1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Mang thai - những điều cần biết potx

7 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 104,87 KB

Nội dung

Mang thai - những điều cần biết Khi có thai, cần tăng bao nhiêu cân? - Người mảnh khảnh: 12-18 kg. - Tạng trung bình: 11,5-16 kg. - Người nặng cân: Chỉ tăng 7 kg Không nên ăn kiêng trong thời gian thai nghén Nhiều phụ nữ mang thai do sợ mất thân hình thon thả nên đã tự ý ăn kiêng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của họ và thai nhi, đồng thời làm tăng nguy cơ sinh non. Trong số những phụ nữ đang mang thai, 30-50% bị thiếu vitamin B1 và B6, 70% thiếu axit folic và 60% thiếu chất sắt. Vì vậy, một chế độ ăn uống phong phú và cân bằng là rất cần thiết cho cả mẹ và con. Nếu mẹ kiêng khem hay ăn uống không hợp lý, thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu và thiếu canxi. Những trẻ suy dinh dưỡng trong bụng mẹ khi sinh ra đều nhẹ cân, có chiều cao dưới trung bình và khi lớn lên có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa và rối loạn nội tiết. Những trẻ này cũng hay đau ốm ở năm đầu đời vì khả năng miễn dịch kém. Ngoài ra, với những bà mẹ có tỷ lệ CRH (một hoóc môn vùng dưới đồi) cao, việc kiêng khem hoặc ăn uống nghèo năng lượng rất dễ dẫn tới sinh non. Khi chưa thụ thai, việc ăn kiêng cũng làm tăng nguy cơ hiếm muộn. Theo một thống kê của Pháp, trong các phụ nữ đến khám và điều trị hiếm muộn,15-20% mắc chứng ăn vô độ hoặc chán ăn. Trong các phụ nữ đi khám do kinh nguyệt không đều có 40% ăn uống không cân bằng. Cứ 4 phụ nữ kiêng ăn lại có 1 người gặp khó khăn trong sinh đẻ. Các nghiên cứu mới đây cho biết, đối với những phụ nữ mảnh khảnh, việc kiêng ăn, giảm thức ăn giàu năng lượng và chất béo trong 4 ngày có thể tạo ra nguy cơ rối loạn hoóc môn. Vì vây, phụ nữ trước và trong khi mang thai cần ăn uống đầy đủ, không nên dùng dưới 1.500 calo/ngày. Cơ cấu các bữa ăn như sau: - Bữa sáng: Cần cung cấp 20-30% lượng calo của một ngày. - Bữa trưa: Cần có rau sống, rau cải tươi (để bảo đảm đủ lượng vitamin), rau luộc (để giúp nhuận tràng) và chất khoáng. Nên tiếp nhận nguồn protein từ cá, thịt, trứng để góp phần xây dựng các tế bào của thai nhi. Các thức ăn chứa gluxit (như cơm, các chất bột) cũng rất cần thiết cho sự phát triển hài hòa của bào thai và tạo cảm giác no. - Bữa tối: Được cấu tạo như bữa trưa nhưng nhẹ hơn. Cần ăn nhiều trái cây, 2-3 loại trái cây/ngày. Ở các tháng đầu của thai kỳ, do buồn nôn nên các bà thường không thích ăn uống. Vì vậy, cần ưu tiên các thức ăn nhẹ, dễ tiêu, giàu canxi và protein như sữa, sữa chua. Chất béo phải chiếm 30% năng lượng cung cấp, nghĩa là khoảng 60-80 g/ngày. Dù muốn hạn chế sự tăng cân, thai phụ vẫn phải ăn 3 thìa cà phê dầu/ngày (tương đương với 15 g). Mỗi tuần nên ăn cá béo (cá thu, cá mòi, cá bông lau) 2 lần. Cá béo chứa nhiều axit béo quan trọng như omega - 3, rất cần thiết cho sự phát triển và hoàn chỉnh não em bé. Cần nhớ rằng sự tăng cân của mẹ trong các tháng cuối của thai kỳ rất có ích cho thai nhi (cứ yên tâm vì thể trọng của mẹ sẽ dễ dàng giảm đi sau khi sinh). Tuy nhiên, để giúp bào thai phát triển tốt, việc ăn uống đầy đủ phải được thực hiện ngay từ đầu thai kỳ. Ở các tháng đầu, thai phụ đều bị ốm nghén nên nếu không lên cân được thì cũng không nên lo lắng quá mức. Tại sao khi có thai cần uống axit folic? Axit folic còn gọi là vitamin B9, rất cần thiết cho sự tạo hồng cầu, quá trình biến dưỡng protein cũng như sự phân chia tế bào. Axit folic cũng cần cho sự tạo sữa của người mẹ, đặc biệt là giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nhu cầu về axit folic của người trưởng thành là 0,18-0,2 mg/ngày và tăng gấp đôi khi có thai hoặc cho con bú. Nó có nhiều trong những loại rau quả có màu đậm như cà rốt, cà chua, bơ, dưa hấu… Với liều bình thường kể trên, axit folic hầu như không gây tác dụng phụ, phụ nữ có thai nào cũng có thể uống, trừ những người bị ung thư vì chất này giúp cho tế bào ung thư phát triển mạnh. Axit folic không gây sẩy thai Nghiên cứu thực hiện trên 24.000 thai phụ Trung Quốc do các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc tiến hành cho thấy, axit folic ( còn gọi là vitamin B9 ) không hề làm tăng nguy cơ sẩy thai, như kết quả một cuộc nghiên cứu đã được nhiều người công nhận trước đó. Tỷ lệ sẩy thai ở những thai phụ uống 400 microgam axit folic/ngày và những người không dùng thuốc này là như nhau. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra lời khuyên: Phụ nữ có thai nên uống axit folic và dùng nhiều thức ăn có chất này, vì axit folic đóng vai trò chủ chốt trong việc bảo vệ thai nhi khỏi bị khuyết tật cột sống. Axit folic có nhiều trong trái cây họ chanh, đậu, rau, gan và các sản phẩm từ ngũ cốc. Ăn nhiều ngũ cốc, rau xanh để sinh con không bị dị tật Sản phụ tiêu thụ nhiều axit folic (một dạng vitamin B có nhiều trong ngũ cốc và rau xanh) sẽ giảm được đáng kể nguy cơ sinh con bị dị tật ở vùng cột sống và não. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật của Mỹ cho biết. Sau khi thu thập thông tin về trẻ sơ sinh trong vòng 10 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng nhờ chính sách tăng cường thêm lượng axit folic vào các sản phẩm ngũ cốc, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị khuyết tật cột sống và não giảm 19%, riêng tật nứt đốt sống ở trẻ giảm đến 23%. Phụ nữ dùng axit folic bổ sung dễ sinh con đôi Việc bổ sung axit folic ( một vitamin thuộc nhóm B ) mà nhiều phụ nữ vẫn thực hiện để giảm nguy cơ sinh con mắc chứng nứt đốt sống, lại làm tăng 2 lần khả năng sinh con đôi. Đó là kết luận của các nhà khoa học Thụy Điển, đăng trên tuần báo Khoa học Mới của Anh số ngày 28/7. Nghiên cứu trên gần 2.600 phụ nữ đã dùng axit folic bổ sung cho thấy tỷ lệ sinh đôi ở những người này là 2,8%, tăng gần gấp đôi so với toàn bộ quần thể (1,5%). Tại Mỹ, từ năm 1998, việc bắt buộc thêm axit folic vào các sản phẩm như ngũ cốc ăn sáng đã giúp giảm 19% số trẻ sơ sinh bị tật nứt đốt sống. Một số nước khác cũng đang chuẩn bị để áp dụng các biện pháp phòng ngừa tương tự. Tuy nhiên, các tác giả Thụy Điển lại cho rằng, đối với các nước mà dị tật này ít xảy ra thì nguy cơ từ việc bổ sung axit folic còn lớn hơn lợi ích mà nó đem lại. Theo tính toán của họ, việc sử dụng axit folic ở 30.000 phụ nữ Thụy Điển sẽ làm xuất hiện thêm 225 cặp song sinh. Hiện tượng sinh đôi thường đi kèm với nguy cơ đẻ non, nhẹ cân và tổn thương hoạt động vận động của não, dẫn tới liệt. Đó là cái giá phải trả chỉ để phòng ngừa 4-5 ca dị tật hiếm gặp tại nước này. Chính phủ Anh cũng đang dự định bắt buộc thêm axit folic vào bột mì. Theo ước tính của các nhà khoa học Anh, thêm 240 microgam vitamin này vào 100 g bột mì sẽ làm giảm được 41% số trẻ sinh ra bị dị tật. Nứt đốt sống là một tật bẩm sinh, do đốt sống không đóng kín, tuỷ sống thoát ra ngoài, gây liệt và chứng đái dầm. Phụ nữ có thai hãy cẩn thận khi dùng vitamin Các nhà khoa học Nga đã phát hiện ra rằng việc dùng quá nhiều vitamin sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thai nhi. Theo Giáo sư Komanikov, Trưởng Khoa Phụ sản, Viện nghiên cứu Y học Matxcơva (Nga), 12 tuần đầu tiên của thai kỳ là thời điểm các cơ quan của bào thai phát triển mạnh nhất. Khi này, việc uống nhiều thuốc, đặc biệt là vitamin, sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi. Chẳng hạn: - Dùng quá liều vitamin A sẽ khiến cho thai nhi bị dị dạng, hệ thống bài tiết dễ bị tổn thương. - Dùng liên tục vitamin C sẽ dẫn tới đẻ non. - Vitamin D dùng quá liều sẽ ảnh hưởng tới các động mạch lớn và sự phát triển răng của thai nhi. - Uống nhiều vitamin E làm cho bộ não thai nhi phát triển không bình thường. . Mang thai - những điều cần biết Khi có thai, cần tăng bao nhiêu cân? - Người mảnh khảnh: 1 2-1 8 kg. - Tạng trung bình: 11, 5-1 6 kg. - Người nặng cân: Chỉ tăng 7. trong khi mang thai cần ăn uống đầy đủ, không nên dùng dưới 1.500 calo/ngày. Cơ cấu các bữa ăn như sau: - Bữa sáng: Cần cung cấp 2 0-3 0% lượng calo của một ngày. - Bữa trưa: Cần có rau sống,. non. Trong số những phụ nữ đang mang thai, 3 0-5 0% bị thiếu vitamin B1 và B6, 70% thiếu axit folic và 60% thiếu chất sắt. Vì vậy, một chế độ ăn uống phong phú và cân bằng là rất cần thiết cho

Ngày đăng: 10/07/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN