1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG potx

10 380 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 129,04 KB

Nội dung

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG BÀI 1: CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG I. Cấp tế bào * Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của hệ sống, vì: + Tế bào là " đơn vị cấu trúc " đơn vị chức năng " đơn vị di truyền + Sự sống chỉ tồn tại khi xuất hiện tổ chức tế bào. + Các đại phân tử và bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống trong mối tương tác lẫn nhau, trong tổ chức tế bào. * Các cấp tổ chức phụ trong tế bào: + Phân tử + Đại phân tử + Bào quan II. Cấp cơ thể : 1. Khái niệm: 2. Phân biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào : (SGK) * Các cấp độ tổ chức phụ của cơ thể đa bào: + Mô + Cơ quan + Hệ cơ quan Cơ thể gồm nhiều cấp tổ chức nhưng là một thể thống nhất nhờ sự điều hòa và điều chỉnh chung " thích nghi với môi trường. III. Cấp quần thể - loài 1. Khái niệm: (SGK) _ Quần thể giao phối là đơn vị sinh sản, và tiến hóa của loài 2. Sự tương tác: Cá thể D Cá thể (cùng loài) Quần thể D Môi trường 3. Tự điều chỉnh nhờ cơ chế điều hòa mật độ quần thể. IV Cấp quần xã: 1. Khái niệm: (SGK) 2. Sự tương tác: - Cá thể D Cá thể (cùng loài hay khác loài) - Quần xã D Môi trường _ Quần xã cân bằng nhờ sự tương tác giữa các tổ chức trong quần xã. V. Cấp hệ sinh thái – Sinh quyển 1. Khái niệm: (SGK) 2. Sự tương tác: Quần xã A D Quần xã B Quần xã D Môi trường _ Sinh quyển là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống. Kết luận : (phần củng cố) Bài 2: GIỚI THIỆU CÁC GIỚI SINH VẬT I. Các giới sinh vật: 1.Khái niệm về giới sinh vật: Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. 2. Hệ thống phân loại sinh vật: a. Hệ thống 5 giới sinh vật: - Giới khởi sinh (Monera): Đại diện là vi khuẩn, vi sinh vật cổ, là cơ thể đơn bào, tế bào nhân sơ, sống dị dưỡng, tự dưỡng. - Giới nguyên sinh (Protista): Đại diện là động vật đơn bào, tảo, nấm nhầy. Cơ thể đơn hay đa bào, tế bào nhân thực, sống dị dưỡng hay tự dưỡng. - Giới nấm (Fungi): Đại diện là nấm, cơ thể đơn hay đa bào phức tạp, tế bào nhân thực, dị dưỡng hoại sinh, sống cố định. - Giới thực vật (Plantae): Đại diện là thực vật, cơ thể đa bào phức tạp, tế bào nhân thực, tự dưỡng quang hợp, sống cố định. - Giới động vật (Animalia): Đại diện các động vật tế bào nhân thực, đa bào phức tạp, dị dưỡng, sống chuyển động. b. Hệ thống 3 lãnh giới: - Lãnh giới vi khuẩn (Bacteria): Giới vi khuẩn. - Lãnh giới vi sinh vật cổ (Archaea): - Lãnh giới sinh vật nhân thực (Eukarya): Gồm 4 giới (Nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật) II. Các bậc phân loại trong mỗi giới: 1. Sắp xếp theo bậc phân loại từ thấp đến cao : Loài - Chi (giống) - họ - bộ - lớp - ngành - giới. 2. Đặt tên loài : Tên kép (theo tiếng la tinh), viết nghiêng. Tên thứ nhất là tên chi (viết hoa).Tên thứ hai là tên loài (viết thường)VD: Loài người là Homo sapiens III. Đa dạng sinh vật: Thể hiện rõ nhất là đa dạng loài, quần xã, hệ sinh thái. Mỗi một quần xã, một hệ sinh thái có đặc thù riêng trong quan hệ nội bộ sinh vật và quan hệ với môi trường. Loài, quần xã, hệ sinh thái luôn biến đổi, nhưng luôn giữ là hệ cân bằng, tạo nên sự cân bằng trong sinh quyển. Bài 3: GIỚI KHỞI SINH, GIỚI NGUYÊN SINH, GIỚI NẤM I. Giới khởi sinh: 1. Vi khuẩn: - Là những sinh vật nhỏ bé (1 – 3 m) - Cấu tạo đơn bào bởi tế bào nhân sơ - Có phương thức d2 đa dạng: Tự dưỡng, Dị dưỡng, Quang Dị dưỡng, Hóa Dị dưỡng - Sống ký sinh 2. Vi sinh vật cổ: - Cấu tạo đơn bào bởi tế bào nhân sơ - Có nhiều điểm khác biệt với vi khuẩn về cấu tạo thành tế bào, bộ gen. - Sống được trong những điều kiện rất môi trường rất khắc nghiệt ( t0 :0 – 1000 C) nồng độ muối cao 20 – 25%) - Về mặt tiến hóa, chúng gần với sinh vật nhân thực hơn là vi khuẩn II. Giới nguyên sinh ( Protista) Gồm các sinh vật nhân thực, đơn hay đa bào, rất đa dạng về cấu tạo và phương thức dinh dưỡng. Tùy theo phương thức dinh dưỡng, chia thành các nhóm: *ĐV nguyên sinh - Đơn bào - Không có thành xenlulôzơ - Không có lục lạp - Dị dưỡng - Vận động bằng lông hay roi (Trùng amip, trùng lông, trùng roi, trùng bào tử) *Nấm nhầy - Đơn bào hay cộng bào - Không có lục lạp - Dị dưỡng hoại sinh (Nấm nhầy) *TV nguyên sinh - Đơn bào hay đa bào - Có thành xenlulôzơ - Có lục lạp - Tự dưỡng quang hợp (Tảo lục đơn bào, tảo lục đa bào, tảo đỏ, tảo nâu) III. Giới nấm (Fungi): 1. Đặc điểm chính: - Là sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào dạng sợi - Phần lớn thành tế bào chứa kitin - Không có lục lạp - Không có lông và roi - Sống dị dưỡng hoại sinh, ký sinh, cộng sinh. 2. Phân biệt nấm men và nấm sợi: *Nấm men - Đơn bào - Sinh sản bằng nẩy chồi hay phân cắt(Nấm men) * Nấm sợi - Đa bào hình sợi - Sinh sản vô tính và hữu tính(Nấm mốc, nấm đảm) IV. Các nhóm vi sinh vật: - Có các sinh vật thuộc 3 giới trên, nhưng có chung đặc điểm là: + Kích thước hiển vi + Sinh trưởng nhanh + Phân bố rộng + Thích ứng cao với môi trường -> như vi khuẩn, động vật nguyên sinh, vi tảo và vi nấm. - Nhóm vi sinh vật còn có virut. _ Có vai trò quan trọng đối với sinh quyển, cây trồng, vật nuôi, con người. . PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG BÀI 1: CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG I. Cấp tế bào * Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của hệ sống, vì: + Tế bào. cao nhất và lớn nhất của hệ sống. Kết luận : (phần củng cố) Bài 2: GIỚI THIỆU CÁC GIỚI SINH VẬT I. Các giới sinh vật: 1.Khái niệm về giới sinh vật: Giới là đơn vị phân loại lớn. dưỡng, sống chuyển động. b. Hệ thống 3 lãnh gi i: - Lãnh giới vi khuẩn (Bacteria): Giới vi khuẩn. - Lãnh giới vi sinh vật cổ (Archaea): - Lãnh giới sinh vật nhân thực (Eukarya): Gồm 4 giới

Ngày đăng: 10/07/2014, 08:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w