Zarathustra đã nói như thế TIẾNG KÊU THỐNG KHỔ Ngày hôm sau, Zarathustra lại ngồi trên tảng đá cũ trước hang, trong khi hai con thú đi lang thang tìm kiếm những lương thực mới để mang về, - và cả mật mới nữa: vì Zarathustra đã phung phá tiêu tán mật cũ đến giọt cuối cùng. Nhưng giữa lúc Zarathustra đang ngồi đó, tay cầm thiền trượng vạch lại cái bóng do thân hình hắn in hằn trên mặt đất, tâm trí đắm chìm trong một trầm tư sâu thẳm, một trầm tư không hướng về chính Zarathustra lẫn cái bóng - thì bỗng nhiên hắn giật mình kinh hãi: hắn vừa nhìn thấy một cái bóng khác bên cạnh bóng kia. Trong khi Zarathustra vừa nhìn quanh vừa vụt đứng dậy, hắn nhìn thấy viên bốc sư đứng bên cạnh hắn, đó chính là kẻ mà có lần hắn đã nhìn thấy ăn và uống cùng bàn với hắn, kẻ tiên tri cho tâm trạng chán nản rã rời, kẻ đã rao giảng rằng: “Mọi sự đều đồng đẳng như nhau, chẳng có gì đáng phải bỏ công, thế giới không có nghĩa gì, kiến thức bóp nghẹt con người”. Nhưng từ đó đến nay, khuôn mặt của viên bốc sư đã biến đổi; và khi Zarathustra nhìn tận mặt y, lòng hắn xiết bao kinh hãi: biết bao là những lời tiên tri bi thống cùng những lằn chớp màu tro lạnh giá đã đi qua khuôn mặt này. Viên bốc sư đã nhận rõ những gì đang diễn ra trong tâm hồn Zarathustra, nên y đưa tay vuốt mặt, như muốn xóa nhòa khuôn mặt đi; Zarathustra cũng làm giống như y. Khi cả hai đã điềm tĩnh và mạnh mẽ trở lại, họ đưa tay cho nhau nắm để tỏ rằng họ muốn nhìn nhận nhau. Zarathustra lên tiếng trước: “Xin nồng nhiệt đón mừng bạn, viên bốc sư của cơn chán nản rã rời. Không phải là điều vô ích khi trước đây có lần bạn đã là người khách và kẻ cùng bàn của ta. Cả hôm nay nữa, xin bạn cứ ăn uống tự do trong hang đá của ta và xin thứ lỗi nếu một lão già tươi vui hoan hỉ lại ngồi cùng bàn với bạn!” Viên bốc sư lắc đầu: “Một lão già hoan hỉ! Dẫu ngài là ai hay dẫu ngài muốn mình là ai đi nữa, hỡi Zarathustra, ngài cũng sẽ không ở trong tình trạng đó lâu đâu trên đỉnh cao này. Chẳng bao lâu nữa, chiếc thuyền của ngài sẽ không còn nơi ẩn náu”. Zarathustra vừa cười vừa hỏi: “Vậy, ta đang ẩn nấp đấy à?” Viên bốc sư trả lời: “Những làn sóng chung quanh ngọn núi ngài đang dâng lên, dâng mãi không ngừng, những làn sóng của sự lầm than vô bờ, của sự buồn rầu ảo não: chẳng mấy chốc chúng sẽ làm nổi thuyền ngài lên và xô dạt ngài đi”. Lúc bấy giờ, Zarathustra lặng im, kinh ngạc. Viên bốc sư tiếp lời: “Ngài không nghe gì cả nữa à? Tiếng xào xạc lẫn tiếng vo vo phát ra từ hố thẳm?” Zarathustra vẫn im lặng, lắng tai: lúc bấy giờ hắn nghe một tiếng thét dài mà những hố thẳm phát ra và dội trả lại lẫn cho nhau, bởi vì không