1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Ngành Trùng có lỗ (Foraminifera) pps

6 531 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 212,21 KB

Nội dung

Ngành Trùng có lỗ (Foraminifera) Là một nhóm động vật nguyên sinh chủ yếu sống ở biển (sống nổi hay sống đáy), có khoảng 1.000 loài hiện sống và khoảng 30.000 loài hoá thạch. Trùng có lỗ có 3 đặc điểm sau: Vỏ có cấu tạo đặc biệt, một ngăn hay nhiều ngăn (có tới 100 ngăn, giữa các ngăn có lỗ nhỏ thông với nhau), xếp thành dãy hay xếp xoắn ốc. Trùng có lỗ có lớp vỏ hữu cơ có liên kết với các hạt cát, trên vỏ có nhiều lỗ nhờ đó mà chân giả thò ra ngoài. Một số trùng có lỗ, vỏ của chúng có ngấm thêm các muối vô cơ như CaCO 3 , SiO 2 , SrSO 4 vì vậy vỏ chắc và nhẹ. Ở các loài trùng có lỗ sống nổi, vỏ của chúng có những gai dài mọc ra xung quanh làm tăng diện tiếp xúc với nước, thích nghi với lối sống nổi. Kích thước của vỏ rất khác nhau từ vài chục micrômet đến hàng trăm micrômet, thậm chí tới vài cm (giống Cornuspiroides) hay tới 6cm (giốngNummulites). Chân giả hình sợi rất dài, thường kết với nhau thành mạng lưới. Có khả năng sinh sản vô tính và hữu tính. Trong sinh sản hữu tính có hình thành giao tử có roi và trong vòng đời có xen kẽ thế hệ. Trùng có lỗ Discorbis patelliformiscó hiện tượng xen kẽ thế hệ. Thể hữu tính mở đầu cho thế hệ sinh sản hữu tính bằng cách liệt sinh để hình thành nhiều giao tử giống nhau (isogamete), có 2 roi. Sau khi kết hợp để hình thành nên hợp tử (2n), cá thể này phát triển thành thể vô tính (agamont) để mở đầu cho thế hệ sinh sản vô tính. Thể vô tính phân chia nguyên nhiễm nhiều lần và giảm nhiễm một lần cuối để hình thành nên thể hữu tính (gamont) có nhiễm sắc thể đơn bội (n). Như vậy ở loài này có 2 thế hệ mẹ và con khác nhau về cách sinh sản, được lặp đi lặp lại đều đặn và được gọi là hiện tượng xen kẽ thế hệ (metagenez). Trùng có lỗ có ý nghĩa thực tiễn khá lớn. Phần lớn chúng sống ở biển, khi chết đi vỏ của chúng lắng xuống đáy biển (1 gam cát có thể có tới 50.000 cá thể). Khi có các cuộc tạo sơn, chúng tham gia tạo nên các nền đất đá trên lục địa với diện tích rất rộng. Các lớp đá vôi và sa thạch xanh là vỏ của trùng lỗ (ví dụ đá vôi tạo nên cao nguyên Sahara hoàn toàn bằng vỏ của giốngNummulites và vùng cao nguyên này xưa kia là đáy biển). Trùng có lỗ là những động vật xuất hiện rất sớm (từ kỷ Cambri và Silua). Mỗi thời kỳ địa chất nhất định thường được đặc trưng bởi một thành phần trùng lỗ nhất định, do vậy dựa vào hóa thạch của chúng để chúng ta xác định tuổi địa tầng. Ví dụ giống Nummulites đặc trưng cho kỷ Đệ tam; họ Fusulinidae chỉ thị cho các lớp đất thuộc kỷ Thạch thán và Pecmi. Cũng căn cứ vào tính chất tương tự, người ta còn dùng chúng để thăm dò những nơi có dầu mỏ vì lớp đất chứa dầu mỏ thường tương ứng với một số loài trùng lỗ xác định. Một số Trùng có lỗ Ở Việt Nam khá phong phú về thành phần loài trùng có lỗ. Đến nay đã xác định được 290 loài trùng có lỗ. Vịnh Bắc Bộ có họ phổ biến là Textalriadae, Miliolidae, Lagenidae và các loài phổ biến sống nổi ở vùng cửa sông là Globerina bulloides, G. eggeri, Hastigerrina siphonifera , còn các loài sống đáy phân bố tập trung theo 4 vùng (cửa, giữa, Tây và Bắc của vịnh) gồm các loài: Miliammina agglutinans, Cribrobigeneria textularoides, Pseudorotalia indopacifera Theo giáo trình Động vât học - Lê Trọng Sơn . Trùng có lỗ có 3 đặc điểm sau: Vỏ có cấu tạo đặc biệt, một ngăn hay nhiều ngăn (có tới 100 ngăn, giữa các ngăn có lỗ nhỏ thông với nhau), xếp thành dãy hay xếp xoắn ốc. Trùng có lỗ có lớp. dò những nơi có dầu mỏ vì lớp đất chứa dầu mỏ thường tương ứng với một số loài trùng lỗ xác định. Một số Trùng có lỗ Ở Việt Nam khá phong phú về thành phần loài trùng có lỗ. Đến nay đã. mạng lưới. Có khả năng sinh sản vô tính và hữu tính. Trong sinh sản hữu tính có hình thành giao tử có roi và trong vòng đời có xen kẽ thế hệ. Trùng có lỗ Discorbis patelliformiscó hiện tượng

Ngày đăng: 10/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN