Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
139,42 KB
Nội dung
Mỹ phẩm được sản xuất như mắm tôm Tại Việt Nam, nhiều chị em đi beauty salon để tắm trắng, đắp mặt nạ làm trắng da với giá hàng triệu đồng. Chắc họ chẳng thể biết ở chợ mỹ phẩm Xing Fa Plaza, những thứ bột tắm trắng, mặt nạ “tươi” ấy được bán như cho (bột dùng để tắm trắng giá chỉ 5- 10NDT/túi loại 1kg). Với lý do muốn được xem năng lực sản xuất trước khi ký hợp đồng đặt hàng, chúng tôi đề nghị bà Hà cho đi thăm nhà máy. Cách trung tâm thành phố Quảng Châu 40 km, xưởng sản xuất của bà Hà được xây dựng khá hoành tráng với một nhà xưởng hai tầng và một khu văn phòng, thiết kế mẫu mã. Chỉ nhóm công nhân đang hối hả đóng hàng vào thùng carton, bà Hà bảo đó là lô hàng chuẩn bị đưa ra Lũng Vài để xuất về Việt Nam. Nhìn những dãy thùng hàng cao ngất chất đầy lối ra cũng đủ thấy cơ sở này đang làm ăn phát đạt cỡ nào. Nhưng khác hẳn sự hoành tráng bên ngoài, khi bước vào nơi đặt máy móc bên trong, chúng tôi thật sự ngạc nhiên bởi dây chuyền sản xuất mỹ phẩm của xưởng này đơn giản đến không ngờ. Trên cái giá đỡ cách mặt đất chừng 1m là một dãy 6 cái bồn inox có gắn động cơ, van điều áp, đồng hồ đo áp suất được nối với gần chục cái bồn nhựa bằng một hệ thống ống inox và ống nhựa chạy sát trần nhà. Trên nền nhà lênh láng nước là la liệt thùng, xô nhựa, trong ấy thùng thì đựng một thứ kem sền sệt màu nâu đen như mắm tôm, thùng thì đựng thứ nước màu vàng nhạt. Bên cạnh đó là một dãy máy đóng chai. Theo như giới thiệu vắn tắt quy trình sản xuất của bà Hà thì nguyên liệu sẽ được đưa vào 6 cái bồn inox để chế biến, sau đó thành phẩm sẽ được dẫn ra những bồn nhựa rồi bơm ra từng thùng, xô nhựa. Sản phẩm sẽ được ủ trong thùng nhựa này 24 tiếng rồi đưa ra máy đóng chai Toàn bộ quy trình sản xuất một mẻ sản phẩm từ khi đưa nguyên liệu vào tới khi thành phẩm đưa đi đóng chai là 48 tiếng. Đấy là quy trình sản xuất chứ còn nguyên liệu đưa vào làm thì chịu vì đó là bí mật công nghệ. Chỉ cho chúng tôi một thùng nhựa đựng thứ kem sền sệt có màu mắm tôm vừa chiết từ dây chuyền sản xuất xuống, bà Hà cho biết đó chính là kem dưỡng tóc. Như muốn khẳng định sản phẩm mình làm ra được làm rất bài bản, bà Hà đưa chúng tôi đi thăm phòng thí nghiệm. Nhưng đó chỉ là một căn phòng nhỏ xung quanh được ốp bằng thứ gạch men rẻ tiền đặt ngay trong khu nhà xưởng. Máy móc cũng chẳng có gì ngoài vài cái kính hiển vi và một đống chai lọ đặt trên cái bàn ở giữa phòng. Thấy bà chủ tới, anh chàng nhân viên phòng thí nghiệm đưa ra một cái lọ mẫu có đựng một thứ kem màu vàng nhạt, sau khi nghe nhân viên nói một tràng về kết quả kiểm tra, bà Hà mở lọ ra kiểm tra bằng cách cho lên mũi ngửi rồi “ok”. Thấy chúng tôi tò mò không hiểu cái thứ kem ấy là cái gì, bà Hà cười rồi giải thích đó là một loại kem dưỡng da sắp được đưa vào sản xuất. Nhìn quy trình sản xuất này, bất giác, tôi lại nhớ đống mẫu trưng bày ở Xing Fa Plaza của bà với những nhãn hiệu Revlon, Olay, Shiseido, Chanel, Gucci, Double Rich mà giật mình. Cũng tình