1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TOM TAT CAC KY DAI HOI DCSVN

12 490 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 311 KB

Nội dung

Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là đảng cầm quyền tại Việt Nam theo Hiến pháp, đồng thời cũng là đảng duy nhất được phép hoạt động. Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức được công bố, Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Marx-Lenin (Marxism-Leninism) và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Trên thực tế, chủ nghĩa dân tộc, một số yếu tố tích cực của chủ nghĩa tư bản và cả một vài yếu tố có tính truyền thống của ý thức hệ phong kiến cũng có những ảnh hưởng nhất định. Tại Việt Nam, trong các ngữ cảnh không chính thức, các phương tiện truyền thông, các nhà lãnh đạo, và đại bộ phận người dân thường dùng một từ "Đảng" (hoặc "Đảng ta") để nói về Đảng Cộng sản Việt Nam. [1][2] Mục lục • 1 Vai trò • 2 Cương lĩnh chính trị • 3 Lịch sử o 3.1 Tình hình thế giới o 3.2 Tình hình Việt Nam o 3.3 Hình thành và các hoạt động đầu tiên o 3.4 Cầm quyền tại miền Bắc o 3.5 Sau thống nhất • 4 Tổ chức • 5 Các ban của Trung ương Đảng • 6 Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ở các cấp • 7 Đơn vị sự nghiệp của Ban Chấp hành Trung ương • 8 Tư tưởng • 9 Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương • 10 Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời (tháng 2 năm 1930 - tháng 10 năm 1930) • 11 Các Tổng Bí thư (tương đương với Bí thư Thứ nhất trong giai đoạn 1960 - 1976) • 12 Các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc • 13 Xem thêm • 14 Chú thích • 15 Liên kết ngoài Vai trò Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam (1992, sửa đổi) viết: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Cương lĩnh chính trị Bài chi tiết: Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam Lịch sử [sửa] Tình hình thế giới Đến năm 1914, các nước đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật chiếm một khu vực thuộc địa rộng 65 triệu km vuông với số dân 523,4 triệu người (so với diện tích các nước đó là 16,5 triệu km vuông và dân số 437,2 triệu). [3] Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công. Sự ra đời của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết vào năm 1922. Tháng 3 năm 1919, Quốc tế cộng sản được thành lập. [sửa] Tình hình Việt Nam • Kinh tế: o Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì bên cạnh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới được du nhập vào Việt Nam. o Kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu, về cơ bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp và phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp. • Xã hội: o Từ xã hội phong kiến đọc lập trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. o Xã hội có sự phân hóa thành 5 giai cấp: Giai cấp địa chủ phong kiến, giai cấp nông dân, giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản, giai cấp công nhân. • Chính trị: tồn tại 2 chế độ. o Triều đình phong kiến. o Chế độ thực dân Pháp. [sửa] Hình thành và các hoạt động đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 6 tháng 1 năm 1930 [4] đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt). Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Kowloon) từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ. Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm) và 3 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, đại biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi. Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hồng Kông từ ngày 14 đến 31 tháng 10 năm 1930, tên của đảng được đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương theo yêu cầu của Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên. [5] Vừa ra đời, Đảng đã lãnh đạo phong trào nổi dậy 1930-1931, nổi bật là Xô-viết Nghệ Tĩnh. Phong trào này bị thất bại và Đảng Cộng sản Đông Dương bị tổn thất nặng nề vì khủng bố trắng của Pháp. Năm 1935, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I được bí mật tổ chức tại Ma Cao do Hà Huy Tập chủ trì nhằm củng cố lại tổ chức đảng, thông qua các điều lệ, bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá I gồm 13 ủy viên. Đồng thời, một đại hội của Cộng sản Quốc tế thứ ba tại Moskva đã thông qua chính sách dùng mặt trận dân tộc chống phát xít và chỉ đạo những phong trào cộng sản trên thế giới hợp tác với những lực lượng chống phát xít bất kể đường lối của những lực lượng này có theo chủ nghĩa xã hội hay không để bảo vệ hòa bình chứ chưa đặt nhiệm vụ trước mắt là lật đổ chủ nghĩa tư bản. Việc này đòi hỏi Đảng Cộng sản Đông Dương phải xem các chính đảng dân tộc tại Đông Dương là đồng minh. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7 năm 1936 do Lê Hồng Phong chủ trì tổ chức tại Thượng Hải, Đảng đã tạm bỏ khẩu hiệu "đánh đổ đế quốc Pháp" và "tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày" mà lập Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương. Tháng 3 năm 1938, Hội nghị Trung ương do Hà Huy Tập chủ trì họp ở Hóc Môn, Sài Gòn đã đổi tên Mặt trận là Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương. Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương lại đàn áp mạnh tay, Đảng đã chuyển hướng, coi giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. Tháng 3 năm 1939, Đảng ra bản Tuyên ngôn của Đảng cộng sản Đông Dương đối với thời cuộc. Tháng 11 năm 1939 Hội nghị Trung ương đảng họp tại Hóc Môn, Sài Gòn do Nguyễn Văn Cừ chủ trì đã thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương và Hội nghị Trung ương tháng 5 năm 1941 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì họp tại Cao Bằng lập ra Mặt trận Việt Minh. Thông qua mặt trận này, Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền tại Việt Nam, được biết đến với tên gọi Cách mạng tháng Tám. Ngày 11 tháng 11 năm 1945 Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán để giấu sự liên hệ cộng sản với nhà nước mới thành lập, lấy tên gọi mới là Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, mọi hoạt động công khai của đảng từ đây đều thông qua Mặt trận Việt Minh. Song trên thực tế, đảng vẫn hoạt động và chỉ đạo công cuộc kháng chiến. Sau này, Đại hội Đảng lần thứ III (tháng 9 năm 1960) quyết định lấy ngày 3 tháng 2 hằng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng. [sửa] Cầm quyền tại miền Bắc Đảng này được "lập lại", công khai (tại Việt Nam) với tên gọi Đảng Lao Động Việt Nam vào tháng 2 năm 1951, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II ở Tuyên Quang. Đại hội này được diễn ra trong lúc diễn ra Chiến tranh Đông Dương lần thứ I. Đại hội này cũng tách bộ phận của Lào và Campuchia (vốn cùng thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương) thành các bộ phận riêng. Sau đại hội II, Đảng Cộng sản thực thi chiến dịch cải cách ruộng đất. Trong cuộc cải cách, 810.000 hécta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân, chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Tuy nhiên, cuộc cải cách đã đấu tố oan nhiều người, dẫn đến nhiều cái chết oan (số liệu cụ thể chưa được xác định). Đến tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (họp từ 25/8 đến 24/9/1956) nhận định các nguyên nhân đưa đến sai lầm, và thi hành biện pháp kỷ luật đối với Ban lãnh đạo chương trình Cải cách Ruộng đất như sau: Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư Đảng, hai ông Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương ra khỏi Bộ Chính trị, và Hồ Viết Thắng bị loại ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III được tổ chức tại Hà Nội vào năm 1960 chính thức hóa công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc, tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó và đồng thời tiến hành cách mạng tại miền Nam. [sửa] Sau thống nhất Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, được tổ chức vào năm 1976 sau khi chấm dứt Chiến tranh Việt Nam, tên đảng được đổi lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá - lương - tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế Việt Nam càng trở nên khó khăn. Đại hội khởi xướng chính sách đổi mới, cải tổ bộ máy nhà nước, và chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, trong lúc vẫn giữ vị trí độc quyền. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X năm 2006 tiếp tục chính sách đổi mới, đồng thời cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân. Sau đại hội, một số báo chí nước ngoài đã đăng tin Đảng đang cân nhắc việc đổi tên, thành Đảng Nhân dân hay đổi lại thành Đảng Lao động. [6][7] [sửa] Tổ chức Bài chi tiết: Tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng theo chủ nghĩa Marx-Lenin với nguyên tắc tập trung dân chủ. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng, là cơ quan duy nhất có quyền ban hành hoặc sửa đổi Điều lệ Đảng và cương lĩnh chính trị, thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ đã qua và thông qua nghị quyết về phương hướng hành động nhiệm kỳ tới, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất việc chấp hành nghị quyết của đại hội. [8] Giữa 2 kỳ đại hội, Ban chấp hành trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất. Ban chấp hành trung ương do đại hội bầu ra tại đại hội Đảng toàn quốc và ban này họp 6 tháng 1 lần, họp bất thường khi cần. Ban chấp hành Trung ương bầu ra Bộ chính trị, bầu Tổng bí thư trong số ủy viên Bộ Chính trị và thành lập Ban Bí thư để xử lý công việc theo nhiệm vụ đã được quy định tại Điều lệ Đảng. Tổng bí thư đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương chủ trì cả Ban Chấp hành Trung ương, Bộ chính trị và Ban bí thư. [8] Đại hội Đảng được tổ chức thường kỳ 5 năm một lần để xác định đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đại hội bất thường khi cần. Đồng thời Đại hội Đảng bộ Quân đội cũng tổ chức 5 năm 1 lần bầu ra Đảng ủy Quân sự Trung ương, gồm có một số ủy viên do Bộ Chính trị phân công và các ủy viên trong quân đội để lãnh đạo đường lối quân sự của Đảng đề ra. [8] Vào năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tăng từ 77 đến 133 ủy viên và Bộ Chính trị tăng từ 11 đến 17 ủy viên trong khi Ban Bí thư tăng từ 7 đến 9 ủy viên. Đảng Cộng sản Việt Nam còn có hệ thống các ban, mỗi ban do một trưởng ban (ít nhất là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương) đứng đầu. Số đảng viên tăng gấp hai từ 760.000 vào năm 1966 đến 1.553.500 vào năm 1976, đại diện 3,1% tổng dân số toàn quốc, và lên đến gần 2 triệu vào năm 1986. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tổ chức vào tháng 12 năm 1986, ông Nguyễn Văn Linh trở thành Tổng Bí thư cùng 14 thành viên được bầu vào Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương được mở rộng đến 173 thành viên. Đại hội lần thứ IX diễn ra vào tháng 4 năm 2001 với 1168 đại biểu tham dự. Ban Chấp hành Trung ương Đảng với 150 thành viên do Đại hội Đảng bầu ra, họp ít nhất mỗi năm hai lần, với Bộ Chính trị họp nhiều lần hơn và Ban Bí thư có trách nhiệm giám sát hoạt động hằng ngày dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, ông Nông Đức Mạnh trở thành Tổng Bí thư mới. Kết thúc nhiệm kỳ này, toàn Đảng có gần 3,1 triệu đảng viên, chiếm 3,73% dân số cả nước. Đại hội lần thứ X diễn ra từ 18 đến 25 tháng 4 năm 2006 với 1.176 đại biểu tham dự, sau khi bốn đại biểu (trong đó có một bộ trưởng đã từ chức, một thứ trưởng bị bắt tạm giam) đã được rút từ danh sách ban đầu. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa X với 160 thành viên, với Bộ Chính trị gồm 14 thành viên. Ông Nông Đức Mạnh được bầu lại chức Tổng Bí thư. [sửa] Các ban của Trung ương Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay theo QĐ45-QĐ/TW của Bộ Chính trị(hợp nhất các ban của đảng, từ tháng 4/2007) có các ban sau đây mà chức năng chủ yếu là tham mưu về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực được giao cho Ban Chấp hành Trung ương: • Ban Tổ chức Trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ của hệ thống chính trị; đồng thời là cơ quan chuyên môn nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên của Trung ương. Ban này quan trọng nhất nên đứng đầu là một ủy viên Bộ Chính trị • Ban Tuyên giáo Trung ương. Ban được xác định là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và một số lĩnh vực xã hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn - nghiệp vụ về các lĩnh vực công tác này của Đảng. • Ban Dân vận Trung ương là cơ quan tham mưu về chủ trương, chính sách và giải pháp lớn về công tác dân vận. Ban chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu cụ thể hoá đường lối dân vận của Đảng (công tác Mặt trận, các đoàn thể nhân dân, hội quần chúng, tôn giáo, dân tộc); chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị nghị quyết đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định thuộc lĩnh vực nêu trên của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; thẩm định các đề án về công tác dân vận của các ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể Trung ương trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tham gia thẩm định các chính sách, đề án có liên quan đến quyền dân chủ của nhân dân và công tác dân vận của Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan nhà nước (bao gồm cả Quân đội và Công an), theo dõi hoạt động của một số hội quần chúng. • Ban Đối ngoại Trung ương là cơ quan tham mưu về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực đối ngoại, đồng thời là cơ quan tổ chức thực hiện quan hệ đối ngoại của Đảng. • Ban Cán sự Đảng ngoài nước phụ trách công tác Đảng đối với các tổ chức Đảng và đảng viên ở ngoài nước. Ban là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và giải pháp lớn đối với công tác đảng, công tác quần chúng ở ngoài nước; đồng thời là một cấp uỷ được Ban Bí thư uỷ nhiệm chỉ đạo và quản lý các tổ chức đảng, các đảng bộ và đảng viên ở ngoài nước. • Văn phòng Trung ương Đảng. Văn phòng Trung ương Đảng là cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo của Đảng, phối hợp, điều hoà hoạt động của các cơ quan tham mưu của Trung ương Đảng; tham mưu về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, nội chính; tham mưu về nguyên tắc và chế độ quản lí tài chính, tài sản của Đảng, trực tiếp quản lí tài chính, tài sản của các cơ quan đảng Trung ương và bảo đảm hậu cần phục vụ hoạt động của Trung ương Đảng; đồng thời là một trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo. • Ban Khoa giáo Trung ương [sửa] Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ở các cấp Ngoài các ban còn có Ủy ban Kiểm tra Trung ương chuyên xem xét tư cách đạo đức các đảng viên là cán bộ cao cấp, các vụ việc tiêu cực liên quan đến các đảng viên cao cấp. Điều 32 Điều lệ Đảng quy định nhiệm vụ của Uỷ ban kiểm tra các cấp như sau: 1. Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. 2. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng. 3. Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp ủy thi hành kỷ luật. 4. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đảng. 5. Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp. Uỷ ban kiểm tra có quyền yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên báo cáo, cung cấp tài liệu về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra. [sửa] Đơn vị sự nghiệp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hiện có bốn cơ quan đào tạo cán bộ, nghiên cứu, báo chí, xuất bản, về mặt tổ chức, các cơ quan này tương đương với ban: 1. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam; là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, trung, cao cấp; là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 2. Báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức phát hành các loại ấn phẩm sau: Nhân dân hàng ngày, Nhân dân cuối tuần, Nhân dân hàng tháng, Nhân dân điện tử tiếng Việt và tiếng Anh. 3. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật là cơ quan xuất bản chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài nhiệm vụ xuất bản các ấn phẩm chính trị, cơ quan này còn tham gia nghiên cứu các vấn đề lý luận chính trị, khoa học xã hội. 4. Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam, ấn phẩm là Tạp chí Cộng sản và Tạp chí Cộng sản điện tử. [sửa] Tư tưởng Tuy chính thức là một đảng Marx-Lenin, Đảng Cộng sản Việt Nam đã cải tổ đường lối theo kinh tế thị trường và tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh. Hiện nay, đảng vẫn là đảng cầm quyền duy nhất tại Việt Nam. [sửa] Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Chức Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, tồn tại từ năm 1951 đến 1969, chỉ duy nhất do chủ tịch Hồ Chí Minh nắm giữ, được coi là cao hơn Tổng Bí thư. Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời (tháng 2 năm 1930 - tháng 10 năm 1930) Họ tên Thời gian giữ chức Ghi chú Trịnh Đình Cửu 2/1930-10/1930 Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương Các Tổng Bí thư (tương đương với Bí thư Thứ nhất trong giai đoạn 1960 - 1976) Họ tên Thời gian giữ chức Ghi chú Trần Phú 10/1930-4/1931 Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Lê Hồng Phong 3/1935đến 6/1936 Tổng bí thư ĐCS Đông Dương. Chỉ được công nhận gần đây, quãng từ năm 2000 trở đi Hà Huy Tập 7/1936 đến 3/1938 Tổng bí thư ĐCS Đông Dương. Chỉ được công nhận gần đây, quãng từ năm 2000 trở đi Nguyễn Văn Cừ 3/1938 đến 1/1940 Tổng bí thư ĐCS Đông Dương Trường Chinh 5/1941 đến 9/1956 Quyền Tổng Bí thư ĐCS Đông Dương từ tháng 11/1940 Thôi giữ chức sau Hội nghị Trung ương về vấn đề sửa sai cải cách ruộng đất Hồ Chí Minh 10/1956 đến 9/1960 Tổng bí thư ĐCS Đông Dương (Kiêm chức Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng) Lê Duẩn 9/1960 đến 7/1986 9/1960-12/1976: Bí thư Thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam 12/1976-7/1986: Tổng bí thư ĐCS Việt Nam (đến lúc mất) Trường Chinh 7/1986 đến 12/1986 Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh 12/1986 đến 6/1991 Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười 6/1991 đến 12/1997 Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu 12/1997 đến 4/2001 Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh 4/2001 đến nay - [sửa] Các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc Đại hội Đại biểu toàn quốc Thời gian Địa điểm Số đại biểu Số đảng viên Sự kiện Lần thứ nhất 27 - 31/ 3/1935 Ma Cao (Trung Quốc) 13 600 Khôi phục phong trào Cộng sản trong nước Lần thứ hai 11 - 19/02/1951 Tuyên Quang 158 (53 dự khuyết) 766.349 Đổi tên thành Đảng Lao Động Việt Nam. Lần thứ ba 05 - 12/ 9/1960 Hà Nội 525 (51 dự khuyết) 500.000 Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến hành cách mạng miền Nam Lần thứ tư 14 - 20/12/1976 Hà Nội 1008 1.550.000 Đại hội đầu tiên sau thống nhất Lần thứ năm 27 - 31/ 3/1982 Hà Nội 1033 1.727.000 Lần thứ sáu 15 - 18/12/1986 Hà Nội 1129 ~1.900.000 Khởi xướng chính sách đổi mới Lần thứ bảy 24 - 27/ 6/1991 Hà Nội 1176 2.155.022 Lần thứ tám 28 - 01/ 7/1996 Hà Nội 1198 2.130.000 Lần thứ chín 19 - 22/ 4/2001 Hà Nội 1168 2.479.719 Lần thứ mười 18 - 25/ 4/2006 Hà Nội 1176 ~3.100.000 [sửa] Xem thêm • Danh sách các đảng phái chính trị của Việt Nam • Đảng cộng sản Danh sách các liên minh và đảng phái chính trị Việt Nam Trước 1945 Đảng Lập hiến Đông Dương · Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên · Đảng Việt Nam Độc lập · Việt Nam Quang phục Hội · Đông Dương Cộng sản Đảng · Việt Nam Cách mệnh Đảng · An Nam Cộng sản Đảng · Tân Việt Cách mạng Đảng · Đông Dương Cộng sản Liên đoàn · Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng · Đại Việt Quốc gia Cách mệnh Ủy viên Hội · Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội · Việt Nam Quốc dân đảng · Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội · Đại Việt Quốc dân đảng · Đại Việt Dân chính Đảng Từ 1945 đến 1954 Đảng Lao động Việt Nam · Việt Nam Quốc dân đảng · Đại Việt Quốc dân đảng · Đảng Xã hội Việt Nam · Đảng Dân chủ Việt Nam · Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội · Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội · Đảng Dân chủ Xã hội Việt Nam Từ 1954 đến 1975 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Đảng Lao động Việt Nam · Đảng Xã hội Việt Nam ·

Ngày đăng: 10/07/2014, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w