1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Y ÁN VỀ HỆ HÔ HẤP - ĐAU TIM, ĐAU NGỰC ppt

5 375 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 158,27 KB

Nội dung

Y ÁN VỀ HỆ HÔ HẤP ĐAU TIM, ĐAU NGỰC (Trích trong ‘Chẩn Dư Cử Ngẫu Lục’ của Trần Cúc Sanh, Trung Quốc) Mùa Đông năm Canh Dần, tôi đến Sơn Đông, ở đó có người bạn họ Châu bị chứng đau tim, ngực cộm đau, có khi vài ngày mới phát 1 lần, có khi 1 ngày phát đến mấy lần và cứ thế luôn, bệnh đã 6 - 7 năm nay. Tôi xem mạch thấy Nhu Sác, ít thần, biết đây là bệnh đau tim do Tỳ và Can sinh ra, thuộc loại hư hàn. Tôi liền dùng ôn bổ và tuy dùng lượng thuốc khá nhiều, bệnh chỉ giảm được chút ít thôi. Tôi nghĩ: "Bệnh thuộc hư tức là ở bên trong không có gì mà Cam thảo lại có tính làm cho no đầy, vừa có thể làm dịu các sự quặn thắt và giảm đau". Tôi liền lấy toa thuốc mà người bệnh đã dùng, thêm vị Chích thảo lên đến 40g. Người bệnh dùng thang này, quả nhiên dễ chịu, không đau nữa. Tuy vậy bệnh này do hoàn cảnh không vừa ý mà sinh ra, hơn nữa, bệnh này phát đã từ mấy năm nay rồi, muốn trừ căn, e rằng không phải dễ. Có người hỏi tôi sao vị Chích thảo trước chỉ có 20g mà bây giờ lại dùng đến 40g, há chẳng nhiều quá? Tôi đáp: “Dùng sống thì khí bình, nướng qua thì khí ấm, vị ngọt của nó lại điều hòa được các vị thuốc khác, vì thế, Cam thảo mới được tặng tên là ‘Quốc lão’. Các phương thang của Trương Trọng Cảnh sáng lập ra ngày xưa như Cam Thảo Thang, Cam Thảo Thược Dược thang, Cam Thảo Phục Linh Thang, Chích Cam Thảo Thang… cho đến những thang như Ma Hoàng, Quế Chi, Cát Căn, Thanh Long, Lý Trung, Tứ Nghịch, Điều Vị, Kiến Trung, Sài Hồ, Bạch Hổ chẳng có phương nào mà Cam thảo không đóng vai trọng yếu. Chỉ trừ những người bệnh có ói mửa hoặc thủng đầy, cũng như ngườí nghiện rượu có các chứng bệnh về thấp khí mới phải cấm dùng mà thôi. Xem đó, ta thấy là làm thuốc phải biết rõ các điều cấm kỵ. Thế tục không hiểu gì về lẽ đóù nên vẫn cứ phân vân, dùng nhiều không dám đã đành mà bỏ đi thì e không tiện, thành thử mỗi khi lập phương thuốc, họ chỉ dùng độ ít phân, cho đó là kế lưỡng toàn. Người không hiểu, hễ kế càng xảo thì kiến thức người đó càng thấp. Uông Nhẫn Am nói: "Thời y dùng Cam thảo bất quá chỉ 2-3 phân (0,8 - 1,2g) mà thôi, chẳng hiểu tập quán đó bắt nguồn từ ai, nay đã thành thói quen, khó lòng xóa bỏ được, thật cũng đáng cười cho cái vụng dại ấy mà”. ĐAU TIM, ĐAU NGỰC (Trích trong sách ‘Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’ của Tôn Học Quyền). Bệnh nhân Từ, nam, 47 tuổi, cán bộ. Nhập điều trị ngoại trú ngày 07/05/1973. Bệnh nhân bắt đầu bị cao huyết áp và thỉnh thoảng có đánh trống ngực, đau thắt ngực. Vào năm 1970 ông ta bị một cơn đau thắt ngực, đau dữ dội vùng ngay sau xương ức và lan đến vai trái và sau lưng. Khó thở và tái nhợt. Đã được cả hai bệnh viện huyện và bệnh viện tỉnh chẩn đoán là bệnh vành tim. Mặc dù đã được điều trị bằng Trung dược và Tây dược trong 3 năm. chứng đau thắt ngực vẫn còn xảy ra, mỗi cơn kéo dài 15 - 30 phút. Cơn đau cuối cùng trước khi châm trị do một sự xúc động tinh thần và những triệu chứng mô tả ở trên đã xuất hiện. Ông ta được điều trị bằng cách châm các huyệt Đản trung và Nội quan, vê kim liên tục. 5 phút sau, chứng đau thắt ngực biến mất. Sau lần đó, mỗi cơn được chặn đứng bằng phương pháp này cho đến khi cuối cùng vào năm 1975. Ngày 7/08/1976, bệnh nhân trở lại phòng khám để khám kiểm tra cho thấy: huyết áp 130/85 mmhg, Cholesterol trong máu 80mm, Điện tâm đồ bình thường và không có cơn đau thắt ngực nào kể từ lần châm trị cuối cùng kể trên. Một ngày nọ, trên đường đến bệnh viện, ông ta bị một cơn đau thắt ngực, tôi đã bấm huyệt Nội quan của ông ta bằng ngón tay cái và đạt được hiệu quả trị liệu tốt”. TIM ĐAU (Trích trong ‘Châm Cứu Bách Bệnh Thực Dụng Nghiệm Phương’ của Thẩm Tá Đình – Trung Quốc). Đỗ Huy Quan, 10 tuổi, quê ở Tứ Xuyên. Thường xuyên đau vùng tim đã một năm. Lúc đầu mấy tháng phát đau một lần, gần đây cả ngày lẫn đêm đều đau không hết. Khi đau thì mặt xanh, tay lạnh, lưng khom xuống. Điều trị: Châm huyệt Thiếu thương cho ra máu, bệnh hơi bớt, sau một giờ đồng hồ lại đau một ít rồi hết, đến đêm lại đau nhưng so với trước thì nhẹ hơn. Lần thứ hai: Ngày hôm sau châm tả huyệt Linh đạo. Kết quả: tả xong thì hết đau, nhưng sau giờ Ngọ lại hơi đau. Lần thứ ba: châm Thần môn. Kết quả: châm vào thì đau rồi hết, nhưng gần đến giờ Ngọ lại đau. Lần thứ tư: Châm Nội quan, Thừa tương. Kết quả: châm xong thì hết đau. Lần thứ năm: Châm giống như trên. Châm xong về nhà, vì đi đường xa nên hơi đau lại một ít, qua ngày hôm sau cũng còn hơi đau nhưng nhẹ hơn. Ngày hôm sau khi bệnh nhân đến trị, cho rằng gần sáng (giờ Sửu, 1 – 3 giờ) bệnh phát đau lại là do khí lưu trú ở Can (giờ Sửu là giờ Can khí vượng). Châm huyệt Thái xung. Kết quả: hết đau và không tái phát nữa. Giải thích: Bệnh này, dùng các huyệt của kinh Tâm để trị, chỉ hết tạm thời. Sau đó dùng huyệt của Can là Thái xung mà tim hết đau, vì Tâm và Can có liên hệ với nhau, một thuộc hệ tuần hòa, một thuộc hệ tiêu hóa, vì vậy châm Can mà bệnh tim khỏi (Châm Cứu Bách Bệnh Thực Dụng Nghiệm Phương). . Quốc). Đỗ Huy Quan, 10 tuổi, quê ở Tứ Xuyên. Thường xuyên đau vùng tim đã một năm. Lúc đầu m y tháng phát đau một lần, gần đ y cả ng y lẫn đêm đều đau không hết. Khi đau thì mặt xanh, tay lạnh,. Y ÁN VỀ HỆ HÔ HẤP ĐAU TIM, ĐAU NGỰC (Trích trong ‘Chẩn Dư Cử Ngẫu Lục’ của Trần Cúc Sanh, Trung Quốc) Mùa Đông năm Canh Dần, tôi đến Sơn Đông, ở đó có người bạn họ Châu bị chứng đau tim,. tuổi, cán bộ. Nhập điều trị ngoại trú ng y 07/05/1973. Bệnh nhân bắt đầu bị cao huyết áp và thỉnh thoảng có đánh trống ngực, đau thắt ngực. Vào năm 1970 ông ta bị một cơn đau thắt ngực, đau dữ

Ngày đăng: 10/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w