cờ, hôm chúng tôi đến xưởng sản xuất của bà Hà lại gặp ngay một khách hàng mới từ TP HCM sang đặt hàng. Người này giới thiệu tên là S., chủ một cửa hàng bán buôn hàng mỹ phẩm ở chợ Kim Biên. Hóa ra đây chính là người đã đặt những mẫu hàng mang nhãn hiệu Double Rich mà bà Hà đã từ chối khi chúng tôi đặt vấn đề định làm. Khi nghe chúng tôi nói có ý định đặt hàng của bà Hà, ông S. quảng cáo luôn rằng cơ sở này có nhiều khách hàng từ Việt Nam sang đặt lắm vì sản phẩm của cơ sở này làm rất chất lượng. Chính ông đã vài năm làm ăn với bà Hà. Theo ông S. thì hiện ông đang cung cấp hàng cho khách từ Đà Nẵng trở vào và toàn bộ miền Đông, miền Tây Nam Bộ. Ông cũng không giấu ý định phân phối hàng ra miền Bắc nhưng hiện chưa làm nổi. Trong cái đống mẫu sẽ đóng Made in Việt Nam của bà Hà, tôi thấy cả một chai dầu gội đầu to đùng nhãn hiệu Romano chai màu xanh và hai hộp sữa rửa mặt của một công ty liên doanh có nhà máy tại Bình Dương. Có lẽ chỉ sau nửa tháng, những sản phẩm này sẽ về tới Việt Nam. Nhưng bất ngờ hơn là trước lúc rời xưởng, bà Hà còn cho chúng tôi một túi toàn bàn chải đánh răng có gắn Made in Thailand cùng với bảng giá của từng sản phẩm, trong đó đắt nhất cũng chỉ 1NDT/ chiếc và nói rằng “các anh cầm về xem nếu bán được thì Hà làm cho”. Rời xưởng sản xuất của bà Hà, chúng tôi đến xưởng của A Lâm. Chúng tôi biết A Lâm cũng rất tình cờ qua sự giới thiệu của một người bạn đã có thâm niên làm ăn nhiều năm ở Quảng Châu. Năm nay 40 tuổi, đáng cao gầy, đầu húi cua, ăn mặc xuềnh xoàng, thoạt nhìn A Lâm không có dáng một ông chủ. Từng là công chức trong một cơ quan của thành phố Quảng Châu, 7 năm trước, A Lâm quyết định xin nghỉ ra làm kinh doanh. Hằng ngày, A Lâm làm việc tại văn phòng trong thành phố, quản lý xưởng là ông bố vợ, vốn là một cán bộ cấp sở thành phố Quảng Châu về hưu. Không có cửa hàng kinh doanh ở Xing Fa Plaza, A Lâm chọn cách kinh doanh riêng là mua bản quyền thương hiệu mỹ phẩm Cararno, OVO, Vip của một hãng mỹ phẩm ở Mỹ để sản xuất tại Quảng Châu. Theo lời A Lâm thì nếu tính ra tiền Việt Nam, phí bản quyền mà anh ta phải trả cho một thương hiệu là khoảng 1 tỉ đồng/năm. Do sản phẩm của công ty là “hàng hiệu” nên A Lâm không đưa ra chợ mà chỉ bán tại các siêu thị mỹ phẩm ở các thành phố lớn như Thượng Hải, Thâm Quyến Tại Việt Nam, từ 3 năm nay, A Lâm đã ký hợp đồng độc quyền phân phối với Công ty V (hiện có trụ sở tại Khu đô thị mới Đền Lừ 2, Hà Nội) Tưởng rằng, với doanh nghiệp chỉ sản xuất hàng hiệu có bản quyền thì nhà máy sẽ hoành tráng lắm, nhưng khi tới xưởng sản xuất của A Lâm, chúng tôi lại một lần nữa thất vọng bởi quang cảnh cũng lặp lại như xưởng của bà Hà, nghĩa là cũng chỉ có vài cái bồn inox, la liệt thùng, xô nhựa chứa sản phẩm còn quy mô thì còn thua xa nhà xưởng của bà Hà. Đưa ra một mớ tới 19 sản phẩm gồm kem giữ ẩm, kem trị mụn, nước hoa hồng làm trắng da, kem chống nám, kem chống nhăn mang nhãn hiệu Cararno, OVO; dầu gội đầu và kem dưỡng tóc Vip, A Lâm cho biết, với các sản phẩm để bán tại Trung Quốc, trên bao bì