1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Giáo trình kiến trúc dân dụng 6 potx

5 573 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 205,99 KB

Nội dung

26 b. Hành lang: - Là bộ phận giao thông nằm ngang, yêu cầu thoáng, sáng sủa, đảm bảo được vận chuyển đồ dạc. - Hành lang chung của nhiều hộ thường rộng1,41,8m. - Hành lang nội bộ căn hộ thường rộng tối thiểu 90cm. -Hệ số chiếu sáng cho hành lang K1/12 Có thể lấy anh sáng trực tiếp hoặc gián tiếp. c. Cầu thang - Là bộ phận giao thông theo phương đứng của công trình, đặt gần cửa ra vào hoặc tiền phòng, có khi đặt ngay trong phòng chung. -Các hình thức của cầu thang: -Các thông số của cầu thang: + Chiều rộng thang a 75cm + Độ dốc i=1/1,11/1,25 + Quan hệ giữa chiều cao và chiều rộng bậc thang phải đảm bảo công thức: 2h+b = 6064cm +Nếu dưới gầm cầu thang có lối đi thì chiều cao lối đi phải  2m. d. Ban công và lô gia: Là nơi nghỉ ngơi, tiếp xúc với thiên nhiên của các căn hộ đồng thời là nơi để phơi phóng. Thường bố trí gần bếp, phòng ngủ, phòng sinh hoạt. 2 7 - Ban công : có 3 mặt thoáng Lô gia : có 1 mặt thoáng, gồm 2 loại chính: lô gia để nghỉ ngơi, giải trí, lô gia phục vụ. - Mặt sàn của ban công và lô gia phải thấp hơn mặt sàn trong nhà. e. Kho và tủ tường: là nơi cất giữ đồ đạc của gia đình. - Kho thường được bố trí ở các vị trí thiếu ánh sáng như cuối hành lang, phía trên của tiền phòng và nhà vệ sinh hoặc bên dưới cầu thang. Độ sâu  60 cm. - Tủ tường có 3 mặt xây gạch, một mặt cửa gỗ, là các dạng tủ cố định nằm ở các vách ngăn giữa 2 phòng thường có độ sâu 60cm. Trong nhà ở có tủ tường sẽ tiết kiệm không gian, hạ giá thành, trang trí nội thất, chống ồn. 3.4 Các loại nhà ở thông dụng 3.4.1 Nhà ở kiểu biệt thự 1. Đặc điểm và phân loại - Nhà ở kiểu biệt thự là nhà ở thấp tầng (1-3 tầng), có sân vườn, được xây dựng ở các khu nghỉ mát , an dưỡng hoặc ngoại vi các thành phố lớn, đối tượng sử dụng là những gia đình có điều kiện thu nhập kinh tế cao. - Hệ số mật độ xây dựng : K0 = Sxd Skđ =0,2 0,3 + Khu nghỉ mát K0 = 0,15  0,2 + Ven đồ K0 = 0,2  0,25 + Trong thành phố K0 = 0,25  0,35 - Nhà biệt thự thường có tiêu chuẩn cao, điều kiện tiện nghi đầy đủ. Nhà gồm các bộ phận sau: + Bộ phận ở (nhà ở chính ): phòng ngủ, phòng làm việc, phòng sinh hoạt chung. + Bộ phận phục vụ (nhà phụ): bếp, tắm , xí, nhà để xe, kho, nhà ở cho người giúp việc. + Bộ phận vui chơi : sân vườn, sân chơi, bể bơi + Bộ phận bảo vệ: cổng, tường, hàng rào. - Nhà biệt thự có thể phân loại như sau: + Theo số tầng: mhà biệt thự 1 tầng, 2 tầng, và 3 tầng. + Theo phương thức tổ hợp: * Biệt thự đơn lập: dùng cho một gia đình, đứng biệt lập giữa cây xanh và sân vườn, tiếp xúc với thiên nhiên từ 4 hướng. * Biệt thự song lập: dùng cho 2 gia đình, gồm 2 căn ghép lưng vào nhau đối xứng qua một trục, mỗi căn có 3 mặt tiếp xúc với thiên nhiên. Loại này so với biệt thự đơn lập kinh tế hơn vì tiết kiệm được tường ngoàivà đường ống, diện tích khu đất hạn chế, giảm bớt bề rộng mặt tiền. 28 * Biệt thự tứ lập: dùng cho 4 gia đình, gồm 4 căn ghép với nhau, mỗi căn có 2 mặt tiếp xúc với thiên nhiên. Loại này ở nước ta không phát triển vì một số căn không có hướng gió tốt. Đơn lập Song lập Tứ lập 2. Những ưu nhược điểm của nhà biệt thự: - Ưu điểm: + Điều kiện sinh hoạt tiện nghi cao, yên tĩnh, gần gũi thiên nhiên, thích hợp với người già và trẻ em. + Đóng góp vẻ đẹp mỹ quan cho đô thị, đường phố. + Vật liệu, kết cấu đơn giản. + Phòng hỏa và quản lý tốt. - Nhược điểm: + Diện tích chiếm đất lớn, tốn kém đường ống và thiết bị kỹ thuật. + Giá thành cao, không thể xây dựng hàng loạt. + Mật độ xây dựng thấp, dễ gây phân tán về mặt quy hoạch. 