có hố thẳm nào muốn giữ lại tiếng kêu ấy, một tiếng kêu bi thống vô ngần. Sau cùng, Zarathustra lên tiếng: “Hỡi kẻ tiên tri của bất hạnh, đấy là tiếng kêu thống khổ, tiếng gọi của một người, phát xuất từ một vùng biển đen nào đó. Nhưng ta có sá gì nỗi thống khổ của loài người! Tội lỗi cuối cùng được dành cho ta, ngươi có biết tên nó là gì không?” “Lòng thương xót!” viên bốc sư trả lời với tấm lòng chan chứa khôn ngăn và y đưa hai tay lên: “Hỡi Zarathustra, tôi đến để kéo ngài tới tội lỗi cuối cùng ấy!” Viên bốc sư vừa nói dứt thì tiếng kêu lại vang dội lên lần nữa, tiếng kêu dài hơn, đầy lo sợ hơn trước, và cũng đã nghe gần hơn. “Zarathustra! Ngài có nghe chăng? Viên bốc sư hỏi lớn, tiếng kêu ấy nhắm gửi đến ngài, tiếng thét ấy nhằm kêu gọi ngài đấy: đến đây, đến đây, đến đây đi, đến lúc rồi, quá đúng lúc rồi!” Trong khi đó, Zarathustra câm lặng, tâm trí hắn rối loạn bời bời và bị kích động dữ dội. Sau cùng, hắn lên tiếng hỏi, như một kẻ còn ngập ngừng do dự: “Ai đang kêu gọi ta dưới kia như thế?” - Ngài không biết kẻ đó thực à? Viên bốc sư hăng hái trả lời, tại sao ngài lại giả vờ như thế chứ? Chính con người thượng đẳng đang kêu cứu với ngài! Zarathustra hỏi lớn, lòng tràn kinh hãi: “Con người thượng đẳng! Y muốn gì? Y muốn gì cơ chứ? Con người thượng đẳng! Y muốn gì ở đây?” - mồ hôi rịn đầy thân thể hắn. Nhưng viên bốc sư không trả lời cho nỗi xao xuyến lo âu của Zarathustra, y lắng nghe, lắng nghe mãi, nghiêng mình trên hố thẳm. Và sự im lặng kéo dài, y đưa mắt ngoái nhìn ra sau, và thấy Zarathustra đang đứng run rẩy. Y lên tiếng bằng một giọng đầy buồn bã: “Hỡi Zarathutra, ngài không có bộ dáng của một kẻ mà hạnh phúc làm cho xoay cuồng: ngài sẽ phải nhảy múa để đừng bổ ngửa ra sau! Và nếu ngài lại muốn khiêu vũ trước mặt tôi và làm đủ mọi trò nhảy nhót, cũng không ai có thể bảo tôi rằng: “Nhìn xem kìa, kia là con người tươi vui hoan hỉ cuối cùng đang khiêu vũ!” Nếu có ai muốn leo lên đến đỉnh cao này để tìm kiếm con người hoan hỉ đó, thời y đã leo lên một cách luống công vô bổ: cố nhiên là y sẽ tìm thấy những hang động bí mật, những chỗ trú thân cho các ẩn sĩ, nhưng y sẽ chẳng bao giờ tìm thấy được những giếng nước hạnh phúc, những kho tàng chôn kín, hoặc những suối nguồn vĩnh phúc trinh tân. Hạnh phúc! - làm thế nào để tìm thấy hạnh phúc nơi những con người bị chôn liệm rồi như thế, nơi những nhà ẩn sĩ như thế! Ta có còn phải tìm kiếm niềm hạnh phúc cuối cùng trên những hòn đảo Vĩnh Phúc xa tít đằng kia, trên những đại dương bị quên lãng? Nhưng mà tất cả mọi sự đều như nhau, chẳng có gì đáng cho ta bỏ công, mọi sự kiếm tìm đều vô bổ, chẳng còn những hòn đảo Vĩnh Phúc trên cõi đời này nữa!” Viên bốc sư than thở như thế; nhưng dứt lời than thở của y, Zarathustra đã lấy lại sự thanh thản tĩnh lặng và sự vững tâm, tựa như kẻ leo ra đến ánh sáng khi chui từ một vực thẳm lên. “Không! Không! Ngàn lần không! - Zarathustra gầm lên, và đưa tay vuốt chòm râu bạc. Ta biết điều đó rõ hơn nhà ngươi! Hãy còn có những hòn đảo Vĩnh Phúc! Nhà ngươi đừng nói nữa, hỡi chiếc bị buồn phiền, hỡi kẻ hay khóc than rền rĩ! Hãy thôi bập bềnh, hỡi làn mây mang mưa buổi sáng! Ngươi không thấy rằng ta đã bị xuyên thấu bằng nỗi buồn bã của tâm hồn ngươi và bị ướt đẫm như một con chó hay sao? Giờ đây, ta quẫy mạnh thân hình chạy xa ngươi để thân thể khô ráo trở lại: ngươi chớ ngạc nhiên! Ta có vẻ bất nhã chăng? Nhưng nơi đây là triều đình của ta. Về con người thượng đẳng của ngươi, ta sẽ đến tìm ngay người đó trong những cánh rừng này: tiếng kêu của y đã phát ra từ đó. Có lẽ một con dã thú đang hăm dọa y. Y đang ở trong lãnh địa của ta: ta không muốn có điều bất hạnh xảy đến cho y nơi đây! Và thực ra, trong vùng ta cư ngụ, có rất nhiều thú hoang”. Dứt lời, Zarathustra toan cất bước, lúc ấy, viên bốc sư bảo: “Hỡi Zarathustra! Ngài là một tên xỏ lá ba que! Ta biết rõ mà: ngài muốn tránh gặp ta! Ngài thích ẩn trốn trong rừng sâu, và thích theo đuổi những con thú hoang! Nhưng chuyện ấy sẽ giúp ích gì được cho ngài? Dẫu sao thì đến tối ngài cũng sẽ gặp lại ta; ta sẽ ngồi trong hang đá của ngài, kiên nhẫn, nặng nề như một khúc gỗ, ta sẽ chờ đợi”. “Cầu mong như vậy! Zarathustra nói lớn và bỏ đi, - những gì thuộc về ta trong hang đá cũng thuộc về ngươi, hỡi tân khách của ta! Nếu còn tìm thấy được mật ngon ở đó, ngươi cứ liếm cho đến khi hết sạch đi, hỡi con gấu cẳn nhẳn, và hãy lắng dịu tâm hồn ngươi xuống! Bởi vì chiều nay cả hai chúng ta đều sẽ vui vẻ, - vui vẻ và hài lòng rằng ánh ngày đã tắt! Và cả chính ngươi cũng phải khiêu vũ theo âm thanh những ca khúc của ta, như thể ngươi đã là con gấu thông thái của ta. Ngươi chẳng tin ư? Ngươi lắc đầu? Vậy thì hãy đi đi, hỡi con gấu già! Nhưng ta, ta cũng là một viên bốc sư”. . Zarathustra đã nói như thế TIẾNG KÊU THỐNG KHỔ Ngày hôm sau, Zarathustra lại ngồi trên tảng đá cũ trước hang, trong khi hai. một tiếng thét dài mà những hố thẳm phát ra và dội trả lại lẫn cho nhau, bởi vì không có hố thẳm nào muốn giữ lại tiếng kêu ấy, một tiếng kêu bi thống vô ngần. Sau cùng, Zarathustra lên tiếng: . “Hỡi kẻ tiên tri của bất hạnh, đấy là tiếng kêu thống khổ, tiếng gọi của một người, phát xuất từ một vùng biển đen nào đó. Nhưng ta có sá gì nỗi thống khổ của loài người! Tội lỗi cuối cùng