1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiếng Việt 5 (HK2_2009-2010)

4 136 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 114,5 KB

Nội dung

Trường tiểu học Lớp: Họ tên học sinh: Thứ ngày …… tháng … năm …… KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2009–2010 MÔN: Tiếng Việt (đọc hiểu) – Lớp 5 Thời gian làm bài: 30 phút. Phong cảnh đền Hùng Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa. Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát. Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khỏang ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương. Theo Đoàn Minh Tuấn Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: 1. Đền Hùng, một địa danh hiện nay thuộc tỉnh: a Phú Thọ b Lạng Sơn c Cao Bằng 2. Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc như: Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương, sự tích trăm trứng,…. Ngoài ra, còn một truyền thuyết được nhắc đến trong bài đọc trên, đó là truyền thuyết: a cây khế. b Thánh Gióng. c cây tre trăm đốt. - 2 - 3. Những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng: a Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. b Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. c Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. 4. Đền Hùng, một cảnh đẹp thiên nhiên của vùng núi Nghĩa Lĩnh. Nơi đây dùng để thờ: a Bác Hồ b các vua Hùng c các anh hùng liệt sĩ 5. “Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” được liên kết với nhau bằng cách lặp lại từ: a chùa b nhà c đền 6. Việc lặp lại từ trong một đoạn văn nhằm để: a nghe êm tai, dễ nhớ nội dung b liên kết các câu với nhau c dễ hiểu được chủ đề 7. Trong câu: “Hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi.” các dấu phẩy trong câu có tác dụng ngăn cách: a các bộ phận vị ngữ. b các vế câu ghép. c trạng ngữ với bộ phận chính. - 3 - UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN CHÁNH I. Chính tả (5 điểm) KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2 009 – 2 010 MÔN: Tiếng Việt (viết) - Lớp 5 Thời gian làm bài: - Chính tả: 20 phút; - Tập làm văn: 35 phút. Bài viết: Tình quê hương …Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ./. Nguyễn Khải * Cách t i ế n hà n h : - Đọc cả bài viết cho học sinh nghe; - Đọc từng từ, cụm từ cho học sinh viết (2-3 lần); - Đọc cả bài cho học sinh dò lại bài viết. II. T ập là m văn (5 điểm) Đề bài: II. T ậ p l à m vă n (5 điểm) Em hãy tả hình dáng, tính tình của một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em) đã để lại cho em nhiều tình cảm sâu sắc nhất. * Cách t i ế n hà n h : - Đọc đề và ghi đề bài lên bảng lớp; - Học sinh không cần chép lại đề bài và tự làm bài. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2009-2010 Môn : Tiếng Việt – Lớp 5. I. Đọc hiể u (5.0 điểm): Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án a b c b c b a Điểm 1.0 0.5 0.5 0.5 0.5 1.0 1.0 II. Viết (10 điểm): 1. Chính t ả (5.0 điểm): Bài viết không mắc lỗi chính tả, trình bày đúng hình thức, chữ viết rõ ràng, chân phương, sạch đẹp: 5.0 điểm; + Sai mỗi lỗi chính tả về: âm đầu, vần, tiếng, viết hoa không đúng qui định trừ 0.5 điểm; + Sai mỗi lỗi chính tả về dấu thanh trừ 0.25 điểm. * Bài viết có chữ viết không rõ ràng, không đúng qui định hoặc trình bày bẩn,… trừ cả bài 1.0 điểm. 2. T ập l à m văn (5.0 điểm): a/ Bài viết đạt 5.0 điểm, yêu cầu đầy đủ các yếu tố: + Viết được bài văn tả người: có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không sai lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng yêu cầu, bài viết sạch, đẹp, không bôi xoá. + Trình tự hợp lí, diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật. b/ Tuỳ theo mức độ làm bài của học sinh: sai sót về ý, từ, câu, kỹ năng diễn đạt, chữ viết, … giáo viên có thể ghi các điểm như sau: 4.5 - 4.0 - 3.5 - 3.0 - 2.5 - 2.0 - 1.5 - 1.0 - 0.5. * Bài viết trình bày không sạch, không đẹp, chữ viết không đúng qui định trừ cả bài viết 1.0 điểm. c/ Gợi ý biểu điểm: - M ở bài ( 0.5 điểm ): Giới thiệu người em định tả (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em). - Thân bài ( 4.0 điểm ): + Tả hình dáng người thân (tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, nước da, ) + Tả tính tình ( lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử, ) + Những việc làm của người thân gây cho em tình cảm sắc nhất - Kết bài ( 0.5 điểm ): Nêu được cảm nghĩ về người thân ấy./. Cách tính điểm học kì môn Tiếng Việt:  Điểm kiểm tra đọc = điểm kiểm tra đọc thành tiếng + điểm kiểm tra đọc hiểu;  Điểm kiểm tra viết = điểm kiểm tra chính tả + điểm kiểm tra tập làm văn;  Điểm kiểm tra môn Tiếng Việt = (điểm kiểm tra đọc + điểm kiểm tra viết):2.  Điểm kiểm tra đọc; điểm kiểm tra viết; điểm kiểm tra môn Tiếng Việt là điểm số chẵn, không ghi điểm số thập phân (làm tròn số điểm dựa theo thông tư số 32/2009/BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). . học: 2009-2010 Môn : Tiếng Việt – Lớp 5. I. Đọc hiể u (5. 0 điểm): Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án a b c b c b a Điểm 1.0 0 .5 0 .5 0 .5 0 .5 1.0 1.0 II. Viết (10 điểm): 1. Chính t ả (5. 0 điểm): Bài viết. sau: 4 .5 - 4.0 - 3 .5 - 3.0 - 2 .5 - 2.0 - 1 .5 - 1.0 - 0 .5. * Bài viết trình bày không sạch, không đẹp, chữ viết không đúng qui định trừ cả bài viết 1.0 điểm. c/ Gợi ý biểu điểm: - M ở bài ( 0 .5 điểm. HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN CHÁNH I. Chính tả (5 điểm) KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2 009 – 2 010 MÔN: Tiếng Việt (viết) - Lớp 5 Thời gian

Ngày đăng: 10/07/2014, 12:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w