PHÒNG GD&ĐT ĐỨC LINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007 – 2008 Môn : Vật lý 6 – Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: ………………………………………………… Lớp: 6 … Điểm Lời phê của thầy cô giáo A- Phần trắc nghiệm (6 điểm) I- Hãy chọn duy nhất và khoanh vào chữ cái (a, b, c, d) đứng trước câu trả lời đúng (4 điểm) Câu 1: Khi lau bảng bằng khăn ướt, thì chỉ một lát sau là bảng khô vì : a. Sơn trên bảng hút nước. b. Nước trên bảng bay hơi vào không khí. c. Nước trên bảng chảy xuống đất. d. Gỗ làm bảng hút nước Câu 2: Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng có đặc điểm gì? a. Tăng dần lên. b. Giảm dần đi. c. Không thay đổi. d. Có lúc tăng, có lúc giảm. Câu 3: Khi đúc đồng, gang, thép người ta ứng dụng hiện tượng vật lý nào sau đây: a. Hoá hơi và ngưng tụ b. Nóng chảy và đông đặc c. Nóng chảy d. Tất cả đều sai Câu 4: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta phải để một khe hở ở chổ tiếp giáp giữa hai thanh ray? a. Vì không thể hàn hai thanh ray được. b. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray có thể dài ra. c. Vì để lắp ráp các thanh ray dễ dàng hơn. d. Vì chiều dài thanh ray không đủ. Câu 5: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây cách nào là đúng? a. Rắn – Lỏng – Khí b. Lỏng – Khí – Rắn c. Khí – Lỏng – Rắn d. Khí - Rắn – Lỏng Câu 6: Bên ngoài thành cốc nước đá có những giọt nước là a. do nước thấm ra ngoài. b. do nước bốc hơi và bám ra ngoài. c. do cốc có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bên ngoài nên hơi nước trong không khí ngưng tụ lại. d. Cả a ; b ; c đều đúng Câu 7: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào không liên quan tới sự nóng chảy? a. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước. b. Đốt một ngọn nến. c. Đốt một ngọn đèn dầu. d. Đúc một pho tượng đồng. Câu 8: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? a. Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. b. Chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng. c. Phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. II- Điền từ, cụm từ thích hợp vào chổ trống (2 điểm) Hầu hết các chất nở ra . . . . . . . . . . . . . . . . . . (1) co lại khi . . . . . . . . . . . . . . . . . .(2) Khi nhiệt độ tăng thì . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . (3) còn khối lượng của vật không đổi do đó . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . (4) của vật giảm B- Phần tự luận (4 điểm) : Câu 1: (2 điểm) Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta phải cắt bỏ bớt lá? Câu 2: (2 điểm) Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn khi rót nước sôi vào cốc thuỷ tinh mỏng. (2 điểâm) PHÒNG GD&ĐT ĐỨC LINH KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007 – 2008 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn : Vật lý 6 – Thời gian làm bài: 45 phút A- Phần trắc nghiệm (6 điểm) : I- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (4 điểm – mỗi câu đúng 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án b c b b c c c c II- Điền khuyết (2 điểm – Điền đúng vào 1 chổ trống 0,5 điểm) (1): khi nóng lên (2): khi lạnh đi (3): thể tích của vật tăng (4): khối lượng riêng B- Phần tự luận (4 điểm): Câu 1: ( 2 điểm – mỗi ý đúng 1 điểm) - Để giảm bớt sự bay hơi nước nhờ việc cắt bỏ bớt lá (giảm diện tích bề mặt bay hơi) - Làm cây ít bò mất nước hơn Câu 2: (2 điểm) Cốc thuỷ tinh dày có nhiều lớp. Khi đổ nước sôi vào cốc thuỷ tinh dày thì lớp thuỷ tinh bên trong tiếp xúc với nước nóng nên nở ra. Do thủy tinh dẫn nhiệt kém nên lớp bên ngoài chưa kòp nóng. Dẫn đến sự dãn nở không đều giữa lớp thuỷ tinh bên ngoài và lớp thuỷ tinh bên trong nên cốc thuỷ tinh dày dễ vỡ hơn. Còn khi đổ nước sôi vào cốc thuỷ tinh mỏng thì cốc nóng lên hầu như cùng một lúc, do đó cốc thuỷ tinh mỏng khó vỡ hơn. Biểu điểm: - Cốc thuỷ tinh dày có nhiều lớp. Khi đổ nước sôi vào cốc thuỷ tinh dày thì lớp thuỷ tinh bên trong tiếp xúc với nước nóng nên nở ra. (0,5 điểm) - Do thủy tinh dẫn nhiệt kém nên lớp bên ngoài chưa kòp nóng. (chưa có sự dãn nở) (0,5 điểm) - Dẫn đến sự dãn nở không đều giữa lớp thuỷ tinh bên ngoài và lớp thuỷ tinh bên trong nên cốc thuỷ tinh dày dễ vỡ hơn. (0,5 điểm) - Còn khi đổ nước sôi vào cốc thuỷ tinh mỏng thì cốc nóng lên hầu như cùng một lúc, do đó cốc thuỷ tinh mỏng khó vỡ hơn. (0,5 điểm) * Lưu ý : Học sinh có thể có cách trình bày khác. Từng câu, từng phần giáo viên cân nhắc cho điểm