Xăm thẩm mỹ: Hại nhiều hơn lợi potx

4 256 0
Xăm thẩm mỹ: Hại nhiều hơn lợi potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xăm thẩm mỹ: Hại nhiều hơn lợi Vì lý do an toàn, Hiệp hội Ngân hàng máu khuyến cáo không lấy máu của người hiến máu đã thực hiện xăm thẩm mỹ trong vòng một năm trở lại. Phương pháp đưa chất màu vào dưới da như một cách trang điểm vĩnh viễn (permanent make up) đã trở thành một trong những lựa chọn của phái đẹp. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn bỏ ngỏ nhiều điều cần lưu ý. Tiến sĩ - bác sĩ Lê Ngọc Diệp, giảng viên bộ môn da liễu Trường ĐH Y Dược TPHCM, đã có buổi trò chuyện chuyên đề Xăm thẩm mỹ, lợi hay hại tại Nhà Văn hóa Phụ nữ TPHCM. Thể hiện bản thân Hiện nay, việc xăm cơ thể đã trở thành một ngành công nghiệp ở phương Tây. Theo một nghiên cứu gần đây, có đến 24% người dân Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 50 xăm mình. 46% trong số đó cho rằng việc xăm cơ thể là một cách để thể hiện bản thân. Với phái đẹp, xăm cơ thể ở những vùng thường xuyên trang điểm như môi, chân mày là một chọn lựa để đạt đến vẻ đẹp tự nhiên và không mất quá nhiều thời gian tô vẽ cho mình. Không ít người cũng đã toại nguyện khi làm đẹp bằng phương pháp xăm thẩm mỹ. Tuy nhiên, có khá nhiều nguyên nhân để các quý bà không hài lòng với phương pháp này. Điều đầu tiên, đây là lựa chọn không thể khắc phục hoặc nếu khắc phục được cũng sẽ mất rất nhiều thời gian, nếu có sai lầm. Nhiều trường hợp vết xăm môi, chân mày hoàn toàn chỏi với gương mặt nhưng người xăm phải chịu trận ít nhất là 3 năm mới có thể xóa bỏ phần nào. Với việc thay đổi trào lưu trang điểm thường xuyên như hiện nay, người xăm cũng sẽ dễ dàng lâm vào chuyện lạc mốt. Theo những nghiên cứu xã hội mới nhất, có đến 20% người đã thực hiện xăm muốn cơ thể mình trở lại như lúc đầu. Tuy nhiên, việc này hoàn toàn không đơn giản. Phương pháp cắt vùng da xăm, may lại sẽ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ. Với phương pháp mài da sâu bằng máy mài cơ học, người xóa xăm phải chịu đau đớn nhưng kết quả cũng khó được như mong muốn. Hiện đại nhất, các bác sĩ thẩm mỹ có thể can thiệp bằng laser nhưng phải thực hiện nhiều lần, cách nhau hàng tuần và chi phí thì khá tốn kém. Rước bệnh vào người Bệnh viện Da liễu TPHCM đã phát hiện được 2 trường hợp nhiễm HIV do bệnh nhân đồng ý xăm dạo. Tuy đây chỉ là con số nhỏ nhưng phần nào đã khẳng định được nguy cơ lây lan bệnh qua đường máu bằng cách xăm thẩm mỹ là có thật. Ngoài ra, các bệnh nguy hiểm như viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, mụn cóc, giời leo, rubella, giang mai đều có thể bị lây nhiễm giữa những người xăm cùng dụng cụ. Đó chính là lý do mà hiệp hội ngân hàng máu khuyến cáo không lấy máu của người hiến máu đã thực hiện xăm thẩm mỹ trong vòng 1 năm trở lại. Mực xăm có thể gây viêm da dị ứng nếu người xăm không thích ứng được. Khi gặp kỹ thuật viên non tay nghề, việc vết xăm hoại tử, nhiễm trùng phần da xăm hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu điều trị không kịp thời, dễ dẫn đến việc nhiễm trùng máu, gây tử vong. . Xăm thẩm mỹ: Hại nhiều hơn lợi Vì lý do an toàn, Hiệp hội Ngân hàng máu khuyến cáo không lấy máu của người hiến máu đã thực hiện xăm thẩm mỹ trong vòng một. vẫn còn bỏ ngỏ nhiều điều cần lưu ý. Tiến sĩ - bác sĩ Lê Ngọc Diệp, giảng viên bộ môn da liễu Trường ĐH Y Dược TPHCM, đã có buổi trò chuyện chuyên đề Xăm thẩm mỹ, lợi hay hại tại Nhà Văn. hoặc nếu khắc phục được cũng sẽ mất rất nhiều thời gian, nếu có sai lầm. Nhiều trường hợp vết xăm môi, chân mày hoàn toàn chỏi với gương mặt nhưng người xăm phải chịu trận ít nhất là 3 năm mới

Ngày đăng: 10/07/2014, 11:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan