi. Trẻ 9-12 tuổi Trẻ ở lứa tuổi này cũng có thể bị kỷ luật. Khi trẻ lớn và cần sự độc lập và trách nhiệm nhiều hơn, bạn hãy dạy trẻ đối phó với những. cho con biết “Bố mẹ chỉ đang tranh luận chứ không phải ghét nhau” hay “Bà nội mắng yêu là muốn con tiến bộ hơn thôi mà. Con đừng mắc lỗi khiến bà nội buồn như thế nữa nhé”. Sau đó, bạn cho con