Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
147,7 KB
Nội dung
Zarathustra đã nói như thế VỀ ẢO TƯỢNG VÀ ẨN NGỮ Trong đám thủy thủ, khi biết rằng Zarathustra đang có mặt trên tàu - bởi vì cùng xuống tàu với hắn, có một người dân quần đảo Vĩnh Phúc - thì thiên hạ tò mò chờ đợi nôn nao. Song Zarathustra im lặng suốt hai ngày liền, lạnh lùng câm nín trong nỗi u sầu, chẳng hề đáp trả những cái nhìn và những câu chất vấn. Tuy nhiên, vào buổi chiều ngày thứ hai, Zarathustra lại khai mở thính quan, lắng nghe tuy vẫn còn im lìm câm nín: bởi vì trên con tàu nọ từ chốn viễn phương đi đến và còn muốn lướt sóng xa vời hơn nữa, người ta có thể nghe được nhiều sự việc dị kỳ nguy hiểm. Mà Zarathustra lại là bạn thân của tất cả những kẻ lữ hành phiêu bạt, những người thích sống giữa lòng nguy hiểm. Và ô kìa! Vì mải lắng tai nghe, sau cùng miệng lưỡi của hắn đã nhích động và khối băng giá trong lòng hắn tan đi - hắn khởi sự nói như thế này: “Với các bạn, là những kẻ kiếm tìm gan góc, những nhà thám hiểm, và tất cả những kẻ băng vượt những trùng khơi dữ dội dưới những cánh buồm phồng căng giảo hoạt. Với các bạn, là những kẻ mê đắm ẩn ngữ, ngây ngất ánh sáng nhạt mờ phiêu lãng, những kẻ để tâm hồn mình bị cuốn hút về những tiếng sáo vi vu trong mọi làn nước xoáy phỉnh lừa: - Bởi vì các bạn không muốn sờ soạng sợi dây dẫn đạo bằng bàn tay e dè sợ sệt; và bất cứ nơi nào các bạn có thể ước đoán tiên tri, các bạn đều ghét phải đưa ra kết luận. Riêng với các bạn mà thôi, ta xin kể lại ẩn ngữ mà ta đã nhìn thấy, ảo tượng của con người cô độc khôn cùng. Vừa mới đây, ta ưu sầu bước đi trong ánh hoàng hôn nhợt nhạt, khuôn mặt tối tăm khốc liệt, đôi môi mím chặt. Hơn một mặt trời đã tắt lịm với ta. Một nẻo đường nhất mực đi lên, đi lên mãi xuyên qua những mô đá lô nhô, một nẻo đường dữ tợn và cô đơn không muốn dung chứa cỏ cây bụi rậm, một con đường núi nghiến rít lên dưới bước chân ta thách thức. Câm lặng lầm lì, ta bước đi lên mãi trên tiếng rít mạnh giễu cợt của sỏi đá, bàn chân ta giẫm nát những viên đá tròn trơn trượt, cố gắng đi lên, lên mãi. Lên cao hơn, cao hơn nữa: - bàn chân ta thách đố cái tinh thần sa trụy cứ muốn lôi cuốn nó xuống miền sâu, xuống hố thẳm, Tinh thần Trì độn Nặng nề, con quỷ và kẻ thù truyền kiếp của ta. Lên cao hơn nữa, - mặc dù nó ngồi đè nặng trên thân ta, cái tinh thần trì trệ nặng nề, nửa lùn tịt, nửa chuột chù, què quặt và xui khiến quặt què tê cóng, cứ liên miên rót chì vào tai ta, cứ rót mãi vào não cân ta, từng giọt từng giọt, những tư tưởng đá chì. “Hỡi Zarathustra! Nó thì thào từng tiếng với giọng điệu giễu cợt, hỡi Zarathustra, viên đá của trí huệ hiền minh! Ngươi đã tung cao vô ngần, - nhưng mọi viên đá tung lên bao giờ cũng phải rơi rớt xuống! “Hỡi Zarathustra! Viên đá của Hiền minh Trí huệ, viên đá tung lên trời ném vỡ những vì sao! Chính tự thân ngươi được ngươi tung vút lên cao như thế đó, - nhưng mọi viên đá tung lên bao giờ cũng phải rơi rụng xuống! Ngươi tự kết tội bản thân, ngươi tự ném đá chính ngươi: Hỡi Zarathustra! Ngươi đã quăng ném viên đá lên thật cao, nhưng rồi viên đá sẽ rớt xuống đầu ngươi!” Nói như thế xong, thằng lùn im tiếng; và sự im lặng của nó kéo dài triền miên đến nỗi ta bị đè ép nặng nề ngộp thở; như thế, khi người ta là đôi bóng, thì thật ra người ta còn cô đơn hơn là khi một mình một bóng! Ta bước lên, bước lên mãi, mơ màng, trầm mặc, - nhưng mọi sự cùng đè nén ta ngạt thở. Ta giống như một người bệnh bị nỗi đau đớn giày vò mệt mỏi, và một ác mộng lôi hắn thức dậy khỏi giấc ngủ đầu tiên. Tuy nhiên, trong ta vẫn còn có một cái gì đó mà ta gọi là lòng can đảm: chính nó đã dập tắt mọi chán nản rã rời trong lòng ta từ trước đến nay. Lòng can đảm ấy cuối cùng khiến ta dừng chân lên tiếng: “Hỡi thằng lùn! Ta với mi hãy đọ sức! Ta hoặc mi phải có một người chết!” Vì lòng can đảm chính là kẻ sát hại tuyệt vời nhất, - lòng can đảm xung trận tấn công: bởi vì trong mọi cuộc tấn công đều có những hồi kèn thúc quân vang dội. Mà con người là con vật can đảm nhất, chính vì thế nó đã chiến thắng mọi con vật. Trong hồi kèn xung trận, con người đã vượt qua mọi thống khổ điêu linh; nhưng sự thống khổ của con người là nỗi thống khổ sâu thẳm triền miên nhất. Lòng can đảm cũng giết chết nỗi choáng váng kinh hoàng bên bờ hố thẳm: và ở đâu mà con người lại chẳng ở bên bờ hố thẳm? Chỉ cần đưa mắt nhìn ngó thôi, há chẳng đủ phát hiện trùng trùng những hố thẳm quanh mình? Lòng can đảm là kẻ sát hại siêu tuyệt; lòng can đảm cũng giết luôn lòng xót thương lân mẫn. Mà xót thương lân mẫn là hố thẳm sâu xa nhất: càng nhìn sâu vào sự sống, con người càng nhìn sâu thẳm vào trong thống khổ. Nhưng lòng can đảm là kẻ sát hại tuyệt vời, lòng can đảm xung trận tấn công: cuối cùng nó tiêu diệt cả sự chết, vì nó lên tiếng: “Sao? Cuộc sống là thế đó sao? Nào! Ta hãy bắt đầu trở lại!” Mà, trong một châm ngôn như thế, có rất nhiều hồi kèn xung trận réo vang. Kẻ nào có tai, thì hãy nghe ra! “Dừng lại thôi, thằng lùn! - ta bảo. Hai ta hãy đấu sức! Hoặc ta hoặc mi phải có một người chết! Nhưng trong hai đứa, ta là kẻ mạnh nhất: - mi không biết được tư tưởng sâu thẳm nhất của ta! Tư tưởng ấy, mi không thể nào mang vác gánh chịu nổi!” Lúc bấy giờ xảy ra chuyện làm thân thể ta nhẹ nhàng hơn: thằng lùn nhảy vọt khỏi vai ta, thằng lùn lố lăng thô lỗ! Và nó ngồi chồm hỗm trên một tảng đá trước mặt ta. Nhưng ngay tại chỗ hai chúng ta dừng chân, dường như ngẫu nhiên mà có một trụ quan. “Hãy nhìn trụ quan kia, hỡi thằng lùn, - ta tiếp lời. Nó có hai mặt. Hai nẻo đường giao ngộ gặp gỡ nhau tại đây, hai nẻo đường mà từ trước đến giờ chẳng hề có ai đi đến tận cùng cả. Cái con đường dài chạy lùi trở lại phía sau kia, nó dài một mãi mãi thiên thu; và cái con đường dài phóng thẳng tới trước, nó cũng là một thiên thu vĩnh viễn khác nữa! Hai con đường viễn tuyệt ấy bác bỏ nhau, va chạm nhau. Và chính nơi đây, tại trụ quan này, là nơi hai con đường đó giao ngộ. Tên của trụ quan đã được ghi đậm trên kia, đó là: “khoảnh khắc tu du”. Nhưng nếu có người bước đi theo một trong hai con đường đó - đi xa, xa vời mãi mãi, thì hỡi thằng lùn, mày có nghĩ rằng hai con đường nọ sẽ còn đối kháng, trừ khử nhau mãi mãi chăng?” Thằng lùn thì thào một cách khinh miệt: “Mọi cái gì thẳng đều dối trá hư ảo. Mọi chân lý đều cong cong, ngay cả thời gian cũng là một vòng tròn”. Ta bừng bừng lửa giận: “Tinh thần nặng nề trì độn kia ơi! Mày đừng nhìn sự việc đơn giản quá đỗi như thế! Bằng không, hỡi thằng thọt chân cà nhắc, ta sẽ bỏ mày ngồi lại đây, - và mày đừng nên quên rằng chính ta đã cõng mày lên đến đỉnh cao này”. “Mày hãy xem xét kỹ khoảnh khắc tu du này! - ta tiếp tục. Từ trụ quan khoảnh khắc hiện tại, một con đường miên viễn thiên thu phóng lùi lại phía sau: đằng sau chúng ta có một thiên thu vĩnh viễn. Mọi sự vật biết chạy há chẳng từng băng qua đường đó? Mọi sự vật có thể xảy ra, há chẳng phải là đã từng xảy ra, đã hoàn tất, đã trôi qua thành quá khứ? Và nếu mọi sự đang hiện thể bây giờ, đã từng có phen hiện thể, thì hỡi thằng lùn, mày nghĩ sao về cái khoảnh khắc tu du này? Cả trụ quan này há chẳng phải đã từng hiện thể trước kia? Và mọi sự há chẳng vương vấn tương liên trùng điệp với nhau đến nỗi cái khoảnh khắc tu du này đang lôi kéo theo sau mình tất cả những sự việc tương lai? Và như thế, lôi kéo theo cả chính mình? Bởi vì mọi sự vật biết chạy há chẳng phải là tái hồi đi lại một lần nữa cái con đường viễn tuyệt đang phóng lên kia! Và cái con nhện đang chậm chạp bò dưới ánh trăng, và ngay cả ánh trăng này nữa, và ta và ngươi đang gặp gỡ nhau dưới trụ quan này, thì thào nói về những sự việc thiên thu vĩnh cửu, há chẳng phải là hết thảy chúng ta đều đã từng hiện thể cả ở nơi đây? Chúng ta há chẳng phải quy hồi và chạy trở lại một lần nữa trên con đường trước mặt đang phóng lên cao, con đường viễn tuyệt âm u kia, - há chẳng phải là chúng ta phải vĩnh viễn quy hồi trầm luân trở lại?” Ta đã nói như thế, và với giọng càng lúc càng thấp hơn, bởi lẽ ta đâm ra sợ hãi chính tư tưởng và những hậu ý của ta. Lúc bấy giờ, bất thình lình ta nghe một con chó tru rống bên cạnh hai người. Ta đã bao giờ từng nghe một con chó tru rống như vậy? Những ý tưởng của ta giật lùi, gắng công nhớ lại. Ờ, phải rồi! Khi ta còn bé, vào cái tuổi thơ dại xa xôi: Ta đã từng nghe một con chó tru rống thảm thương như thế. Và ta cũng nhìn thấy con chó ấy, lông lá dựng ngược, ngẩng đầu, run rẩy giữa đêm khuya thinh lặng vô ngần, lúc mà ngay cả những con chó cũng tin rằng có ma quỷ đi hoang. Đến nỗi ta cảm thương con chó ấy. Bởi vì vầng trăng vằng vặc vừa nhô lên phía trên ngôi nhà, trong một nỗi im lặng lạnh tanh chết chóc. Vầng trăng, chiếc đĩa tròn rạng lửa ấy, dừng lại trên mái nhà như trên một thứ tài sản xa lạ. Đấy chính là điều đã khiến con chó kinh hoàng: bởi vì những con chó vốn tin rằng có kẻ trộm và ma quỷ lang thang. Và khi nghe con chó tru vang trở lại, thì lòng ta lại thương cảm bùi ngùi. Hỡi ôi! Thằng lùn và trụ quan, con nhện và những tiếng thì thào đêm nọ, tất cả những thứ đó giờ đây đã trôi dạt chốn nào? Ta đã nằm mộng chăng? Ta vừa thức giấc? Ta đột nhiên thấy mình đứng chơ vơ giữa những tảng đá man dại hoang liêu, lạc loài giữa màu trăng hoang tịch. Nhưng có một người nằm sóng sượt đó kia! Và coi kìa, con chó vùng nhảy, lông lá dựng ngược, rền rĩ than van; - giờ đây khi nhìn thấy ta đi đến, con chó rú vang trở lại, la gào Ta có bao giờ từng nghe một con chó gào la cầu cứu như thế này chưa?[1] Và quả thật, ta chẳng bao giờ thấy một cảnh nào tương tự cảnh kia. Ta thấy một gã chăn chiên trẻ tuổi đang nằm quằn quại, thở khò khè, thân thể co quắp, khuôn mặt rã rời, và một con rắn trì trệ đen ngòm đang lòng thòng ngoài miệng gã. Ta có bao giờ nhìn thấy xiết bao ghê tởm kinh hoàng não nuột trên một khuôn mặt người! Có lẽ trong lúc gã mục tử nọ say ngủ, thì con rắn đã bò lòn vào trong vòm họng, và cứ nằm lì trong đó! Ta bèn đưa tay lôi con rắn ra, nhưng chỉ luống công! Chẳng thể nào rứt con rắn ra khỏi cổ họng gã mục tử. Lúc bấy giờ có cái gì thét lớn trong cõi hồn ta: “Hãy cắn! Cắn đi! Cắn cho nát đầu con vật!” - Chính như vậy, đó là tiếng thét của lòng ta; kinh hoàng, thù hận, ghê tởm, cảm thương, trọn cả thiện ác trong ta đều bật kêu lên trong cùng một tiếng thét. Hỡi các bạn gan lì đang đứng quanh ta, hỡi các bạn phiêu lưu kiếm tìm gan dạ, dù các bạn là ai mặc lòng, các bạn đã xuống tàu băng vượt qua đại hải chưa người thám hiểm với tấm buồm phồng căng giảo hoạt! Các bạn, [...]...những kẻ vui say ẩn ngữ, các bạn hãy đoán xem ý nghĩa ẩn ngữ ta đã nhìn thấy, và hãy giải thích cho ta nghe cái ảo tượng của con người tối ư cô độc! Bởi vì đấy là một ảo tượng và một tiên tri: - biểu tượng gì trong quang cảnh ta nhìn thấy? Và kẻ phải đi đến một ngày nào đó là ai? Ai là gã mục tử bị con rắn bò lòn vào cổ họng? Cái con người mà cổ họng sẽ tràn ngập những... hồn ta: Ồ, làm sao ta còn có thể cam chịu để sống! Và làm sao ta còn có thể cam chịu chết đi được nữa, bây giờ!” Zarathustra đã nói như thế [1] “Ta có bao giờ từng nghe một con chó gào la cầu cứu như thế này chưa”: giống với một cảnh Nietzsche từng mục kích khi còn nhỏ Cha ông bị ngã lăn ra chết, và Nietzsche nghe tiếng chó sủa rân lên mới chạy đến và biết được cái chết của người cha ... nọ đã há miệng cắn, hắn đã cắn phập một cái! Hắn nhổ đầu con rắn ấy ra xa, - và đứng vụt dậy Lúc bấy giờ hắn không còn là người, cũng chẳng phải là mục tử trước kia, - hắn đã biến dạng hóa thân, rạng rỡ hào quang Hắn cất tiếng cười! Ta chưa từng bao giờ nghe một con người cười như hắn trong cõi đời này Hỡi các anh em, ta đã nghe một tiếng cười lồng lộng, tiếng cười không phải của một con người Và giờ . Zarathustra đã nói như thế VỀ ẢO TƯỢNG VÀ ẨN NGỮ Trong đám thủy thủ, khi biết rằng Zarathustra đang có mặt trên tàu - bởi vì cùng xuống tàu với hắn, có một người dân quần ảo Vĩnh Phúc -. các bạn đã xuống tàu băng vượt qua đại hải chưa người thám hiểm với tấm buồm phồng căng giảo hoạt! Các bạn, những kẻ vui say ẩn ngữ, các bạn hãy đoán xem ý nghĩa ẩn ngữ ta đã nhìn thấy, và hãy. hãy giải thích cho ta nghe cái ảo tượng của con người tối ư cô độc! Bởi vì đấy là một ảo tượng và một tiên tri: - biểu tượng gì trong quang cảnh ta nhìn thấy? Và kẻ phải đi đến một ngày nào