Chuẩn bị cho chuyến "hành sơn" Bạn ấp ủ dự định chinh phục những ngọn núi từ lâu và muốn "biến ước mơ thành hiện thực" vào kỳ nghỉ sắp tới? Vậy thì những lưu ý dưới đây đừng bỏ qua bạn nhé! Tập luyện trước khi leo núi Các bác sĩ đã tư vấn rằng, những người bị bệnh tim mạch, huyết áp, suy hô hấp và có thai không nên leo núi. Những ngày trước khi leo núi nên ăn đủ chất bổ dưỡng, đầy đủ vitamin C, uống đủ nước, hạn chế rượu bia, thuốc lá và quan trọng là cần ngủ đủ 7g/ngày. Đối với những người đang dùng thuốc điều trị dài ngày thì đừng quên mang theo thuốc trong chuyến đi. Bạn có thể tập đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, bơi, nín thở trong vòng 90 giây, đứng lên ngồi xuống từ 400 - 1000 cái liên tục, tập đứng thăng bằng một chân, nhắm mắt 90 giây… trước khi leo núi một tuần - một tháng để tăng độ bền, dẻo dai cho cơ thể. Những vật dụng cần mang theo Bạn đừng lo khi phải mang quá nhiều vật dụng khi leo núi vì luôn luôn có sẵn các porter (người khuân vác) sẵn sàng mang vác hành lý cho bạn, chỉ cần trả một khoản tiền theo mức có sẵn ở các khu du lịch. Bởi có tới hơn 20 vật dụng bạn cần phải chuẩn bị, bên cạnh một chế độ tập luyện thể dục nghiêm túc: Gậy: có thể là gậy chuyên nghiệp cho leo núi hoặc chỉ cần một cành cây chắc chắn. Gậy sẽ “đỡ” cho trọng lượng cơ thể của bạn rất nhiều nhất là những lúc “xuống núi”. Kẹo: khi leo núi bạn luôn có cảm giác khô cổ nên kẹo ngậm, kẹo chewing gum, xí muội , muối… đều giúp cho tuyến nước bọt hoạt động, giảm khô cổ. Bật lửa: bật lửa có thể giúp bạn đề phòng rất nhiều rủi ro trong khi leo núi như lạnh, lạc đường… Mắt kiếng có dây đeo: mắt kiếng cận hay kiếng mát đều cần có dây đeo để gắn vào cổ để phòng rơi mất. Giày bám 4 hướng, áo nỉ sẽ là lựa chọn tối ưu.Tránh mặc áo len: áo len thường không kín vì có nhiều lỗ nhỏ nên gió lùa vào bạn sẽ không giữ được ấm. Áo nỉ là lựa chọn tối ưu. Nón, găng tay giữ ấm, không thấm nước: có nhiều đỉnh núi cao, khi leo núi bạn phải đối diện với cái lạnh, mưa… do đó nón, găng tay nên chọn loại không thấm nước. Nên chọn nón bịt che kín mũi, miệng, tai. Son tránh nẻ, kem chống nắng, kem chống khô da: các loại mỹ phẩm này cần thiết cho cả nam lẫn nữ. Vì khô môi, khô da sẽ khiến cho bạn có cảm giác đau rát. Đồng hồ điện thoại: đây là hai vật dụng chắc chắn là cần thiết. Khi đi leo núi ở nước ngoài, nên sử dụng dịch vụ roaming cho điện thoại. Balô: loại tốt, có chỗ để nước, áo mưa. Giày leo núi: loại tốt, có thể đi nước, có độ bám 4 hướng. Túi ngủ: nên chọn loại bằng nilông, không thấm nước. Còi: để đề phòng rủi ro, bạn nên mang còi, nhằm báo tin. Dao: đa năng, có thể cắt, gọt, rọc… Đèn pin đeo trán: để đề phòng khi trới tối mà vẫn chưa đến nơi. Mứt gừng, bạc hà: có tác dụng làm nóng cơ thể. Chocolate, viên năng lượng: là nguồn cung cấp năng lượng gọn gàng nhất. Vitamin C: nên cho C sủi vào nước uống khi leo núi. Bên cạnh đó, các dụng cụ khác như túi thuốc cấp cứu, giấy vệ sinh… là những thứ mà một người du lịch không thể nào quên. Chúc bạn có chuyến "hành sơn" mỹ mãn! . Chuẩn bị cho chuyến "hành sơn" Bạn ấp ủ dự định chinh phục những ngọn núi từ lâu và muốn. dụng bạn cần phải chuẩn bị, bên cạnh một chế độ tập luyện thể dục nghiêm túc: Gậy: có thể là gậy chuyên nghiệp cho leo núi hoặc chỉ cần một cành cây chắc chắn. Gậy sẽ “đỡ” cho trọng lượng cơ. nước. Nên chọn nón bịt che kín mũi, miệng, tai. Son tránh nẻ, kem chống nắng, kem chống khô da: các loại mỹ phẩm này cần thiết cho cả nam lẫn nữ. Vì khô môi, khô da sẽ khiến cho bạn có cảm giác