đều phải in chữ Trung Quốc, địa chỉ nhà máy, mã số, mã vạch và phải ghi rõ sản phẩm được sản xuất nhượng quyền tại Trung Quốc. Nhưng do người Việt Nam không chuộng những thứ hàng có chữ Made in China nên với sản phẩm xuất sang Việt Nam, bao bì chỉ in toàn tiếng Anh, mã số mã vạch cũng không phải của Trung Quốc nữa. Những thông tin phải in bằng tiếng Trung Quốc và dòng chữ Made in China để xuất xưởng thì được in riêng trên một miếng nilon rồi dán ra ngoài bao bì, khi đưa về tới Việt Nam, nhà phân phối sẽ bóc bỏ cho dễ. Nghĩa là với những sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc này, khi về Việt Nam, chỉ với một thao tác rất đơn giản là bóc bỏ miếng nilon rồi nhà phân phối dán thêm miếng tem chống giả của mình vào, nghiễm nhiên nó trở thành hàng có "xuất xứ từ Mỹ". Bao bì thì như vậy, còn chất lượng thì chỉ A Lâm mới biết, bởi khi chúng tôi nói muốn đặt hàng nhưng với giá cả thấp nhất, anh ta cũng OK ngay, bởi “tiền nào của ấy”. Không những thế, Lâm còn nói, nếu chúng tôi có mẫu nào bán chạy ở Việt Nam, anh ta sẽ làm cho với giá “hợp lý” nhất. Trong lúc cao hứng, A Lâm còn đưa ra một tấm danh thiếp và khoe rằng đây là một khách hàng ở Hải Dương mới sang đặt hàng mỹ phẩm. Theo tên ghi trong tấm danh thiếp này thì đó là giám đốc một công ty cổ phần tin học có trụ sở ở thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chất lượng sản phẩm thì “chỉ có trời mới biết”, nhưng hàng mỹ phẩm giả vẫn bán rất chạy, ngoài giá rẻ còn do mẫu mã đẹp. Có thể nói những xưởng thiết kế, in ấn mẫu ở đây đã đạt tới công nghệ cao. Tại Xing Fa Plaza, có những kiốt chỉ chuyên kinh doanh một mặt hàng là chai lọ các loại. Chúng tôi vào kiốt của A Cảnh, một trong những người chuyên kinh doanh chai lọ. Với khoảng 150 mẫu chai, lọ đủ hình dáng, kích cỡ, chất liệu. Sau khi chọn mẫu, khách hàng muốn mua số lượng bao nhiêu cũng có với giá chỉ từ 0,5 tới 5 NDT/chiếc tùy theo kích cỡ, chất liệu là thủy tinh, nhựa mỏng, nhựa dày; nếu đặt số lượng lớn thì còn được giảm giá nữa. Với những mẫu có sẵn, chỉ sau 5- 7 ngày sẽ giao hàng; còn khách muốn đặt mẫu riêng để “không đụng hàng” thì chỉ phải chờ cùng lắm là nửa tháng. Cách không xa kiốt chai lọ của Cảnh là kiốt chuyên thiết kế và làm bao bì của A Lục. Chỉ cái gã ăn mặc lòe loẹt như đồng cô này, anh bạn tôi cho biết A Lục là tay rất siêu trong việc thiết kế mẫu. Ngoài làm mẫu bao bì, Lục còn thiết kế và sản xuất cả tem 7 màu chống giả. Thậm chí, với con tem 7 màu chỉ to bằng cái cúc áo, Lục có thể in ảnh 4 mặt người ở giữa, và khi nhìn ở những góc khác nhau vẫn hiện đủ cả 4 cái mặt người Giá cho mỗi mẫu hộp cũng rẻ như bèo, nếu làm nhiều với các kích cỡ khác nhau, Lục tính đổ đồng chỉ có 0,5-1 NDT/chiếc. Nhưng như thế vẫn còn là làm ăn “đứng đắn” bởi những người như bà Hà, A Lâm còn có nhà máy sản xuất. Tại Xing Fa Plaza, chúng tôi còn gặp những chủ hàng làm ăn theo kiểu “tay không bắt giặc”, nghĩa là không hề có nhà máy nhưng vẫn sẵn sàng ký hợp đồng sản xuất nếu khách có nhu cầu với số lượng không hạn chế. Bởi khi có hợp đồng, họ sẽ thuê các xưởng gia công làm. [...]