1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chung kết tú tài số 2009 - Đáp án

4 104 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 63 KB

Nội dung

hocmai.vn huuben0210483@gmail.com Đề Chung Kết Tú Tài Số 2009 ngày 17-5-2009 Môn Sinh học 1. Với hai gen alen A và a nằm trên NST thường, gen trội là trội hoàn toàn. Để cho thế hệ sau đồng loạt có kiểu hình trội thì sẽ có bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen: A. 4 phép lai B. 1 phép lai C. 2 phép lai D. 3 phép lai 2. Muốn duy trì biểu hiện ưu thế lai ở thực vật, con người sử dụng biện pháp: A. cho F1 lai phân tích B. cho F1 sinh sản sinh dưỡng hoặc lai ngược giữa F1 với dạng làm bố - mẹ C. lai ngược giữa F1 với dạng làm bố - mẹ D. cho F1 sinh sản sinh dưỡng 3. Để xác định mức độ tương đồng về trình tự nuclêôtít giữa các loài, người ta thường sử dụng phương pháp: A. Lai tế bào B. Lai cải tạo giống C. Lai phân tử D. Lai xa - đa bội hoá 4. Hợp tử của một loài nguyên phân bình thường bốn lần và đã sử dụng nguyên liệu của môi trường nội bào tương đương với 1200 NST đơn. Một tế bào sinh dưỡng của loài trên chứa 81 NST. Cơ thể mang tế bào sinh dưỡng đó có thể là A. thể đa bội. B. thể tam nhiễm. C. thể không nhiễm. D. thể đa bội lẻ. 5. Ở cà chua gen A quy định thân cao, a – thân thấp; B – quả tròn, b – quả bầu dục. Giả sử 2 cặp gen này nằm trên một cặp NST thường. Khi cho cơ thể F1 có kiểu gen ab AB lai phân tích. Trong trường hợp xảy ra hoán vị với tần số 20%, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: A. 4 : 4 : 1 : 1. B. 3 : 3 : 1 : 1. C. 1 : 2 : 1. D. 3 : 1. 6. Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố duy nhất giúp quần thể thích nghi được với môi trường là A. Đột biến. B. Di nhập gen. C. Yếu tố ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên. 7. Khoảng không gian có sinh vật cư trú, bao phủ bề mặt trái đất được gọi là: A. sinh quyển B. sinh cảnh C. hệ sinh thái D. môi trường 8. Yếu tố nào sau đây không được dùng làm tăng tỉ lệ kết dính giữa hai tế bào thành tế bào lai? A. Vi rút Xenđê B. Xung điện cao áp C. Hoóc môn D. Polietylen glicol 9. Một gen cấu trúc có chiều dài 0,51 µm và tỉ lệ A/G = 2/3. Gen bị đột biến tổng hợp phân tử mARN có chứa 280 Ađênin, 321 Uraxin, 599 Guanin và 300 Xitôzin. Biết rằng đột biến chỉ tác động lên một cặp nuclêôtít. Dạng đột biến xảy ra là A. thay một cặp A-T bằng một cặp G-X. B. thêm một cặp loại G-X. C. thay một cặp G-X bằng một cặp A-T. D. thêm một cặp loại A-T. 10. Ở một loài thực vật giao phấn, A quy định thân cao, a thân thấp; B hoa màu đỏ, b hoa màu trắng; D hạt trơn, d hạt nhăn. Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Người ta tiến hành lai hai cơ thể bố mẹ đều dị hợp về 3 cặp gen. Tỉ lệ cá thể có kiểu hình cao, đỏ, trơn sinh ra ở F1 là: A. 9/64 B. 27/64 C. 3/64 D. 1/64 11. Phát biểu nào dưới đây về quy luật tác động không đồng đều của nhân tố sinh thái lên chức phận sống của cơ thể là không đúng? A. Các nhân tố sinh thái tác động không đồng đều lên một chức phận sống B. Mỗi nhân tố sinh thái tác động riêng biệt lên một chức phận sống của cơ thể C. Một nhân tố sinh thái tác động không giống nhau ở các giai đoạn phát triển khác nhau của sinh vật D. Một nhân tố sinh thái tác động không đồng đều lên các chức phận sống 12. Nếu một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,36 AA + 0,46 Aa + 0,18 aa = 1 thì tần số tương đối của các alen A và a là: A. pA = 0,59 ; qa = 0,41 B. pA = 0,36 ; qa = 0,64 C. pA = 0,6 ; qa = 0,4 D. pA = 0,54 ; qa = 0,46 13. Đặc điểm nào sau đây không phải của quần xã sinh vật? A. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định B. Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh) C. Quần xã s inh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh) Trang 1 hocmai.vn huuben0210483@gmail.com D. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng 14. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao sẽ dẫn đến: A. Xuất hiện hình thức sống hội sinh. B. Hiện tượng cách li, giảm bớt sự cạnh tranh. C. Xuất hiện quan hệ đối địch, tỉ lệ tử vong tăng cao. D. Cạnh tranh cùng loài trở nên gay gắt, tỉ lệ tử vong tăng cao. 15. Hiện tượng "quen thuốc" của vi khuẩn gây bệnh đối với các loại kháng sinh xảy ra do: A. Liên quan tới việc phát sinh những đột biến giúp chúng có khả năng kháng thuốc phát sinh sau khi bắt đầu sử dụng kháng sinh một thời gian. B. Liên quan tới việc phát sinh những đột biến mới giúp chúng có khả năng kháng thuốc phát sinh khi bắt đầu sử dụng kháng sinh. C. Liên quan tới việc phát sinh những đột biến giúp chúng có khả năng kháng thuốc phát sinh khi sử dụng kháng sinh với liều lượng lớn hơn so với quy định. D. Liên quan tới việc củng cố những đột biến hoặc tổ hợp đột biến giúp chúng có khả năng kháng thuốc đã phát sinh từ trước khi sử dụng kháng sinh. 16. Việc sản xuất con lai kinh tế đối với bò, lợn có nhiều thuận lợi là do: A. dễ tiến hành giao phối giữa các giống cao sản B. có nhiều giống tốt C. phát triển các trại chăn nuôi lợn D. nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật giữ tinh đông lạnh 17. Ở một loài sinh vật có bộ NST 2n = 48. Số NST được dự đoán ở thể bốn là A. 50 NST. B. 72 NST. C. 46 NST. D. 96 NST. 18. Nội dung nào dưới đây không có trong thuyết tiến hoá của M. Kimura? A. Đại đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính, nghĩa là không có lợi cũng không có hại. B. Sự đa hình cân bằng trong quần thể chứng minh cho quá trình củng cố những đột biến ngẫu nhiên trung tính. C. Thuyết này không bổ sung mà phủ nhận thuyết tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên, đào thải các biến dị có hại. D. Sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên. 19. Một cặp vợ chồng sinh được 1 người con gái bình thường và con trai bị mù màu. Kiểu gen của vợ chồng trên là A. X m Y và X M X M B. X m Y và X m X m C. X M Y và X M X m D. X M Y và X M X M 20. Thực chất của chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của học thuyết tiến hoá hiện đại là: A. Quá trình tạo loài mới. B. Quá trình đào thải những kiểu gen không thích nghi. C. Quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể. D. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi. 21. Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo đã có: A. Bộ não khá phát triển (630 cm3) và biết sử dụng công cụ bằng đồng. B. Bộ não khá phát triển (575 cm3) và biết sử dụng công cụ bằng đá. C. Bộ não 450 cm3 và sử dụng cành cây - mảnh đá. D. Bộ não đã phát triển 630 cm3 và sử dụng mảnh xương, mảnh đá nhọn. 22. Các đơn vị cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực theo thứ tự từ cơ bản đến phức tạp là: A. Nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → NST B. Nuclêôxôm → NST → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản C. Nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → NST D. Sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → NST 23. Ở một loài thực vật giao phấn, alen A quy định thân cao, a: thân thấp; B: hoa màu đỏ, b: hoa màu trắng; D: hạt trơn, d: hạt nhăn. Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Người ta tiến hành lai hai cơ thể bố mẹ đều dị hợp về 3 cặp gen. Tỉ lệ cá thể có kiểu hình cao, đỏ, nhăn sinh ra ở F1 là A. 1/16 B. 3/16 C. 3/64 D. 9/64 24. Nhóm sinh vật nào có thể cư trú được ở đảo mới hình thành do núi lửa? A. Thực vật thân bò có hoa B. Thực vật hạt trần C. Thực vật thân cỏ có hoa D. Địa y, quyết 25. Điều nào là không đúng trong sự khác biệt của hệ sinh thái nhân tạo với hệ sinh thái tự nhiên? Trang 2 hocmai.vn huuben0210483@gmail.com A. Năng suất sinh học cao hơn B. Khả năng mắc dịch bệnh cao hơn C. Thành phần loài ít hơn D. Tính ổn định cao hơn 26. Mã bộ ba mở đầu quá trình tổng hợp prôtêin là A. UAA B. AUG. C. UAG. D. AAG. 27. Các dạng cây trồng tam bội như dưa hấu, nho thường không hạt do A. cơ chế xác định giới tính bị rối loạn. B. không có cơ quan sinh dục cái. C. không có khả năng sinh giao tử bình thường. D. không có cơ quan sinh dục đực. 28. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể đó là: A. Khống chế sinh học B. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể C. Quan hệ cạnh tranh D. Quan hệ hợp tác 29, Trong cùng một khu phân bố địa lí, các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành nòi sau đó đến loài mới. Đây là phương thức: A. hình thành loài mới bằng bằng con đường lai xa và đa bội hoá B. hình thành loài mới bằng con đường sinh học C. hình thành loài mới bằng con đường sinh thái D. hình thành loài mới bằng con đường địa lí 30. Một số quần thể giao phối có 90% giao tử mang gen A thì tỉ lệ đồng hợp lặn trong quần thể khi cân bằng là: A. 9% B. 90% C. 1% D. 100% 31, Đặc điểm của cách li sinh sản là: A. Bộ máy di truyền khác nhau nên không giao phối được. B. Không giao phối được do khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh sản hoặc các tập tính sinh dục. C. Khác nhau khu phân bố, nên không gặp nhau qua giao phối. D. Giao phối được nhưng hợp tử bị chết. 32, Cá thể mang đột biến biểu hiện thành kiểu hình đột biến gọi là gì? A. Đột biến NST. B. Thường biến. C. Thể đột biến. D. Đột biến gen. 33. Nội dung chủ yếu của quy luật tương tác gen không alen là: A. Một gen cùng quy định nhiều tính trạng. B. Hai hay nhiều gen không alen có thể cùng tác động lên sự biểu hiện của một tính trạng. C. Các gen không alen tương tác bổ trợ cho nhau quy định kiểu hình mới. D. Các gen không alen tương tác át chế lẫn nhau quy định kiểu hình mới. 34. Cho sơ đồ lưới thức ăn dưới đây: Sinh vật tiêu thụ bậc 1 trong lưới thức ăn trên là A. Gà; thỏ; dê B. Gà; hổ; dê C. Thỏ; hổ; dê D. Thỏ; gà; hổ 35. Ở người và động vật có vú yếu tố nào quy định giới tính đực? A. Ảnh hưởng của Hoocmon sinh dục. B. Sự có mặt của NST Y trong hợp tử. C. Ảnh hưởng của môi trường. D. Sự có mặt của NST X trong hợp tử. 36. Phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBBDd với AaBbdd (với các gen trội là trội hoàn toàn). Kiểu gen AaBbDd ở F 1 chiếm tỉ lệ: A. 1/2 B. 1/8 C. 1/16 D. 1/4 37. Các mã bộ 3 khác nhau bởi A. thành phần các nuclêôtit. B. thành phần và trình tự các nuclêôtit. C. số lượng các nuclêôtit. D. trình tự các nuclêôtit. 38. Ở ngô có ba gen, mỗi gen có 2 alen (A và a, B và b, D và d). Ba cặp gen này phân li độc lập, tác động cộng gộp cùng quy định chiều cao thân. Cứ mỗi gen trội làm cho cây thấp đi 20 cm. Người ta giao phấn cây thấp nhất với cây cao nhất (210 cm).Chiều cao của cây thấp nhất là: Trang 3 hocmai.vn huuben0210483@gmail.com A. 100cm. B. 90cm. C. 95cm. D. 85cm. 39. Gen A có 2340 liên kết hiđrô, G = 540 nuclêôtit. Gen A đột biến thành gen a làm tăng 2 liên kết hiđrô. Đột biến chỉ tác động vào một cặp nuclêôtit. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen a là A. A = T = 362 nuclêôtit ; G = X = 540 nuclêôtit. B. A = T = 362 nuclêôtít ; G = X = 538 nuclêôtít. C. A = T = 361 nuclêôtit ; G = X = 540 nuclêôtit. D. A = T = 358 nuclêôtit ; G = X = 542 nuclêôtit. 40. Việc chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ từ loài thuốc lá cảnh Petunia vào cây bông và cây đậu tương là thành tựu của: A. kĩ thuật di truyền B. lai tế bào C. lai xa D. gây đột biến nhân tạo Đáp án Câu1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D B C B A D A C C B B A B D D D A C C C 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 B C D D D B C B C C B C B A B B B B C A Trang 4 . hocmai.vn huuben0210483@gmail.com Đề Chung Kết Tú Tài Số 2009 ngày 1 7-5 -2 009 Môn Sinh học 1. Với hai gen alen A và a nằm trên NST thường, gen trội là. Dạng đột biến xảy ra là A. thay một cặp A-T bằng một cặp G-X. B. thêm một cặp loại G-X. C. thay một cặp G-X bằng một cặp A-T. D. thêm một cặp loại A-T. 10. Ở một loài thực vật giao phấn, A. chúng có khả năng kháng thuốc phát sinh khi bắt đầu sử dụng kháng sinh. C. Liên quan tới việc phát sinh những đột biến giúp chúng có khả năng kháng thuốc phát sinh khi sử dụng kháng sinh với liều

Ngày đăng: 10/07/2014, 11:00

w