1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

hóa 10-chuong 1 và 2

10 648 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 136,5 KB

Nội dung

ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT BÀI SỐ 1 MÔN HOÁ 10 CƠ BẢN I.Bài toán: Bài 1.Điện tích hạt nhân của nguyên tử X là + 56.10 -19 Culông, biết q e = -1,6.10 -19 Culông.Hãy xác định số hiệu nguyên tử của nguyên tử X Bài 2.Nguyên tử X có tổng số hạt là70, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18.X và X ’ là 2 đồng vị có tổng số khối là 98.Tỉ lệ số nguyên tử tương ứng là 4/5.Tìm nguyên tử khối trung bình của X và X ’ Bài 3. Mg có 2 đồng vị là 24 Mg và 25 Mg , A = 24,4 a) Xác định % khối lượng 25 Mg trong Mg 3 (PO 4 ) 2 ( biết P có NTK=31, O có NTK=16) b) Tính số nguyên tử 24 Mg khi có 15 nguyên tử 25 Mg Bài 4.Cho 4,12 g muối NaX tác dụng với dung dịch AgNO 3 ta thu được 7,52 g kết tủa a) Tính NTK của X b) Nguyên tố X có 2 đồng vị. Xác định số của mỗi loại đồng vị biết rằng: - Đồng vị 2 có số n trong hạt nhân nhiều hơn của đồng vị 1 là 2 hạt - Phần trăm các đồng vị bằng nhau Bài 5.Nguyên tử Y có tổng số hạt các loại là 54, số hạt không mang điện ít hơn số hạt mang điện là 14 hạt.Viết ký hiệu nguyên tử Y Bài 6.Nguyên tử Y có tổng số hạt các loại là 58. Xác định số lượng hạt mỗi loại của nguyên tử Z biết một hạt nhân nguyên tử có cấu tạo bền thì 1 ≤ N/Z ≤ 1,5 Bài 7.Đồng có 2 đồng vị là 65 Cu (27%) và 63 Cu (73%).Thành phần % về khối lượng của 65 Cu trong CuO là bao nhiêu? Bài 8.Bo có 2 đồng vị 11 B (80,1%), 10 B (19,9%).Tính số nguyên tử 10 B khi có 55 nguyên tử đồng vị 11 B Bài 9.Xá c định thành phần cấu tạo, viết ký hiệu nguyên tử của nguyên tử Y có tổng số hạt các loại là 36. Số hạt không mang điện bằng ½ hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện âm Bài 10: Tổng số prôton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tố B nhiều hơn của A là 12. a) Xác định 2 kim loại A và B b) Viết các phương trình phản ứng điều chế A từ muối cacbonat của A và điều chế B từ một oxit của B. Bài 11 : Mg có 2 đồng vị X và Y. Số khối của X là 24, đồng vị Y nhiều hơn X 1 nơtron. Tỉ lệ số nguyên tử X và Y là 3 : 2. Tính khối lượng nguyên tử trung bình của Mg. Bài 12: Khối lượng nguyên tử của Cu là 63,54 đvC . Đồng có 2 đồng vị là Cu 63 29 , Cu 65 29 . Tìm % về số nguyên tử mỗi đồng vị . Hãy viết cấu hình electron của Cu 63 29 , Cu 65 29 và của + Cu , +2 Cu Bài 13: Oxit cao nhất của ngtố R có dạng R 2 O 7 . Sản phẩm khí cuả R với hidro chứa 2,74% hiđro về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của R. Bài 14: Oxit cao nhất của ngtố R có dạng R 2 O 5 . Sản phẩm khí cuả R với hidro chứa 91,18% R về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của R. Bài 15: Oxit cao nhất của ngtố R có dạng RO 3, trong hợp chất của R với hidro chứa 5,88% hiđro về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của R. Bài 16: Oxit cao nhất của ngtố R có dạng RO 2, trong hợp chất của R với hidro chứa 75% cacbon về khối lượng. Xác định nguyên tố R. Bài 17: Hợp chất khí với hidro của một ngtố có công thức HR. oxit cao nhất của nó chứa 58,92 % khối lượng của nguyên tố R. Tìm nguyên tố đó. Bài 18: Hợp chất khí với hidro của một ngtố có công thức H 2 R. oxit cao nhất của nó chứa 60% khối lượng oxi. Tìm nguyên tố R và suy công thức Oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro ? Bài 19: Cho 7,8 gam một kim loại nhóm IA tác dụng hoàn toàn với 120 gam nước thu được 2,24 lit khí hidro ở đktc. Tìm nguyên tố kim loại và tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng? Bài 20: Cho 12 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với 150 gam nước thu được 6,72 lit khí hidro ở đktc. Tìm nguyên tố kim loại và tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng? Bài 21: Cho 8,4 gam một kim loại hóa trị II tác dụng hoàn toàn với 180 gam dung dịch H2SO4 thu được 3,36 lit khí hidro ở đktc. Tìm nguyên tố kim loại và tính nồng độ % của dung dịch muối thu được sau phản ứng? Bài 22: Cho 5,4 gam một kim loại hóa trị III tác dụng hoàn toàn với 180 gam dung dịch H 2 SO 4 thu được 6,72 lit khí hidro ở đktc. Tìm nguyên tố kim loại và tính nồng độ % của dung dịch muối thu được sau phản ứng? Bài 23: Nguyên tố Clo ở nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. Hãy cho biết tính chất cơ bản của nguyên tố clo. Xác định hóa trị của ngtố Clo trong hợp chât oxit cao nhất và trong hợp chất khí với hidro và suy công thức oxit và hợp chất khí. cho biết công thức hidroxit tương ứng của clo. cho biết tính chất cơ bản của oxit cao nhất và hidroxit đó II.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: 1. Một ngtố có cấu hình e nguyên tử là: . 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 4s 2 . Vị trí của ngtố đó là: A. Nhóm VIIIB, chu kì 3 B. Nhóm VIIIA, chu kì 4 C. Nhóm VIIIA, chu kì 3 D. Nhóm VIIIB, chu kì 4 2. Một ngtố có cấu hình e nguyên tử là: . 1s 2 . Vị trí của ngtố đó là: A. Nhóm IIA, chu kì 1 B. Nhóm IA, chu kì 2 C. Nhóm VIIIA, chu kì 2 D. Nhóm VIIIA, chu kì 1 3. Tổng số hạt của một nguyên tử của ngtố X là 48. Vị trí của X trong bảng HTTH là: A. Nhóm VIA, chu kì 3, là ngtố phi kim B. Nhóm VIA, chu kì 2, là ngtố phi kim C. Nhóm VA, chu kì 3, là ngtố kim loại D. Nhóm IIIA, chu kì 4, là ngtố kim loại 4. X, Y là 2 ngtố cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì liên tiếp. Tổng số proton của X và Y lầ 26. Số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là: A. 9; 17 B. 8; 16 C. 12; 14 D. kết quả khác 5. Thứ tự độ mạnh tăng dần của các bazơ: A. Mg(OH) 2 < Ba(OH) 2 < Al(OH) 3 B. Ba(OH) 2 < Mg(OH) 2 < Al(OH) 3 C. Al(OH) 3 < Ba(OH) 2 < Mg(OH) 2 D. Al(OH) 3 < Mg(OH) 2 < Ba(OH) 2 6. Sắp xếp các axit theo độ mạnh giảm dần. Biết P, As thuộc nhóm VA, S nhóm VIA, P và S ở chu kì 3, As ở chu kì 4. A. H 2 SO 4 > H 3 PO 4 > H 3 AsO 4 . B. H 2 SO 4 > H 3 AsO 4 > H 3 PO 4 C. H 3 PO 4 > H 3 AsO 4 > H 2 SO 4 D. H 3 AsO 4 > H 2 SO 4 > H 3 PO 4 7. Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng độ âm điện của ngtử? A). F < Li < Na < C < N. B). Na < Li < C < N < F . C). Li < F < N < Na < C . D). N < F < Li < C < Na. 8. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố Be, F , Li , C tăng dần theo thứ tự sau : A. Li < Be < F < C. B. F < C < Be < Li C. Be < Li < F < C D. C < F < Li < Be 9. Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng 1 chu kỳ , có tổng số hạt p là 13 .Hai nguyên tố đó là A. Ne và Al C. P và N B. Na và Mg D. Tất cả đều sai 10. So sánh tính axit của H 2 SiO 3 , H 2 CO 3 ,HNO 3 A. HNO 3 > H 2 CO 3 > H 2 SiO 3 B. H 2 CO 3 > H 2 SiO 3 > HNO 3 C. HNO 3 > H 2 SiO 3 > H 2 CO 3 D. H 2 SiO 3 > HNO 3 > H 2 CO 3 11. Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây theo chiều tính phi kim giảm dần? A. Cl, P, S, Si C. Cl, S, P, Si B. Cl, S, Si, P D. S, Cl, Si, P 12. Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây theo chiều tính phi kim tăng dần? A. P, N, As, O, F C. P, As, N, O, F B. As, P, N, O, F D. N, P, As, O, F 13. Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây theo chiều tính phi kim tăng dần? A. Na, Al, Mg, Si, S, P, Cl B. Na, Mg, Al, P, Si, S, Cl C. Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl D. Tất cả đều sai. 14. Công thức của các oxit cao nhất của chúng là các công thức nào sau đây: A. NaO, MgO, Al 2 O 3 , SiO, P 2 O 5 , SO 3 , Cl 2 O 7 B. Na 2 O, Mg 2 O , Al 2 O 3 , SiO 2 , P 2 O 3 , SO 2 , Cl 2 O 7 C. Na 2 O, MgO, Al 2 O 3 , SiO, P 2 O 5 , SO 3 , Cl 2 O 5 D. Na 2 O, MgO, Al 2 O 3 , SiO 2 , P 2 O 5 , SO 3 , Cl 2 O 7 15. Những tính chất nào sau đây biến đổi tuần hoàn: A. nguyên tử khối B. Hoá trị cao nhất với oxi C. số e LNC D. cả B và C đúng 16. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây: a) tất cả các ngtố nhóm IA ( trừ H) đều là kim loại. b) tất cả các ngtố thuộc nhóm IVA đều là phi kim. c) tất cả các ngtố nhóm B đều là kim loại. A. a), b), c) đều sai. B. b), c) sai. C. chỉ có b) sai. D. chỉ có c) sai. 17. Theo quy luật biến đổi tính chất của các ngtố trong bảng tuần hoàn thì: A. Liti là kim loại mạnh nhất B. Xesi là kim loại yếu nhất C. Iôt là phi kim mạnh nhất D. Flo là phi kim mạnh nhất 18. Khi xếp theo chiều tăng dần của ĐTHN thì yếu tố nào sau đây biến đổi tuần hoàn ? A.Số lớp electron B.Số electron lớp ngoài cùng C.Nguyên tử khối D.Cả 3 yếu tố A,B,C 19. Các nguyên tố thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn là những nguyên tố nào sau đây: A. Các nguyên tố s và pB. Các nguyên tố p và d C. Các nguyên tố d và f D. Các nguyên tố p và f 20. Nguyên tố X ở ô số 37, X ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn: A. Chu kỳ 3 , nhóm IA B. Chu kỳ 4, nhóm IA C. Chu kỳ 5 , nhóm IA D. Chu kỳ 4 , nhóm IIA 21. Ng tố R có cấu hình e ng tử là 1s 2 2s 2 2p 3 . Công thức oxit cao nhất và hợp chất với H là phương án nào sau đây: A. RO 3 , RH 2 B. R 2 O 7 , RH C. RO 2 , RH 4 D. R 2 O 5 , RH 3 22. Tính chất hoá học tương tự nhau của các nguyên tố nhóm IA được gây ra bởi đặc điểm chung nào sau đây? A. Số lớp electron như nhau B. Số electron lớp K bằng 2 C. Số electron lớp ngoài cùng bằng 1 D. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử như nhau 23. Cho 5 cấu hình electron của 5 nguyên tố lần lượt là: 1. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 2. 1s 2 2s 2 2p 4 3. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 4. 1s 1 5. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 a) Hãy xét xem cấu hình electron nào là cấu hình electron của nguyên tố kim loại? phi kim? A. 1, 2, 3: kim loại 4,5: phi kim B. B.1, 4: kim loại 2,3,5: phi kim C. 1, 2, 3: phi kim 4,5: kim loại D. 1,3,4: kim loại 2,5: phi kim E. Tất cả đều sai b) Phân nhóm của các nguyên tố trên là A. 4, 5 thuộc phân nhóm chính nhóm IA B. B. 1, 2 thuộc phân nhóm chính nhóm VIA C. 3 thuộc phân nhóm chính nhóm VIIA D. Cả A, B, C đều đúng E. Cả A, B, C, D đều sai c) Chu kì của các nguyên tố trên là A. 1,3,5 ở chu kì 3; 4 ở chu kì 1; 2 ở chu kì 2 B. 1,3 ở chu kì 3; 4,5 ở chu kì 1 C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B, C đều sai d) số electron hóa trị lần lượt theo thứ tự là: A. 4,6,7,2,1 B. 6,,6,7,1,1 C. 4,6,7,1,1, D. 4,4,51,1, 24. Hai nguyên tử X, Y đứng kế tiếp nhau trong cùng chu kì thuộc bảng HTTH có tổng số điện tích hạt nhân là 25. Từ giả thiết trên hãy trả lời các câu hỏi sau đây. a) Số điện tích hạt nhân của X và Y lần lượt là: A. 5 và 6 B. 7 và 8 C. 12 và 13 D. 11 và 12 E. Các kết quả trên đều sai b) X và Y thuộc chu kì nào: A.Chu kì 1 B.Chu kì 2 C.Chu kì 3 D. Chu kì 4 E.Chu kì 5 c) X, Y thuộc các phân nhóm nào? A. X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm IIIA B. X thuộc nhóm IIB, Y thuộc nhóm IIIA C. X thuộc nhóm IIB, Y thuộc nhóm IIIB D. X thuộc nhóm IA, Y thuộc nhóm IIA E. Tất cả đều sai 25. Trong cùng một chu kỳ khi đi từ trái sang fải theo chiều Z tăng : A. Bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện tăng dần. B. Bán kính nguyên tử giảm dần, độ âm điện tăng dần. C. Bán kính nguyên tử giảm dần, độ âm điện tăng dần. D. Bán kính nguyên tử giảm dần,độ âm điện giảm dần. 26. Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là: A. cacbon B. FloC. Xesi D. Clo 27. Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là: A. Natri B. Kali C. Xesi D. Clo 28. Trong các hydroxit dưới đây ,chât nào có tính axit mạnh nhất A.H 2 SO 4 B.H 2 SeO 4 C. HClO 4 D. HBrO 4 29. Nguyên tố X ở nhóm VA có công thức của oxit cao nhất và hợp chất khí với hidro tương ứng là: A). XO 3 ; H 2 X. C). X 2 O 5 ; XH 3 . B). XO 2 ; XH 4 . D). XO 4 ; XH 4 . 30. R là ngtố nhóm VA, oxit cao nhất của nó có công thức hoá học là: A. R 2 O B. R 2 O 5 C. R 2 O 3 D. RO 2 31. Oxit cao nhất của ngtố R có dạng RO 2 . Ngtố R là: A. Cacbon B. lưu huỳnh C. photpho D. Nitơ 32. Oxit cao nhất của ngtố R ứng với công thức R 2 O 3 . Nguyên tố R là: A). Cacbon. B). Nitơ. C). Nhôm. D). Lưu huỳnh. 33. Nguyên tử của nguyên tố R có 5e LNC. Công thức hợp chất khí với hidro của ngtố R là: A). RH 3 . B). RH. C). RH 2 . D). RH 4 . 34. Nguyên tố A tạo được các hợp chất AH 3 , ACl 5 , A 2 O 5 , Na 3 AO 4 .Trong bảng TH, A cùng thuộc nhóm với nguyên tố nào sau đây: A. Nitơ B. Phopho C.Oxi D. Flo 35. oxit cao nhất của một ngtố X ứng với công thức XO 2 . Ngtố X đó là: A. Cacbon B. lưu huỳnh C. clo D. Nitơ 36. Một nguyên tố R thuộc nhóm VA trong công thức oxit bâc cao nhât có chứa 56 % khối lượng oxi .Tên nguyên tố R là: A. phot pho B. nitơ C. asen D. Antimon 37. Ngtử X có Z= 17. Hoá trị nguyên tố đối với hiđro và hoá trị cao nhất đối với oxi lần lượt là: A. 1; 5 B. 1; 6 C. 1; 7 D. 2; 7 38. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố nào trong chu kì 3 là nguyên tố kim loại? A. 14 B. 12 C. 16 D. 17 39. Cho 1,56 gam kim loại A ở nhóm IA tác dụng với nước thu được 0,448 lit khí (đktc). Kim loại A là: A. Li B. K C. Na D. Rb II. Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Thí nghiệm phát hiện ra electron là : A. Bắn phá nguyên tử nitơ bằng chùm hạt α. B. Phóng điện giữa hai điện cực có hiệu điện thế 15 kV đặt trong chân không (áp suất khoảng 0,001mmHg). C. Cho các hạt α bắn phá lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh quang theo dõi đường đi của hạt α. D. Dùng hạt α bắn phá hạt nhân nguyên tử beri. Câu 2. Đặc tính của tia âm cực là : A. Trên đường đi của nó, nếu ta đặt một chong chóng nhẹ thì chong chóng bị quay. B. Dưới tác dụng của điện trường và từ trường thì tia âm cực truyền thẳng. C. Khi tia âm cực đi vào giữa hai bản điện cực mang điện tích trái dấu thì tia âm cực bị lệch về phía cực âm. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 3. Trên đường đi của tia âm cực, nếu đặt một chong chóng nhẹ thì chong chóng bị quay. Điều đó cho thấy tia âm cực là : A. Chùm hạt vật chất có khối lượng B. .B.Chùm hạt chuyển động với vận tốc lớn. C.Chùm hạt mang điện tích âm D.Chùm hạt có khối lượng và chuyển động rất nhanh. Câu 4. Khi cho tia âm cực đi vào giữa hai bản điện cực mang điện tích trái dấu, tia âm cực bị lệch về phía cực dương. Điều đó chứng tỏ tia âm cực là chùm hạt A. có khối lượng B.có điện tích âm C.có vận tốc lớn D.Cả A, B và C. Câu 5. Cho sơ đồ phản ứng hạt nhân sau : 4 2 H + 14 7 N → 17 8 O + X X là : A. Electron B.Proton C.Nơtron D.Đơteri. Câu 6. Trong mọi nguyên tử, đều có : A. số proton bằng số nơtron. C.số proton bằng số electron. B. số electron bằng số nơtron D.tổng số proton và nơtron bằng tổng số electron. Câu 7. Trong mọi nguyên tử đều có : A. proton và electron B.proton và nơtron. C.nơtron và electron D.proton, nơtron và electron. Câu 8. Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau, có thể giống nhau về : A. số proton B.số nơtron C.số electron D.số hiệu nguyên tử. Câu 9. Mọi nguyên tử đều trung hoà về điện do : A. trong nguyên tử có số proton bằng số electron B.hạt nơtron không mang điện. C.trong nguyên tử có số proton bằng số nơtron. D.Cả A và B. Câu 10. Trong mọi hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố đều có A. proton. B. electron. C. nơtron. D. proton và nơtron. Câu 11. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố có thể khác nhau về A. số proton. B. số nơtron. C. số electron. D. số hiệu nguyên tử. Câu 12. Những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, gọi là A. đồng lượng. B. đồng vị. C. đồng phân. D. đồng đẳng. Câu 13. Khi phóng chùm tia α qua một lá vàng mỏng người ta thấy cứ 10 8 hạt α thì có một hạt bị bật ngược trở lại. Một cách gần đúng, có thể xác định đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng : A. 10 16 lần. B. 10 8 lần. C. 10 4 lần. D. 10 2 lần. Câu 14. Một u (đơn vị khối lượng nguyên tử) có khối lượng tính ra kilogam gần bằng : A. 1,66.10 –27 B. 1,99.10 –27 C. 16,61.10 –27 D. 1,69.10 –27 Câu 15. Đồng vị nào của cacbon được sử dụng trong việc quy ước đơn vị khối lượng nguyên tử : A. 11 6 C B. 12 6 C C. 13 6 C D. 14 6 C Câu 16. Số khối là : A. Khối lượng của hạt nhân nguyên tử. B. Khối lượng của nguyên tử. C. Tổng khối lượng các proton và các nơtron trong hạt nhân nguyên tử. D. Tổng số hạt proton và số hạt nơtron của hạt nhân nguyên tử. Câu 17. Đại lượng đặc trưng cho một nguyên tố hoá học là : A. Số electron B.Số proton C.Số nơtron D.Số khối. Câu 18. Cho số khối A của một nguyên tử thì chưa xác định được : A. số proton B.số nơtron C.số electron D.Cả A, B và C. Câu 19. Cho các nguyên tử : 14 6 C , 15 7 N , 17 8 N , 17 9 F , 18 10 Ne . Có bao nhiêu nguyên tử có cùng số nơtron ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 20. Đại lượng không đặc trưng cho một nguyên tố hoá học là : A. Số nơtron B.Số proton C.Điện tích hạt nhân D.Số hiệu nguyên tử. Câu 21. Chỉ ra nội dung đúng: A. Chỉ có nguyên tử oxi mới có 8 proton. B. Chỉ có nguyên tử oxi mới có 8 nơtron. C. Chỉ có nguyên tố oxi mới có 8 electron ở vỏ electron. D. Cả A, B, C. Câu 22. Có bao nhiêu loại phân tử nước, biết rằng oxi và hiđro có các đồng vị sau : 1 1 H , 2 1 H , 3 1 H , 16 8 O , 17 8 O , 18 8 O .: A. 9 B. 15 C. 18 D. 21 Câu 23. Nguyên tố hiđro trong tự nhiên có bao nhiêu đồng vị ? A. 1 B2 C3 D4 Câu 24. Nguyên tố hoá học nào có một đồng vị mà hạt nhân có số nơtron bằng 2 lần số proton ? A. Hiđro B.Cacbon C. Oxi D.Brom. Câu 25. Nguyên tố hoá học duy nhất có 3 kí hiệu hoá học là : A. Hiđro B.Oxi C.Cacbon D.Sắt. Câu 26. Các đồng vị có số khối khác nhau là do khác nhau về : A. số proton. B. số nơtron. C. số electron. D. số hiệu nguyên tử. Câu 27. Nguyên tử khối có đơn vị là : A.G B.kg C.u D.g/mol. Câu 28. Đơteri là : A. 1 1 H B 2 1 H C. 3 1 H D. 4 1 H Câu 29. Đồng trong tự nhiên có 2 đồng vị 63 Cu và 65 Cu, có khối lượng nguyên tử trung bình là 63,54. Vậy hàm lượng phần trăm 63 Cu trong đồng tự nhiên là : A50% B10% C70% D73% Câu 36. Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91. Brom có hai đồng vị, biết 79 35 Br chiếm 54,5%. Vậy số khối của đồng vị thứ hai là : A.80 B.81 C.82 D.81,5 Câu 30. Nguyên tử khối và khối lượng mol nguyên tử có cùng A. trị số. B.giá trị. C.đơn vị. D.cả A, B, C. Câu 31. Nguyên tử heli có 2 nơtron, 2 electron, 2 proton. Phần trăm khối lượng của electron trong nguyên tử heli là: a 0,03% b 2,72% c 1% d 0,0272% Câu 32.Trong 1 kg Fe có bao nhiêu gam electron? Biết 1 mol nguyên tử Fe có khối lượng bằng 56 g, một nguyên tử Fe có 26 electron. a 5,6 g b 28 g c 0,2543 g d 3 g Câu 33.Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 82, hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 22 hạt. Ký hiệu nguyên tố X: a Fe b Zn c Cu d Al Câu 34.Oxi có 3 đồng vị, Cacbon có 1 đồng vị. Số phân tử khí CO 2 có thể tạo ra là: a 8 b 6 c 4 d 12 Câu 35.Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Clo trong tự nhiên có 2 đồng vị là 35 và 37. Trong HClO 4 % về khôi lượng của đồng vị clo 37 ( cho H=1, O=16 ) là: a 9,204% b 75% c 25% d 50% Câu 36. Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố là 26. Số khối của hạt nhân là: a 18 b 19 c 17 d 20 Câu 37. Nguyên tử của nguyên tố được cấu tạo bởi 115 hạt. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 25 hạt. Số nơtron của nguyên tử trên là: a 45 b 39 c 40 d 46 Câu 38. Các đồng vị của một nguyên tố hóa học khác nhau: a Số electron trong nguyên tử. b Số proton trong hạt nhân nguyên tử. c Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử. d Số hiệu nguyên tử. Câu 39.Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,5. Nguyên tố đồng trong tự nhiên gồm 2 đồng vị bền là Cu 63 và Cu 65. Tỷ lệ % của đồng vị Cu 63 trong tự nhiên là: a 75% b 90% c 25% d 50% Câu 40 Hai đồng vi bền của nguyên tố cacbon khác nhau về: a Số khối. b Cấu hình electron nguyên tử c Số proton trong hạt nhân. d Số hiệu nguyên tử. Câu 41. Hạt nhân nguyên tử tích điện dương vì nó được cấu tạo bởi: a Các hạt electron và nơtron. b Các hạt proton và nơtron. c Các hạt electron và proton. d Các hạt proton . Câu 42. Tất cả những nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học giống nhau về: a Số proton và số electron . b Số proton và số nơtron. c Số proton, số nơtron và số electron. d Số proton và số nơtron. . bằng 1 D. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử như nhau 23 . Cho 5 cấu hình electron của 5 nguyên tố lần lượt là: 1. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 2. 1s 2 2s 2 2p 4 3. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 . 10 4 lần. D. 10 2 lần. Câu 14 . Một u (đơn vị khối lượng nguyên tử) có khối lượng tính ra kilogam gần bằng : A. 1, 66 .10 27 B. 1, 99 .10 27 C. 16 , 61. 10 27 D. 1, 69 .10 27 Câu 15 . Đồng vị nào. và hiđro có các đồng vị sau : 1 1 H , 2 1 H , 3 1 H , 16 8 O , 17 8 O , 18 8 O .: A. 9 B. 15 C. 18 D. 21 Câu 23 . Nguyên tố hiđro trong tự nhiên có bao nhiêu đồng vị ? A. 1 B2 C3 D4 Câu 24 .

Ngày đăng: 10/07/2014, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w