Trắc nghiệm: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC VÀO CHỌN GIỐNG-1 ppt

15 965 10
Trắc nghiệm: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC VÀO CHỌN GIỐNG-1 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trắc nghiệm: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC VÀO CHỌN GIỐNG-1 Câu hỏi 1: Nhiệm vụ của khoa học chọn giống là: A. Cải tiến các giống vật nuôi, cây trồng hiện có B. Cải tiến các giống vật nuôi, cây trồng và vi sinh vật hiện có C. Tạo ra các giống mới năng suất cao, sản lượng, phẩm chất ngày càng tăng, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của con người D. A và C đúng E. B và C đúng Câu hỏi 2: Khoa học chọn giống nghiên cứu (B: hiện tượng biến dị, Đ: hiện tượng đột biến, Q: các quy luật đặc thù) trong sự tiến hoá của vật nuôi, cây trồng, vi sinh vật để có thể (D: dự đoán, C: chủ động điều khiển định hướng) sự biến đổi, phát triển của chúng theo hướng phục vụ đời sống con người: A. B, D B. Đ, D C. Q, C D. Q, D E. B, C Câu hỏi 3: Giống vật nuôi, cây trồng, vi sinh vật là những quần thể sinh vật do (N: con người tạo ra, P: phát sinh ngẫu nhiên), có các đặc điểm di truyền (Đ: đa dạng, O: nhất định), chất lượng tốt năng suất cao và ổn định. Có các phản ứng (K: khác nhau, G: giống nhau) đối với điều kiện ngoại cảnh, thích hợp với các điều kiện khí hậu, sinh thái, dinh dưỡng và kĩ thuật sản xuất nhất định: A. P, Đ, K B. N, O, G C. P, O, G D. N, O, K E. P, O, K Câu hỏi 4: Phát triển của ngành nào dưới đây đã có tác động sâu sắc, làm cơ sở đưa khoa học chọn giống lên một trình độ mới: A. Di truyền học B. Công nghệ sinh học C. Kĩ thuật di truyền D. B và C đúng E. A, B và C đều đúng Câu hỏi 5: Phương pháp nào dưới đây không được sử dụng trong chọn giống cây trồng: A. Phương pháp lai hữu tính kết hợp đột biến thực nghiệm B. Tạo ưu thế lai C. Lai giữa loài cây trồng và loài hoang dại D. Thụ tinh nhân tạo cá thể đực giống đầu dòng quý E. Nuôi cấy mô thực vật, nuôi cấy bao phấn, hạt phấn Câu hỏi 6: Phương pháp chọn giống nào dưới đây được dùng phổ biến trong chọn giống vi sinh vật: A. Ưu thế lai B. Thụ tinh nhân tạo cá thể đực giống đầu dòng quý C. Lai giữa loài đã thuần hoá và loài hoang dại D. Gây đột biến bằng các tác nhân vật lý - hoá học E. C và D đúng Câu hỏi 7: Để gây đột biến hoá học ở cây trồng thường người ta không dùng cách: A. Ngâm hạt khô trong dung dịch hoá chất B. Tiêm dung dịch hoá chất vào bầu nhụy C. Tiêm dung dịch hoá chất vào thân D. Quấn bông có tẩm dung dịch hoá chất lên đỉnh sinh trưởng thân hoặc chồi E. Ngâm hạt dang nảy mầm trong dung dịch hoá chất Câu hỏi 8: Dạng đột biến nào dưới đây là rất quý trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt hoặc không hạt: A. Đột biến gen B. Đột biến đa bội C. Đột biến dị bội D. Thể ba nhiễm E. Thể khuyết nhiễm Câu hỏi 9: Phương pháp chọn giống chủ yếu đối với vi sinh vật là: A. Lai giống B. Tự thụ C. Gây đột biến nhân tạo và chọn lọc D. Tạp giao E. Lai hữu tính Câu hỏi 10: Phương pháp lai giống ít được dùng ở vi sinh vật vì: A. Vi sinh vật sinh sản nhanh B. Đa số vi sinh vật không có quá trình sinh sản hữu tính hoặc quá trình đó chưa được biết rõ C. Vi sinh vật là loài tự thụ D. Vi sinh vật hoàn toàn không có qtn sinh sản hữu tính E. Tất cả đều sai Câu hỏi 11: Việc chọn giống ở vi sinh vật được thực hiện theo hướng: A. Chọn giống bậc thang B. Chọn giống bằng ngăn trở sinh tổng hợp C. Tạo ưu thế lai D. A và B đúng E. A, B và C đều đúng Câu hỏi 12: Việc tạo ra các giống nấm có hoạt tính sản xuất pênixilin cao là kết quả của phương pháp: A. Gậy đột biến nhân tạo và chọn giống bằng ngăn trở sinh tổng hợp B. Lai giống và chọn lọc C. Gây đột biến nhân tạo và chọn giống bậc thang D. Tạo ưu thế lai E. Tất cả đều sai Câu hỏi 13: Việc tạo ra được nòi vi khuẩn đột biến có năng suất tổng hợp lizin cao gấp 300 lần dạng ban đầu là kết quả của phương pháp: A. Gây đột biến nhân tạo và chọn giống bậc thang B. Gây đột biến nhân tạo và chọn giống bằng ngăn trở sinh tổng hợp prôtêin C. Lai giống và chọn lọc D. Tạo ưu thế lai E. Tạo các loài đa bội Câu hỏi 14: Điều nào dưới đây là đúng: A. Từ thời xưa, con người đã chủ động tạo ra các đột biến nhân tạo để cải tiến vật nuôi và cây trồng B. Từ đầu thế kỷ XX đã hình thành phương pháp gây đột biến nhân tạo để cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống C. Từ xưa, con người đã lợi dụng các đột biến ngẫu nhiên để cải tiến vật nuôi và cây trồng D. Các đột biến ngẫu nhiên có ý nghĩa lớn về kinh tế, góp phần quan trọng để cải tiến vật nuôi và cây trồng chiếm một lượng lớn trong số các đột biến E. B và C đúng Câu hỏi 15: Các loại tác nhân vật lý nào dưới đây được sử dụng để gây đột biến nhân tạo: A. Tia X B. Tia gamma C. Tia bêta D. Chùm nơtron E. Tất cả đều đúng Câu hỏi 16: Trong chọn giống thực vật, việc chiếu xạ để gây đột biến nhân tạo thường không được thực hiện ở: A. Hạt khô B. Hạt nảy mầm C. Rễ D. Hạt phấn và bầu nhụy E. Đỉnh sinh trưởng của thân Câu hỏi 17: Tia tử ngoại là loại bức xạ: A. Có bước sóng ngắn B. Không có khả năng xuyên sâu C. Gây ra đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể D. Chỉ được dùng cho đối tượng vi sinh vật E. Tất cả đều đúng Câu hỏi 18: Tác dụng của các tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là: A. Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc B. Gây ra rối loạn phân li của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào C. Kích thích và ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua các tổ chức và tế bào sống ảnh hưởng đến ADN, ARN D. Làm xuất hiện dạng đột biến đa bội E. Gây ra đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Câu hỏi 19: Tác dụng của cônsixin trong việc gây đột biến nhân tạo là: A. Kích thích và ion hoá các nguyên tử khi thấm vào tế bào [...]... với chọn giống cổ điển ở điểm: A Hoàn toàn phụ thuộc vào sự phát sinh ngẫu nhiên của các biến dị B Thực hiện trên cơ sở lý luận mới của di truyền học C Chủ yếu dựa vào phương pháp gây đột biến nhân tạo D Sử dụng lai phân tích để kiểm tra kiểu gen của thế hệ lai E Không dựa vào kiểu hình mà chỉ dựa vào kiểu gen trong việc đánh giá kết quả lai Câu hỏi 23: Di truyền học là cơ sở lí luận của khoa học chọn. .. thành tựu lý luận mới của di truyền học để xây dựng các nguyên lí cơ bản, các phương pháp khoa học hiện đại, chính xác cho khoa học chọn giống D Cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống E Cho phép dự đoán được kết quả lai Câu hỏi 24: Trong chọn giống vi sinh vật, phương pháp chọn giống nào dưới đây được sử dụng phổ biến: A Nuôi cấy mô B Lai giống C Gây đột biến nhân tạo D Truyền cấy phôi E Thụ tinh... được sử dụng trong chọn giống động vật: A Thụ tinh nhân tạo con đực giống đầu dòng quý B Sử dụng và tạo ưu thế lai C Truyền cấy phối tạo hàng loạt đời con đồng dạng D A và C đúng E A, B và C đều đúng Câu hỏi 21: Chọn giống cổ điển được thực hiện dựa trên: A Cơ sở di truyền học B Chọn các cá thể biến dị tốt, phát sinh ngẫu nhiên C Tạo ưu thế lai D Gây đột biến nhân tạo E Tất cả đều sai Câu hỏi 22: Chọn. .. A Hiện tượng thoái hoá B Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm C Tạo ưu thế lai D Tạo ra dòng thuần E Các gen lăn đột biến có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp Câu hỏi 26: Cơ sở di truyền học của luật hôn nhân gia đình: cấm kết hôn trong họ hàng gần là: A Ở thế hệ sau xuất hiện hiện tượng ưu thế lai B Gen trội có hại có điều kiện át chế sự biển hiện của gen lặn bình thường ở trạng . Trắc nghiệm: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC VÀO CHỌN GIỐNG-1 Câu hỏi 1: Nhiệm vụ của khoa học chọn giống là: A. Cải tiến các giống vật nuôi,. đây đã có tác động sâu sắc, làm cơ sở đưa khoa học chọn giống lên một trình độ mới: A. Di truyền học B. Công nghệ sinh học C. Kĩ thuật di truyền D. B và C đúng E. A, B và C đều đúng . lý luận mới của di truyền học để xây dựng các nguyên lí cơ bản, các phương pháp khoa học hiện đại, chính xác cho khoa học chọn giống D. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống E.

Ngày đăng: 10/07/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan