1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bệnh viêm màng bồ đào (Kỳ 4) ppt

5 579 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 168,69 KB

Nội dung

Bệnh viêm màng bồ đào (Kỳ 4) VI. Điều trị: Khó khăn vì phải dựa vào chẩn đoán nguyên nhân, mà nhiều trường hợp không tìm được nguyên nhân. 1. Dùng các thuốc đặc hiệu theo nguyên nhân: Thí dụ: thuốc chống virus, chống lao, chống nấm, kháng sinh chống vi khuẩn. Penicillin điều trị giang mai 2. Thuốc giãn đồng tử và liệt thể mi Cần dùng ngay từ đầu với mục đích: - Chống dính sau, nếu đồng tử giãn có thế tách được chỗ dính - Giảm đau do thuốc làm liệt cơ thể mi Dùng dung dịch Artropin 1% - 4% tra ngày 2 -3 lần, nếu đồng tử giãn được cần duy trì ngày 1 lần. Nếu đồng tử không giãn với thuốc tra, cần tiêm dưới kết mạc quanh rìa dung dịch Adrenalin 1mg + Artropin 1/4 mg, vị trí tiêm 4 điểm: 3-9-6-12 giờ nếu đồng tử dính toàn bộ. Nếu khônh dính toàn bộ, tiêm dưới kết mạc tương ứng với chỗ dính đồng tử. 3. Thuốc chống viêm Corticoid là thuốc chủ lực trong viêm màng bồ đào, nhưng có chỉ định trong những trường hợp cụ thể. Có thể dùng dưới dạng tra tại chỗ dung dịch, mỡ, hoặc tiêm cạnh nhãn cầu, uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Liều lượng và thời gian dùng tuỳ theo tình trạng bệnh lý. Chú ý đến các tác dụng phụ khác, cần theo dõi sát khi sử dụng thuốc. Các thuốc chống viêm không steroid, được sử dụng trong những trường hợp chống chỉ định corticoid như: Indomethacin, Diclofenac 4. Thuốc ức chế miễn dịch Thuốc gây độc tế bào: Cyclophosphamit, clorambuxil, azathioprin, methotrexat. Tác dụng diệt dòng lympho bào phân chia nhanh là yếu tố gây viêm. Có nhiều tác dụng phụ và biến chứng nặng. Khi dùng phải theo dõi rất chặt chẽ và xét nghiệm toàn thân, nếu có nhiễm độc cần ngừng thuốc. Chỉ dùng trong những trường hơp như: hội chứng Behcet, hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada, nhãn viêm giao cảm, viêm màng bồ đào không đáp ứng với corticoid. Cyclosporin: Thuốc ức chế hoạt hoá tế bào lympho T qua tác dụng ức chế chức năng interleukin-1 và interleukin-2. Có tác dụng đặc hiệu và ít gây độc hơn so với nhóm thuốc gây độc tế bào. Được dùng trong những trường hợp viêm màng bồ đào liên quan đến yếu tố miễn dịch, và không đáp ứng với corticoid. Liều bắt đầu 5 mg/kg/ngày. 5. Phẫu thuật Có thể giúp cho việc chẩn đoán như chích mủ tiền phòng, chọc hút dịch kính để tìm nguyên nhân. Phẫu thuật chủ yếu là điều trị biến chứng của viêm màng bồ đào: - Lấy thuỷ tinh thể, hoặc phaco và đặt thuỷ tinh thể nhân tạo - Phẫu thuật lỗ dò với cắt mống mắt rộng điều trị tăng nhãn áp - Cắt dịch kính, bóc màng xơ trước võng mạc - Phẫu thuật bong võng mạc Bs. Ths.Cung Hồng Sơn Tài liệu tham khảo: 1.Jack Kanski. Clinical ophthalmology. Butterworth-Heinemann. 2002. Uveitis. 271 – 3162.R Douglas Cullom. Benjamin Chang. Will Eye Hospital Manual. J.B. Lippincott Company. 2000. Uveitis. 351 - 2763.Kenneth W. Wright. Texbook of Ophthalmology. Williams & Wikins 1997. Ocular inflammation. 447 – 555. 4.Phan Dẫn và cộng sự. Nhãn khoa giản yếu. Nhà xuất bản y học. 2004. Màng bồ đào. 337 - 429 . Bệnh viêm màng bồ đào (Kỳ 4) VI. Điều trị: Khó khăn vì phải dựa vào chẩn đoán nguyên nhân, mà nhiều trường. bộ, tiêm dưới kết mạc tương ứng với chỗ dính đồng tử. 3. Thuốc chống viêm Corticoid là thuốc chủ lực trong viêm màng bồ đào, nhưng có chỉ định trong những trường hợp cụ thể. Có thể dùng dưới. trong những trường hơp như: hội chứng Behcet, hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada, nhãn viêm giao cảm, viêm màng bồ đào không đáp ứng với corticoid. Cyclosporin: Thuốc ức chế hoạt hoá tế bào lympho

Ngày đăng: 10/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w