ĐÀM ĐẠO VỚI CÁC ÔNG VUA - Zarathustra đã nói như thế pot

9 217 0
ĐÀM ĐẠO VỚI CÁC ÔNG VUA - Zarathustra đã nói như thế pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Zarathustra đã nói như thế ĐÀM ĐẠO VỚI CÁC ÔNG VUA Zarathustra lên đường, băng qua những ngọn núi, những khu rừng của hắn vừa được chừng một tiếng đồng hồ, thì đột nhiên hắn nhìn thấy một đám rước lạ lùng. Ở giữa con đường Zarathustra muốn đi, có hai ông vua tiến bước, cả hai đầu đội vương miện, thắt lưng màu đỏ huyết, sặc sỡ nhiều màu như những con chim hồng hạc: hai ông vua đẩy trước mặt mình một con lừa chở nặng. “Mấy ông vua này muốn gì đây trong vương quốc của ta?” Zarathustra kinh ngạc nhủ lòng như thế, và vội vã nấp vào sau một bụi rậm. Nhưng khi hai ông vua đến gần sát bên hắn, hắn buột miệng thì thào, như một người đang lẩm bẩm nói với chính mình: “Lạ thật, lạ thật! Sao vậy kìa? Ta nhìn thấy hai ông vua - nhưng lại chỉ có một con lừa!” Lúc bấy giờ hai ông vua dừng bước, mỉm cười nhìn về phía phát ra tiếng nói, rồi họ quay lại nhìn vào mặt nhau: “Ở xứ chúng ta, thiên hạ cũng nghĩ đến những chuyện đó, nhưng họ không nói ra thành lời”. Ông vua bên trái nhún vai, trả lời: “Đây chắc hẳn là một gã chăn dê, hoặc một ẩn sĩ đã sống quá lâu giữa đá và cây. Không có bầu bạn quả cũng làm hư hỏng cả những phong tục tốt”. Ông vua kia vặn lại, với vẻ giận dữ đắng cay: “Những phong tục tốt! Vậy chứ chúng ta muốn trốn thoát khỏi cái gì đây, nếu không phải là muốn trốn khỏi những “phong tục tốt”, muốn trốn khỏi “giới thượng lưu” của chúng ta? Thực ra, chẳng thà sống giữa những ẩn sĩ và những gã chăn dê còn hơn là sống với đám tiện dân óng vàng, ngụy hóa, nhạt phèo như nước ốc của chúng ta - dẫu rằng đám tiện dân đó tự gọi mình là “giới thượng lưu”, - dẫu chúng tự gọi mình là “giai cấp quý phái”. Ở đấy, tất cả mọi sự đều là trá ngụy, thối nát, trước nhất là dòng máu, nhờ vào những chứng bệnh lâu đời xấu xa và những tay trị bệnh còn tồi tệ xấu xa hơn nữa. Kẻ có giá trị nhất thời đại bây giờ, chính là người nông dân tráng kiện; hắn là kẻ thô bạo, giảo quyệt, ngoan cố bướng bỉnh và kiên trì chịu đựng: đó là dòng dõi quý phái nhất thời này. Người nông dân là kẻ tốt lành nhất thời này; và dòng dõi nông dân phải trị vì. Nhưng đấy là sự trị vì của đám tiện dân, - ta không còn lầm lẫn hồ nghi gì nữa. Thế mà, tiện dân có nghĩa là: hỗn mang, lộn xộn. Tình trạng loạn xà ngầu của đám tiện dân: mọi sự trộn lẫn với mọi sự, vị thánh nhân và tên vô lại, người quý tộc và dân Do Thái, cùng tất cả những con thú chở trên chiếc tàu của Noé. Những phong tục tốt! Nơi xứ chúng ta, tất cả đều trá ngụy và thối nát. Chẳng còn ai biết tôn kính phụng thờ nữa; đấy chính là điều chúng ta ước muốn trốn thoát. Đấy là những con chó thèm ăn, rầy rà không chịu nổi, chúng thếp vàng trên những chiếc lá cọ. Sự ghê tởm làm ta nghẹt thở, đến độ ngay cả các ông vua như chúng ta cũng đã trở thành trá ngụy, che đậy, hóa trang dưới bề ngoài xa hoa già cỗi nhạt màu của các đấng tiên vương, những huy chương trong cuộc lễ cho những con người ngu đần giảo hoạt nhất, và cho tất cả những ai tự biến mình thành kẻ cho vay nặng lãi của quyền hành. Chúng ta không phải là những con người đệ nhất, nhưng chúng ta phải tỏ ra mình