3. Các giải pháp tổ chức mặt bằng: a. Dùng tiền phòng làm khâu liên hệ chính: - Uu điểm: mối quan hệ giữa các phòng chặt chẽ, các phòng tương đối độc lập với nhau nên tiện nghi sử dụng cao, yên tĩnh, kín đáo. - Nhược điểm: không có các không gian lớn, tốn diện tích giao thông, không gian tách biệt, khó gây cảm giác gần gũi. b. Dùng phòng sinh hoạt chung làm khâu liên hệ chính: - Uu điểm: thông thoáng và chiếu sáng tốt cho tất cả các phòng, tiết kiệm diện tích giao thông, không gian ấm cúng. - Nhược điểm: các phòng dễ ảnh hưởng lẫn nhau, thiếu yên tĩnh, kín đáo. c. Dùng hành lang làm khâu liên hệ chính: 29 - Uu điểm: thông thoáng, chiếu sáng tốt, có thể áp dụng cho loại biệt thự nhiều phòng. - Nhược điểm: không gian không chặt chẽ, giao thông bị kéo dài tốn đường ống và thiết bị . 3.4.2 Nhà ở nhiều tầng (nhà chung cư) Chung cư nhiều tầng là loại nhà ở phục vụ nhiều gia đình với số tầng từ 4  6 tầng. Loại nhà này xây dựng phổ biến nhất trong các thành phố vì nó giải quyết được chỗ ở cho nhiều người, xây dựng nhanh hàng loạt và chiếm ít đất. Đặc điểm chung của loại nhà này là: - Ở được nhiều hộ, mỗi hộ cách ly nhau tốt. - Một cầu thang phục vụ cho nhiều hộ, không trang bị thang máy. - Mỗi hộ không có sân vườn riêng mà chỉ có cây xanh và đường sá công cộng. Căn cứ vào cách tổ hợp những căn hộ có thể phân loại các chung cư nhiều tầng như sau: - Nhà ở kiểu phân đoạn (đơn nguyên). - Nhà ở kiểu hành lang. 1. Nhà ở kiểu phân đoạn: a. Đặc điểm và phân loại : Nhà ở kiểu phân đoạn là nhà gồm nhiều đoạn giống nhau ghép lại theo chiều ngang, chiều dọc, mỗi đoạn còn gọi là đơn nguyên, thường từ 3  5 đơn nguyên. Mỗi đơn nguyên lại tập trung nhiều căn hộ ( 2  4 căn )bố trí xung quanh một nút giao thông, lấy cầu thang làm phương tiện liên hệ giữa các căn hộ và với bên ngoài. Về mặt hình thức có thể phân làm 3 loại đơn nguyên: - Đơn nguyên giữa nhà: gọi là đơn nguyên điển hình, nó có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và có 2 mặt tiếp xúc với thiên nhiên. - Đơn nguyên đầu hồi: có 3 mặt tiếp xúc với thiên nhiên. - Đơn nguyên nối tiếp: thường gặp trong các mặt bằng chữ L, T hoặc do yêu cầu của quy hoạch. 30 b. Những ưu nhược điểm của nhà phân đoạn: - Ưu điểm: + Thích hợp cho việc bố trí nhiều hộ. + Bảo đảm tiện nghi, cách ly tốt, thích hợp với nhiều loại khí hậu. + Kinh tế vì đường giao thông công cộng ít, diện tích thừa không nhiều, tiết kiệm tường ngoài. + Tổ hợp mặt bằng linh hoạt giữa các căn hộ và giữa các đoạn. + Tổ chức ánh sáng dễ. - Nhược điểm: + Khó tổ chức thông gió xuyên phòng cho tất cả các hộ. + Nếu đơn nguyên có nhiều căn hộ thì sẽ có căn hộ bị tối hành lang. + Loại đơn nguyên mỗi tầng 2 căn hộ sử dụng một cầu thang sẽ không kinh tế. c. Các giải pháp tổ chức mặt bàng cho một đơn nguyên: Mặt bằng các đơn nguyên khác nhau chủ yếu bởi cách bố trí bếp, khối vệ sinh và cách tổ chức sắp xếp các phòng ở. c1. Giải pháp bố trí các phòng ở: có 2 cách tổ chức: - Tiền phòng làm đầu nút giao thông. - Phòng chung làm trung tâm và đầu nút giao thông. c2. Giải pháp bố trí bếp và khối vệ sinh: có các kiểu thông dụng sau: * Bếp, WC bố trí dọc tường ngoài. - Ưu điểm: + Bếp và WC đều có chiếu sáng trực tiếp + Thông gió tự nhiên cho các căn hộ + Thoát rác dễ dàng, tiện nghi cao. - Nhược điểm: + Chiều dày của nhà mỏng. + Độ dày tường ngoài lớn, không kinh tế bằng những kiểu khác. + Tốn diện tích giao thông, đường ống, thiết bị. . i=1/1,11/1,25 + Quan hệ giữa chiều cao và chiều rộng bậc thang phải đảm bảo công thức: 2h+b = 60 64 cm +Nếu dưới gầm cầu thang có lối đi thì chiều cao lối đi phải  2m. d. Ban công và lô gia:. hoặc bên dưới cầu thang. Độ sâu  60 cm. - Tủ tường có 3 mặt xây gạch, một mặt cửa gỗ, là các dạng tủ cố định nằm ở các vách ngăn giữa 2 phòng thường có độ sâu 60 cm. Trong nhà ở có tủ tường sẽ. 26 b. Hành lang: - Là bộ phận giao thông nằm ngang, yêu cầu thoáng, sáng sủa, đảm bảo được vận

Ngày đăng: 10/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN