Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ (Kỳ 2) Chuẩn bị cho trẻ bú Không cần thiết phải có một sự chuẩn bị về vật chất nào khi cho trẻ bú. Giáo dục về lợi ích và luyện tập cách cho bú là sự chuẩn bị tốt nhất. Ngược với những quan niệm thông thường, không cần phải chuẩn bị hoặc làm núm vú căng chắc trước khi cho bú. Một vài kỹ thuật giúp kích thích núm vú có thể có hại. Đôi khi những bà mẹ chuẩn bị cho con bú bằng cách để núm vú ngoài trời một khoảng thời gian mỗi ngày, điều này không có lợi ích gì về mặt y học, và cũng chẳng gây hại gì. Tham gia những khóa huấn luyện. Có thể trong bệnh viện sẽ có những khóa huấn luyện về việc cho bú là một phần trong khóa huấn luyện sinh nở. Nói chuyện với những người bạn đã ủng hộ bạn chọn việc nuôi con bằng sữa mẹ mà có thể giúp đỡ được. Học tư thế đúng khi cho con bú. Lần bú đầu tiên Trong vài phút đầu sau khi sinh, đa số trẻ có thể làm quen với việc bú sữa mẹ. Hãy thư giãn. Đa số trẻ sẽ liếm vài lần, mút và sau đó ngừng lại. Những đợt bú và ngừng của trẻ là điều thường gặp trong vài giờ đầu và đôi khi là trong cả những ngày đầu. Sữa đầu tiên của mẹ, sữa non, là loại sữa tốt nhất. Cho con bú còn giúp tử cung co hồi lại, điều này có thể giúp làm tử cung ngưng chảy máu. Khi bạn thấy con bạn bắt đầu mở mắt, nhìn xung quanh và đưa tay vào miệng, đó là lúc cần cho con bú. Làm cho các y tá hiểu rằng bạn muốn cho con bú và không cho con bạn uống nước đường hoặc sữa bột mà bạn không biết hoặc không có sự đồng ý của bạn. Có thể bạn cũng cần yêu cầu y tá đặt bảng báo ở giường con bạn cấm không cho bú sữa bình. Cố gắng cho con bú khi có dấu hiệu đầu tiên biểu lộ trẻ đang đói. Đừng đợi đến lúc trẻ khóc, hoặc bạn sẽ tập cho trẻ cách khóc để tạo sự chú ý nơi bạn. Trẻ sẽ càng trở nên buồn nếu bạn đáp ứng càng chậm. Tư thế và cách cho con bú Những vấn đề gặp phải khi cho con bú (như đau đầu vú, không đủ sữa hoặc mẹ cảm thấy không thoải mái) có thể được giải quyết nếu bạn hoàn thiện được những kỹ năng cơ bản. Tư thế của bạn Ngồi thoải mái trên giường hoặc trên ghế. Để gối phía sau lưng, trong lòng và phía dưới cánh tay sẽ hỗ trợ trẻ khi cần thiết. Dùng thêm ghế để chân nếu bạn đang ngồi trên ghế. Bạn cũng có thể nằm nghiêng 1 bên trên giường đối diện với trẻ và gối nếu cần để tựa đầu, lưng và chân trên. Tư thế của trẻ Cho trẻ mặc đồ mỏng hoặc thậm chí là không mặc để tăng cường tiếp xúc da-với da. Đặt trẻ nằm trên cánh tay cùng phía với bầu vú trẻ sẽ bú. Khi đó cổ của trẻ sẽ nằm ở khuỷu tay mẹ, lưng nằm dọc theo cẳng tay và mông sẽ nằm ở bàn tay. Xoay người trẻ đối diện với mẹ, bụng đối bụng. Trẻ phải nằm thẳng, không được ưỡn ra sau hoặc xoay sang bên. Trẻ không cần phải quay đầu hoặc rướn để có thể chạm đến núm vú. Đặt trẻ ngang tầm vú bắng cách để gối vào trong lòng hoặc dùng ghế để chân, nếu không thì bạn sẽ phải căng cơ lưng và cánh tay hoặc đặt trẻ thấp hơn tầm vú. Đặt tay trẻ vào khe nằm giữa thân trẻ và mẹ, ngay phía dưới ngực. Nếu tay trên của trẻ gây cản trở, bạn có thể dùng ngón cái của bạn tay đang đỡ trẻ để giữ lại. Chuẩn bị bầu vú Dùng tay còn tự do để nặn một vài giọt sữa làm ẩm đầu vú. Dùng tay đỡ bầu vú với ngón cái ở phía trên và những ngón còn lại ở bên dưới. Ấn tay về phía thành ngực để các ngón tay cách xa khỏi khu vực bú của trẻ. Cho bú Dùng đầu vú đã được làm ẩm để kích thích trẻ, massage nhẹ môi trẻ để kích thích trẻ mở miệng rộng ra. Lúc trẻ há miệng rộng, đưa đầu vú vào thẳng giữa miệng trẻ bằng động tác dùng cánh tay đẩy nhanh trẻ về gần phía bạn. Lợi của trẻ phải đi ngang qua đáy của núm vú và bao phủ một vòng tròn đường kính khoảng 1 inch xung quanh quầng vú nếu không núm vú sẽ đau chỉ sau 1 hoặc 2 lần cho bú. Cho trẻ bú bằng quầng vú chứ không phải núm vú. Một số trẻ mím chặt môi, đặc biệt là môi dưới. Giúp trẻ há rộng miệng bằng cách dùng ngón trỏ của bàn tay đỡ bầu vú ấn mạnh cằm trẻ xuống khi đưa trẻ lại gần. Bạn có thể làm như vậy lúc trẻ đang bú bằng cách dùng ngón trỏ kéo môi của trẻ ra Giúp thở: nếu mũi của bé bị chặn lại, kéo phần dưới của bé gần lại phía bạn, thay đổi nhỏ góc của vị trí nằm của trẻ, hoặc dùng ngón cái ấn nhẹ vú ra khỏi mũi của trẻ. Giữ bầu vú Sau khi cho trẻ nằm đúng cách, giữ bầu vú trong suốt quá trình cho bú để sức nặng của bầu vú không làm mỏi miệng của trẻ. Việc giữ đầu vú sẽ ít cần thiết hơn khi trẻ lớn hơn và khi đó bạn sẽ có 1 tay tự do trong suốt quá trình cho bú. Ngưng bú: để tránh làm tổn thương núm vú, không bao giờ kéo núm vú ra khỏi miệng trẻ mà không đặt trước một ngón tay và góc miệng bé để nêm hai lợi của bé. Cách cho con bú dễ dàng hơn ta tưởng rất nhiều một khi bạn đã hiểu rõ nó. Quan sát những bà mẹ khác khi cho con bú khi có cơ hội sẽ rất có ích cho bạn. . chọn việc nuôi con bằng sữa mẹ mà có thể giúp đỡ được. Học tư thế đúng khi cho con bú. Lần bú đầu tiên Trong vài phút đầu sau khi sinh, đa số trẻ có thể làm quen với việc bú sữa mẹ. Hãy. Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ (Kỳ 2) Chuẩn bị cho trẻ bú Không cần thiết phải có một sự chuẩn bị về vật chất nào. những ngày đầu. Sữa đầu tiên của mẹ, sữa non, là loại sữa tốt nhất. Cho con bú còn giúp tử cung co hồi lại, điều này có thể giúp làm tử cung ngưng chảy máu. Khi bạn thấy con bạn bắt đầu