... quảng cáo là hàng xịn, chiết xuất từ cây cỏ tự nhiên ấy được bán rẻ như cho (1 túi bột dùng để tắm trắng giá chỉ 5- 10NDT/túi loại 1kg) Tại kiốt chuyên kinh doanh các sản phẩm làm trắng da của A Vinh, chúng tôi được ông ta giới thiệu loại dầu có tác dụng làm trắng da sau 1 phút và loại mặt nạ thủy tinh làm trắng da sau 15 phút đắp mặt Như để khẳng định chất lượng của sản phẩm, ông Vinh biểu diễn việc... loại mỹ phẩm này thế nào chắc trời cũng bó tay Trong vô vàn các sản phẩm làm đẹp được bán ở Xing Fa Plaza, kinh khủng nhất là các loại bột, mặt nạ, dầu làm trắng da Tại Việt Nam, với nhiều chị em, đi beauty salon để tắm trắng, đắp mặt nạ làm trắng da đang là mốt với giá mỗi lần từ vài trăm tới cả triệu đồng Chắc chẳng mấy ai biết ở chợ mỹ phẩm này, những thứ bột tắm trắng, mặt nạ “tươi” vẫn được quảng...Một cách khác là họ sẽ tự mua các loại hóa mỹ phẩm được được đóng thành từng thùng loại 25 kg/thùng rồi về pha trộn và tự đóng chai, bởi máy đóng chai được bán đầy ở Xing Fa Plaza Tất cả chúng tôi đều choáng khi nhìn những thùng mỹ phẩm được bày bán đầy ở đây, loại xịn nhất cũng rẻ đến bất ngờ: 237NDT/1kg Xin bạn đọc hãy hình dung 1kg này... thêm về tác hại của những loại mỹ phẩm “làm trắng siêu tốc” này, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của một số bác sĩ chuyên khoa da liễu và không khỏi giật mình khi biết rằng những người sử dụng các loại mỹ phẩm này sẽ có nguy cơ làm da bị teo, sạm, nám Bởi thông thường khi dùng bất cứ một loại mỹ phẩm nào, da cũng phải mất khoảng 3 tháng để thích ứng Vì thế với loại mỹ phẩm làm trắng nhanh sẽ rất có hại... Vinh đưa ra 3 bịch nilon đựng 3 loại con nhộng có màu trắng, xanh, hồng và cho biết nó được dùng cho 3 loại da khô, nhờn và da bình thường; mỗi túi có viên và giá bán chỉ có 100đ/ viên Theo lời A Vinh thì loại viên con nhộng này khách hàng Việt Nam rất chuộng vì vừa rẻ lại vừa tốt Nhưng trong lúc A Vinh quảng cáo sản phẩm chăm sóc da phụ nữ của mình rất tốt, thì bà vợ anh ta (dù chưa phải già) cũng không... trắng hồng, sáng mịn Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, da sẽ bị nhăn, nám, thậm chí nhiễm trùng, gây rối loạn nội tiết và nhiều loại bệnh như dạ dày, viêm đường tiết niệu Có lẽ cũng biết được những tác hại ấy mà tại Xing Fa Plaza, các chủ hàng chỉ bán những sản phẩm kinh khủng này cho khách hàng mua về Việt Nam chứ không bán cho người Trung Quốc . thành phẩm sẽ được dẫn ra những bồn nhựa rồi bơm ra từng thùng, xô nhựa. Sản phẩm sẽ được ủ trong thùng nhựa này 24 tiếng rồi đưa ra máy đóng chai Toàn bộ quy trình sản xuất một mẻ sản phẩm. với các sản phẩm để bán tại Trung Quốc, trên bao bì đều phải in chữ Trung Quốc, địa chỉ nhà máy, mã số, mã vạch và phải ghi rõ sản phẩm được sản xuất như ng quyền tại Trung Quốc. Nhưng do. đựng thứ kem sền sệt có màu mắm tôm vừa chiết từ dây chuyền sản xuất xuống, bà Hà cho biết đó chính là kem dưỡng tóc. Như muốn khẳng định sản phẩm mình làm ra được làm rất bài bản, bà Hà