Vũ Trụ Nhân Linh II. Hòa Thời Trước Khoa Lượng Tử Và Quy Nhất Thuyết Phần 1 Minh chứng sự đúc kết không thời bằng Từ Bài đầu ta nói rằng thời gian và không gian trong triết học Đông phương đã đúc kết, nhưng đó mới là một câu khẳng định chưa được chứng minh và xác định nên vừa chưa hiểu đúc kết cách nào mà còn dễ bị tiếng là "thấy người sang bắt quàng làm họ". Thấy sự dồn đúc không thời của Einstein ăn tiền, nên tuyên bố đại là triết Đông cũng có sự dồn đúc như thế. Do đó cần phải minh biện một cách xác thực. Hơn nữa sự minh chứng này còn giúp chúng ta nhận thức ra tầm quan trọng của vũ trụ quan Triết Đông. Vì tất cả cái tinh tuý của nó nằm trong việc dồn đúc này, cho nên chúng ta sẽ còn gặp nó rất nhiều lần dưới những hình thái khác nhau qua ngũ hành, hồng phạm, lịch pháp. Chương trên đã tạm đủ cho chúng ta thấy cái khó khăn của bài toán đố là bắt đúc lại một khối, hai yếu tố vốn phản kích nhau rõ rệt như sáng với tối, nước với lửa, trời tròn đất vuông, thế mà phải điều lý sao cho ổn thỏa cả hai. Cái khó ở chỗ đó, hễ nắm được then chốt là tìm ra đáp số cho mọi vấn đề nhiêu khê khác, như hóa hợp tự do với sự cần thiết, thái công với tư riêng, tinh thần với vật chất, sao cho tình với lý tương tham. Do đó có rất nhiều lối đúc kết với những hậu quả khác nhau gây nên tầm quan trọng thật là sâu rộng vào đời sống con người cá nhân cũng như đoàn thể. Đến nỗi ta đã nói sau Einstein người ta không thể suy tư như trước Einstein nữa. Và do đó, dần dần người ta cũng không thể "ở đời" như trước nữa. Vì suy tư là cái lái của con thuyền đời sống, lái đã xoay thì đời sống làm sao theo mãi chiều cũ. Vậy bây giờ trở lại với triết Đông và chúng ta cũng phải hỏi: có thật triết Đông đã đúc không gian thời gian lại với nhau chăng? Và chúng ta thưa là có thật và đã tự lâu lắm rồi. Tất nhiên không phải trên bình diện khoa học ngoại cứ theo lý trí kiểu Einstein, nhưng là trên bình diện nội cứ Tâm linh. Do đó trong phạm vi triết lý thì hậu quả quan trọng hơn. Điều cần phải xét là có thực chăng triết Đông đã đúc kết hai yếu tố không-thời lại một, dù chỉ là nội cứ trên bình diện Tâm linh? Thực ra chữ đúc kết cũng là dùng ép theo thời. Còn chính ra phải gọi là Siêu Thời, Việt thời nghĩa là đã ra khỏi thời gian nhỏ hẹp, nên còn cao hơn quan niệm của Einstein hay các lý thuyết tương đối khác như sẽ bàn sau. Dầu vậy ta cũng tạm gọi là sự dồn đúc cho dễ nói và chúng ta sẽ minh giải qua Từ, Tượng, Số, Chế. Và trước hết là chứng minh bằng Từ, và lúc ấy sự dồn đúc gọi là vũ trụ. Hai yếu tố này đã đúc kết quá kỹ, khiến con cháu không ngờ tới nữa. Vì thế để nhận thức lại điều đó, chúng ta cần ôn lại mấy định nghĩa của hai chữ Vũ trụ. Theo Hoài Nam Tử: "Tự cổ đi tới kim gọi là Trụ Bốn phương trên trời gọi là Vũ" "Vãng cổ lai kim vị chi Trụ Tứ phương thượng hạ vị chi Vũ" Theo Trang Tử: "Có thực sự nhưng không định hạn vào chỗ nào gọi là Vũ Có dài (durée) mà không khởi đầu, không cuối thì gọi là Trụ" Cho nên: Vũ có nghĩa là không gian Trụ có nghĩa là thời gian, cùng với định nghĩa của Hoài Nam Tử như nhau vậy. (Hữu thực nhi vô hồ xứ giả, Vũ dã. Hữu thường nhi vô bản phiêu giả, Trụ dã. Cái dĩ: Vũ vi không gian chi nghĩa, Trụ vi thời gian chi nghĩa, Dữ Nam Tử thuyết đồng." (Từ Nguyên Nam Hoa XXIII, canh tang sở) Dương Hùng nói: "Đóng khắp trong vòng trời gọi là Vũ. Mở khắp cả vũ gọi là Trụ" (Kim b.50) Tức là hai yếu tố ngược nhau: đóng là Vũ, mở là Trụ. "La Hồng Sơn có một câu nhấn mạnh vào sự đúc kết Vũ và Trụ như sau: "Trên dưới bốn phương, đi từ cổ tới kim, hợp thành một khối, cho nên mới bảo là: không ở chỗ nào, nhưng không nơi nào là không ở". "Thượng hạ tứ phương, vãng cổ lai kim, hồn thành nhất phiến, sở vị vô tại, nhi vô bất tại (Đại cương 256). La Hồng Sơn xem ra cũng đồng ý với tác giả tự điển Từ nguyên trong việc cho hai câu của Hoài Nam Tử và Trang Tử như nhau. Nhưng nếu xem kỹ lại chúng ta thấy câu của Hoài Nam Tử có tính cách bình dân thường nghiệm hơn, nên có cổ, có kim về thời, có trên, có dưới về Vũ. Tuy nhiên cũng còn cao hơn quan niệm vũ trụ tách rời nhau, vì ở đây đã có sự đúc kết, nên kể là cao hơn. Đến câu của Trang Tử thì chúng ta thấy tính chất siêu việt rõ rệt hẳn nhờ hai mệnh đề "Vô hồ xứ giả" (không ở nơi nào) và "Vô bản phiêu giả" (không đầu không cuối, vô thuỷ vô chung). Câu này rõ rệt là nói về thời tính với đại không gian, như sẽ bàn về sau. Ở đây, ta chỉ cần ghi nhận sự đúc kết Thời Không đều được thừa nhận bởi hai tác giả xưa (Hoài Nam Tử và Trang Tử) cũng như hai tác giả cận kim (tác giả Tự điển Từ Nguyên cũng như La Hồng Sơn). Sự thừa nhận hầu như phi ý thức tỏ ra không ai đặt vấn đề chối cãi cả. Tiện đây xin ghi nhận: đôi khi trong khóa giảng sẽ nói Vũ như không gian và Trụ như thời gian, thì hiểu theo nghĩa thông thường của bài này. Đó là đại để ý nghĩa hai chữ Vũ Trụ nói lên tính cách đúc lại thành một khăng khít, hai yếu tố vốn dị biệt, đối kháng là Vũ tán ra, tỏa lan, còn Trụ là dồn lại, quy tụ lại. Tuy đi hai chiều trái ngược mà vẫn dồn lại được, cái đặc trưng của triết Đông nằm ở chỗ đó. Bây giờ chúng ta xét tới lý chứng qua tượng hình. . Vũ Trụ Nhân Linh II. Hòa Thời Trước Khoa Lượng Tử Và Quy Nhất Thuyết Phần 1 Minh chứng sự đúc kết không thời bằng Từ Bài đầu ta nói rằng thời gian và không gian trong. hồ xứ giả, Vũ dã. Hữu thường nhi vô bản phiêu giả, Trụ dã. Cái dĩ: Vũ vi không gian chi nghĩa, Trụ vi thời gian chi nghĩa, Dữ Nam Tử thuyết đồng." (Từ Nguyên Nam Hoa XXIII, canh tang. vòng trời gọi là Vũ. Mở khắp cả vũ gọi là Trụ& quot; (Kim b.50) Tức là hai yếu tố ngược nhau: đóng là Vũ, mở là Trụ. "La Hồng Sơn có một câu nhấn mạnh vào sự đúc kết Vũ và Trụ như sau: "Trên