là những con người đệ nhất: rốt cuộc, chúng ta đã mệt mỏi, chán ngấy đến tận cổ những trò lừa gạt trí trá kia. Cái làm chúng ta ngoảnh mặt khinh bỉ, chính là đám tiện dân, chính là tất cả những kẻ la lối bậy bạ, tất cả những con ruồi dính chặt không rời và những văn sĩ thổ tả, chính là xú khí của những tên chủ hiệu buôn, sự náo động của những kẻ nhiều tham vọng, những hơi thở thối tha: - ồ, thật xấu hổ khi phải sống giữa đám tiện dân lúc nhúc ấy, - thật xấu hổ khi phải gắng sức tỏ ra là con người đệ nhất giữa đám tiện dân! Ồ, thật là kinh tởm! Kinh tởm! Kinh tởm! Nào có sá gì những ông vua như chúng ta”. Lúc bấy giờ ông vua bên trái lên tiếng: - “Chứng bệnh cũ của anh lại tái phát, sự kinh tởm lại xâm chiếm hồn anh, hỡi người bạn đáng thương! Anh không biết rằng có kẻ nào đó đang lắng nghe chúng ta hay sao?” Đã thấy và nghe rõ tất cả những lời lẽ trên, ngay khi đó, Zarathustra đứng dậy, rời khỏi chỗ ẩn, tiến đến trước mặt hai ông vua và lên tiếng: - “Kẻ lắng tai nghe các ngươi, kẻ thích nghe các ngươi, những ông vua, kẻ đó tên là Zarathustra. Ta là Zarathustra, kẻ đã từng có lần bảo rằng: “Sá gì những ông vua!” Xin hãy tha lỗi cho ta nếu ta vui mừng khi nghe các ngươi nói cùng nhau: “Nào có sá gì những ông vua như chúng ta!” Nhưng nơi đây, các ngươi đang ở trong vương quốc dưới sự thống trị của ta: các ngươi có thể tìm kiếm được gì trong vương quốc ta? Có lẽ, trên đường đi, các ngươi đã gặp kẻ mà ta đang tìm kiếm: ta đang tìm kiếm con người thượng đẳng”. Khi nghe xong, hai ông vua đưa tay đấm ngực, rồi đồng thanh thốt lên: - “Chúng ta đã được nhận ra! Lời nói của ngài như lưỡi kiếm xuyên thủng những bóng tối dày đặc nhất trong lòng ta. Ngài đã khám phá ra nỗi thống khổ của ta. Bởi vì, chúng ta đang trên đường đi tìm con người thượng đẳng, - con người cao cả hơn chúng ta, dẫu rằng chúng ta là những quốc vương. Chúng ta dắt theo con lừa này cốt dành cho con người đó. Bởi vì con người cao cả nhất cũng phải là vị chủ nhân cao nhất trên mặt đất. Trong trọn vẹn định mệnh loài người, chẳng có sự sỉ nhục nào tàn tệ hơn khi những kẻ mạnh trên mặt đất đồng thời lại không là những nhân vật đệ nhất. Lúc bấy giờ, mọi sự đều trở thành giả mạo, tà vạy, quái dị. Và khi họ lại là những con người tồi tệ nhất, giống như thú vật, thì lúc bấy giờ đám tiện dân leo lên và leo lên cao giá; sau cùng đức hạnh của đám tiện dân bảo rằng: “Này, chỉ có mình ta là đức hạnh!” Zarathustra đáp lại: “Ta vừa nghe những lời gì thế? Các ông vua quả thật khôn ngoan! Ta say mê và, quả vậy, ta đã nảy sinh ý muốn sáng tác một ca khúc về hiện tượng này: - khúc ca của ta có lẽ sẽ không dành cho lỗ tai của mọi người thiên hạ. Đã từ lâu, ta học quên đi lòng tôn kính đối với những lỗ tai dài. Nào, hãy tiến lên!” (Nhưng vào lúc này, có một chuyện xảy ra: cả con lừa cũng lên tiếng. Nó rống to với giọng rõ ràng và vẻ mặt láu cá hiểm độc: I-A.) Một ngày nọ, vào Năm Đầu thế kỷ, Trong men say dù chẳng nốc rượu nồng Người Nữ Vu than thở suốt hư không: “Ồ, tồi tệ! Suy đồi! Ôi, tồi tệ! Hỡi trần gian sao suy đồi đến thế: Oai vang xưa La Mã biến đâu rồi? Nay chỉ là người gái của muôn nơi! Và hoàng đế oai hùng César ấy, Nay chỉ là con vật gầy run rẩy! Cả Thượng đế cũng biến thành tên Do Thái!” 2 Hai ông vua lấy làm vui thích tán thưởng bài hát của Zarathustra: “Hỡi Zarathustra! Chúng tôi đã hành sự đúng vô cùng khi lên đường tìm đến gặp ngài! Bởi vì các thù địch của ngài đã chỉ cho tôi nhìn thấy hình ảnh ngài qua tấm gương của họ; trong gương, ngài có vẻ mặt nhăn nhó của quỷ ma với nụ cười chua cay đến độ làm chúng tôi hoảng sợ. Nhưng nào có ích gì! Ngài không ngừng thâm nhập vào tai và lòng chúng tôi với những câu châm ngôn của ngài. Lúc bấy giờ, rốt lại chúng tôi bảo rằng: nào có quan hệ gì khuôn mặt của ông ta! Chúng tôi phải nghe ngài nói, vì ngài là kẻ đã dạy: “Các bạn phải yêu hòa bình như một phương tiện mở ra những cuộc chiến tranh mới và hãy yêu một hòa bình ngắn hạn hơn là một hòa bình trường cửu!” Từ trước đến nay, chưa từng có ai đã thốt ra những lời lẽ đầy thượng võ như thế. “Điều thiện hảo là gì? Dũng cảm, đấy chính là điều thiện hảo. Chính một trận chiến tranh tốt lành sẽ thánh hóa tất cả mọi sự”. Hỡi Zarathustra, khi nghe đến những lời này, dòng máu của tổ tiên trỗi dậy trong huyết quản chúng tôi: lời nói đó đã như lời lẽ của mùa Xuân thốt ra với những thùng đựng rượu cũ. Khi những lưỡi gươm giao chạm nhau giống những con rắn lốm đốm vết đỏ thẫm, thì lúc bấy giờ, những đấng tiên vương của chúng ta mới bắt đầu ham thích đời sống; đối với họ, mặt trời hòa bình thì lờ mờ và âm ấm, song hòa bình lâu dài làm các ngài xấu hổ. Các đấng tiên vương của chúng tôi thở dài não nuột u sầu khi họ nhìn thấy những thanh gươm nhẵn bóng, không được dùng tới, treo trên tường! Giống như những thanh gươm đó, các ngài khao khát chiến tranh. Bởi vì mọi thanh gươm đều muốn uống máu người và lóe sáng khát vọng”. Trong khi hai ông vua nói năng ba hoa như thế về lạc phúc của các đấng tiên vương của họ, với lòng hăng say nồng nhiệt, thì Zarathustra lại ước muốn chế nhạo sự nồng nhiệt của họ vô cùng: bởi vì trước mặt Zarathustra là hai ông vua rất thanh thản, hai ông vua với vẻ mặt già nua thanh thoát. Nhưng Zarathustra đã tự thắng mình. Hắn lên tiếng: “Nào, lên đường đi thôi! Các ngươi đang ở đúng đường, trên kia là hang đá của Zarathustra; và tối nay hẳn phải là một buổi tối dài dặc! Giờ đây, một tiếng kêu thống khổ cấp bách đang kêu gọi ta rời xa các ngươi. Hang đá của ta sẽ được vinh dự nếu có các ông vua dừng chân tại đó đợi chờ; nhưng quả thật là các ngươi sẽ phải đợi chờ lâu lắm! Mà nào quan hệ gì! Thời đại hôm nay, có nơi nào người ta học chờ đợi tốt hơn là trong các chốn triều đình? Và trong tất cả những đức hạnh của các ông vua, đức hạnh độc nhất còn lại cho họ hiện nay, há chẳng phải đức hạnh được gọi bằng tên là “biết chờ đợi” hay sao?” . Zarathustra đã nói như thế ĐÀM ĐẠO VỚI CÁC ÔNG VUA Zarathustra lên đường, băng qua những ngọn núi, những khu rừng của hắn. Ta là Zarathustra, kẻ đã từng có lần bảo rằng: “Sá gì những ông vua! ” Xin hãy tha lỗi cho ta nếu ta vui mừng khi nghe các ngươi nói cùng nhau: “Nào có sá gì những ông vua như chúng ta!” Nhưng. ngay khi đó, Zarathustra đứng dậy, rời khỏi chỗ ẩn, tiến đến trước mặt hai ông vua và lên tiếng: - “Kẻ lắng tai nghe các ngươi, kẻ thích nghe các ngươi, những ông vua, kẻ đó tên là Zarathustra.

Ngày đăng: 10/07/2014, 08:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan