Tìm Hiểu Tinh Dầu Quế Phần 1: Đặt vấn đề Đặc điểm của cây quế: Cây quế có tên khoa học là : Cinnamomum cassia.BL Các giống quế hiện có : Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế Quảng, Quế Yên Bái, Quế Bì, Mạy quế Cây quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, ở cây trưởng thành có thể cao trên 15m, đường kính ngang ngực (1,3m) có thể đạt đến 40cm. Quế có lá đơn mọc cách hay gần đối lá có 3 gân gốc kéo dài đến tận đầu lá và nổi rõ ở mặt dưới của lá, các gân bên gần như song song, mặt trên của lá xanh bóng, mặt dưới lá xanh đậm, lá trưởng thành dài khoảng 18 – 20 cm, rộng khoảng 6 – 8 cm, cuống lá dài khoảng 1 cm. Quế có tán lá hình trứng, thường xanh quanh năm, thân cây tròn đều, vỏ ngoài màu xám, hơi nứt rạn theo chiều dọc. Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, đặc biệt trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4 – 5%. Cây quế khoảng 8 đến 10 tuổi thì bắt đầu ra hoa, hoa quế mọc ở nách lá đầu cành, hoa tự chùm, nhỏ chỉ bằng nửa hạt gạo, vươn lên phía trên của lá, màu trắng hay phớt vàng. Quế ra hoa vào tháng 4,5 và quả chín vào tháng 1,2 năm sau. Quả quế khi chưa chín có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím than Tầm quan trọng của cây quế Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta cây quế có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá trị, nhất là giá trị xuất khẩu. Cây quế là nguồn lợi kinh tế lớn và gắn liền với đời sống của nhân dân các dân tộc ít người nước ta như Dao (Yên Bái), Thái, Mường (Nghệ An, Thanh Hoá) Cà tu, Cà toong (Quảng Nam, Quảng Ngãi) và Thanh Y, Thanh Phán(QuảngNinh). Nhóm 3 Trang 1 Tìm Hiểu Tinh Dầu Quế Sản phẩm chính của cây quế là vỏ quế và tinh dầu quế được sử dụng nhiều trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm, hương liệu và chăn nuôi. Xu hướng sử dụng các loại tinh dầu thực vật thay thế các hoá chất có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ngày một tăng rất có lợi cho người sản xuất quế, các địa phương có quế và xuất khẩu quế. Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, cây quế còn đóng góp vào bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa – cây quế còn đóng góp vào định canh - đinh cư , xoá đói giảm nghèo tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân miền núi nước ta. Lý do chọn cây quế để làm đề tài Vì Tinh dầu Quế rất tốt trong việc chữa cảm cúm và bị lạnh hay co thắt vùng ngực hoặc chữa chứng ho. Nó có thể làm dừng lại cơn ho của bạn trong một vài giờ sau khi bạn thoa nó vào ngực của mình.Bạn có thể pha chế tinh dầu Quế với một vài loại kem dưỡng và xoa bóp quanh cổ để chữa đau đầu. Bạn có thể sử dụng riêng tinh dầu quế hoặc có thể pha chế cùng với Lavender. Nó rất có ích cho việc chữa trị các chứng đau đầu, căng thẳng hay những chứng bất an, những vấn đề có lien quan đến áp lực về tâm lý . Tinh dầu Quế cũng rất tốt trong việc chữa các chứng bệnh về đường tiêu hóa, nó có thể tạo ra hơi hoặc làm co bóp, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn sau các bửa ăn.Quế còn thậm chí chửa các bệnh đau về cơ bắp. Nhóm 3 Trang 2 Tìm Hiểu Tinh Dầu Quế Phần 2: Thành phần hoá học trong tinh dầu Quế Thành phần hoá học trong vỏ và lá quế: Trong vỏ quế có các hợp chất diterpenoid, phenyl glycosid, chất nhầy, các hợp chất flavonoid, tanin, coumarin Thành phần chính trong tinh dầu quế: trong tinh dầu quế thì thành phần chính là Aldehyd cinnamic. Phần 3: Quy trình chiết tách tinh dầu quế: Sơ đồ của quy trình chưng cất. Nhóm 3 Trang 3 Thu hoạch nguyên liệu Xử lý nguyên liệu Ngâm nguyên liệu Nạp nguyên liệu Tiến hành chưng cất Thu nhận tinh dầu Đóng gói và bảo quản Tháo và xử lý bã Tìm Hiểu Tinh Dầu Quế Thuyết minh quy trình chưng cất tinh dầu quế. 1- Thu hoạch nguyên liệu: Hằng năm, có 2 vụ thu hoạch quế là: vụ xuân và vụ thu. Ở Quảng Nam, quế vụ xuân được thu hoạch vào tháng 1 - 2 và quế vụ thu từ tháng 7 - 10. Thu hoạch vào các thời điểm này cây quế đang phát triển mạnh nên có nhiều nhựa dễ bóc vỏ, ít bị hư hao. Quế dùng để chưng cất tinh dầu là quế vụn, cành nhỏ và lá. Đối với quế vụn và quế cành nhỏ thì có thể chưng cất ở dạng tươi hoặc khô, còn đối với quế lá thì chưng cất ở dạng tươi để giảm tổn thất tinh dầu và giữ cho màu sắc của sản phẩm đẹp hơn. 2- Xử lý nguyên liệu: Quế vụn và quế cành cần nghiền nát, nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi trích ly tinh dầu trong quá trình chưng cất. Mức độ nghiền có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất và chất lượng của tinh dầu thành phẩm. Nghiền quá nhỏ, tạo điều kiện trích ly dễ dàng, triệt để nhưng tổn thất tinh dầu trong quá trình nghiền lớn; mặt khác khi chưng cất nguyên liệu dễ bị cuốn theo hơi nước đi qua vòi voi làm tắc ống dẫn hơi, gây trở ngại cho quá trình chưng cất và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nghiền quá to, tinh dầu khó tách ra, đồng thời làm giảm dung tích hữu ích của thiết bị và hơi thoát ra qua khối nguyên liệu quá nhanh làm giảm hiệu suất tách tinh dầu. Độ nghiền nhỏ nguyên liệu thích hợp nhất là qua mặt sàng 3 -5 mm. Đối với lá quế thì băm cắt thành những đoạn nhỏ dài không quá 10cm. Băm cắt làm tăng dung trọng của nguyên liệu, tăng thể tích hữu ích của thiết bị chưng cất, và rút ngắn được quá trình chưng cất, do tinh dầu thoát ra dễ dàng hơn khi tiếp xúc với hơi nước, nâng cao hiệu suất tách tinh dầu. 3- Ngâm nguyên liệu: Nguyên liệu sau khi nghiền cần được ngâm một thời gian để nguyên liệu ngậm nước và do đó khi chưng cất tinh dầu được hơi nước lôi cuốn ra khỏi nguyên liệu dễ dàng hơn. Theo các tài liệu nghiên cứu thì nguyên liệu được ngâm trong dung dịch NaCl 20% (muối ăn) theo tỷ lệ rắn lỏng 1: 2,75 (1kg nguyên liệu ngâm trong 2,75 lít dung dịch NaCl 20%) và thời gian ngâm 24 giờ thì hiệu suất chưng cất tinh dầu là cao nhất. Nhóm 3 Trang 4 Tìm Hiểu Tinh Dầu Quế 4- Nạp liệu: Nguyên liệu sau khi ngâm được đưa vào thiết bị chưng cất bằng cách cho nguyên liệu vào bao vải đặt sẵn trong nồi chưng cất. Nguyên liệu chứa trong thiết bị không vượt quá 85% dung tích thiết bị để tránh hiện tượng trào bọt. Nguyên liệu được nạp vào tự nhiên không được quá chặt hoặc quá xốp. Vì cả hai đều giảm hiệu suất thu hồi tinh dầu. Sau khi nạp liệu cho dung dịch nước ngâm nguyên liệu vào thiết bị theo tỷ lệ như đã nêu ở trên. 5- Tiến hành chưng cất: Sau khi nạp liệu xong, đậy nắp, vặn chặt các khóa nắp, khóa nối và tiến hành chưng cất bằng cách đun củi thông qua lò đốt trực tiếp. Thời gian đầu đun mạnh lửa để dung dịch mau sôi, khi thấy có giọt nước ngưng tụ đầu tiên xuất hiện ở vòi ngưng tụ thì hạ lửa và giữ áp suất sao cho hỗn hợp nước ngưng (gồm tinh dầu và nước ngưng tụ) chảy ra đều và liên tục, đồng thời mở nước làm lạnh vào thiết bị ngưng tụ và tiếp tục chưng cất trong 6 giờ liền thì kết thúc. Lưu lượng nước làm lạnh đưa vào thiết bị ngưng tụ được khống chế để hỗn hợp nước ngưng chảy ra có nhiệt độ không quá 400C. Vì nếu cao hơn, tinh dầu bay hơi và hòa tan trong nước ngưng tụ lớn làm tổn thất tinh dầu. 6- Thu nhận tinh dầu: Hỗn hợp nước chưng cất từ thiết bị ngưng tụ chảy ra qua thiết bị phân ly. Dựa vào tính chất tinh dầu quế có trọng lượng riêng lớn hơn nước nên phân lớp và chìm xuống đáy thiết bị phân ly sau đó tách ra thu được tinh dầu thô. Nước chưng ở bình phân ly chảy ra còn chứa một lượng tinh dầu do chưa phân ly triệt để hoặc ở dạng hoà tan trong nước cần được cho trở lại thiết bị chưng cất để cất cùng với mẻ sau. 7- Đóng gói và bảo quản: Tinh dầu thô thu nhận được có thể đựng trong bình thủy tinh màu sẫm có nắp kín và nắp được tráng parafin hoặc can nhựa màu nhưng cần có phương pháp bảo quản tốt. 8- Tháo và xử lý bã: Sau khi chưng cất xong, đóng van cung cấp nước làm lạnh, tắt lửa, để nguội từ 15 - 30 phút, mở nắp và tháo bã. Bã sau khi chưng cất đem phơi khô để làm nhang. Dung dịch chưng cất còn lại được tháo ra qua ống xả đáy của thiết bị sau đó dùng nước sạch vệ sinh thiết bị, kể cả nắp và vòi voi, trước khi nạp liệu cất mẻ mới. Nhóm 3 Trang 5 Tìm Hiểu Tinh Dầu Quế Phần 4: Ứng dụng: Trong chữa bệnh: Giảm bớt tỉ lệ mắc bệnh và chống nôn Khử trùng: chống lại mầm bệnh và sự nhiễm trùng Làm dịu hay làm giảm bớt sự co thắt của cơn ho, chứng ruột rút Giúp dễ tiêu, chống đầy hơi Điều trị các chứng bệnh về đau đầu Giúp làm long đờm và dễ thở Bảo vệ sự miễn dịch Thúc đẩy và củng cố tinh thần, mang đến sự trong lành và sảng khoái cho tinh thần Nâng nguồn cảm xúc Nhóm 3 Trang 6 . nguyên liệu Tiến hành chưng cất Thu nhận tinh dầu Đóng gói và bảo quản Tháo và xử lý bã Tìm Hiểu Tinh Dầu Quế Thuyết minh quy trình chưng cất tinh dầu quế. 1- Thu hoạch nguyên liệu: Hằng năm,. ăn.Quế còn thậm chí chửa các bệnh đau về cơ bắp. Nhóm 3 Trang 2 Tìm Hiểu Tinh Dầu Quế Phần 2: Thành phần hoá học trong tinh dầu Quế Thành phần hoá học trong vỏ và lá quế: Trong vỏ quế có các. flavonoid, tanin, coumarin Thành phần chính trong tinh dầu quế: trong tinh dầu quế thì thành phần chính là Aldehyd cinnamic. Phần 3: Quy trình chiết tách tinh dầu quế: Sơ đồ của quy trình chưng cất.