1. Trang chủ
  2. » Tất cả

KT CN Chien luoc phat trien...

2 187 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 41,5 KB

Nội dung

Chiến lược phát triển ngành dệt may 2010-2020 - Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Hội nghị Triển khai chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận định: “Đến năm 2015 và 2020, ngành công nghiệp dệt may vẫn tiếp tục là ngành công nghiệp trọng yếu trong cơ cấu công nghiệp của Việt Nam. Vì vậy mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010 là tăng trưởng sản xuất hàng năm từ 16-18%, giai đoạn 2011- 2020 từ 12-14%. Doanh thu của ngành sẽ là 22,5 tỷ USD vào năm 2010 và 33 tỷ USD năm 2020. Các mục tiêu chiến lược này chính là đoạn đường dài mà muốn đi được, dệt may Việt Nam phải khắc phục cho được những khó khăn về: nguồn nguyên phụ liệu, nguồn vốn, nguồn nhân lực, năng suất lao động, môi trường… đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)…” Nguồn nguyên, phụ liêu: Bông xơ thiếu Để có nền công nghiệp dệt may thực sự “khoẻ mạnh” thì một trong những yếu tố quan trọng là nguyên phụ liệu sản xuất như: bông, sợi… Nhưng hiện tại, các nguồn nguyên phụ liệu này rất thiếu. Về bông xơ, lâu nay chúng ta mới chỉ sản xuất được khoảng 5-10%, còn lại nhập khẩu. Mặc dù bông xơ Việt Nam có chất lượng tốt, đáp ứng được các yêu cầu cho ngành kéo sợi, được đánh giá tương đương bông Strict Middling của Mỹ nhưng sản lượng lại kém đồng đều do trồng phân tán, manh mún. Hơn thế, giá bông không thể cạnh tranh được với giá của các cây trồng khác. Ông Trần Quang Nghị, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết: “Trong vòng 8 năm qua kể từ năm 2000 đến năm 2008, giá đậu nành tăng gấp 3,7 lần, giá ngô và lúa tăng bình quân gấp 4 lần thì giá bông chỉ tăng 1,6 lần…”. Niên vụ 2002-2003, diện tích trồng bông cả nước đạt đỉnh cao nhất với 32 nghìn ha, sản lượng 12 nghìn tấn bông xơ. Tới niên vụ 2007-2008 con số này chỉ còn là 7.446ha và 2.709 tấn. Nhận rõ sự cần thiết của cây bông và việc phát triển ngành bông, Vinatex đã xây dựng mục tiêu phát triển ngành bông với sản lượng 40 nghìn tấn bông xơ vào năm 2015 và 60 nghìn tấn vào năm 2020. Các mục tiêu này nhằm đảm bảo an ninh nguyên liệu ngành dệt may và tiến tới đáp ứng 10-15% nhu cầu nguyên liệu trong nước. Để đạt mục tiêu chiến lược này, Vinatex đã phối hợp với các Bộ, ngành và 13 tỉnh, thành tham gia quy hoạch sản xuất bông tập trung giai đoạn 2010-2015 là 40 nghìn ha, trong đó tập trung chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận (mỗi tỉnh 2.000ha); Gia Lai, Phú Yên, Đắk Lắk (mỗi tỉnh 1.000ha) và sẽ tăng dần lên giai đoạn 2015-2020. Dệt nhuộm: Yếu… Nói đến sự cần thiết của việc xây dựng các khu công nghiệp dệt nhuộm tập trung (KCNDNTT), ông Lê Trung Hải, Phó Tổng giám đốc Vinatex cho rằng: “Phải có được các khu công nghiệp dệt nhuộm thì chúng ta mới nói đến chuyện kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung vốn xây dựng nhà máy dệt nhuộm có xử lý nước thải, bảo đảm môi trường, mỹ quan .” Theo nhận định chung của lãnh đạo Vinatex: Chỉ khi có được các KCNDNTT mới tăng được hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh của ngành dệt may cũng như cho phép chuyên môn hoá trong sản xuất dệt nhuộm, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí sản xuất. Tập trung phân tích sâu hơn việc đầu tư các KCNDNTT, ông Hải nhấn mạnh vào việc bảo vệ môi trường vì trước mắt cũng như lâu dài, các nhà máy dệt nhuộm luôn phải đáp ứng các yêu cầu gắt gao về môi trường của Nhà nước nói chung và các tỉnh thành nói riêng. Sâu xa hơn là việc phải đáp ứng được các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu hàng may mặc. Ông Hải dẫn lời Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: “Các nhà nhập khẩu hàng may mặc của Nhật Bản yêu cầu sản phẩm của một lô hàng giao theo hợp đồng phải có chứng chỉ “sạch” và thân thiện với môi trường. Đây là một tiêu chí quan trọng để họ đánh giá chất lượng của sản phẩm…”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Đỗ Hoàng Việt nhấn mạnh: Các nhà đầu tư KCNDNTT phải lập một quỹ môi trường. Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Hoàng Thành bày tỏ rõ quan điểm với thái độ dứt khoát: Dệt cũng gật, may cũng ừ, nhưng nhuộm thì phải “ậm ừ” xem xét!? “Nếu quy hoạch đầu tư nhà máy dệt nhuộm đề nghị các anh bên Vinatex phải có hệ thống xử lý nước thải tiên tiến, đảm bảo môi trường thì tôi và lãnh đạo tỉnh mới đồng tình ủng hộ”. Trước những đề nghị của lãnh đạo các địa phương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu cho biết: “Để có được các khu công nghiệp dệt nhuộm có xử lý môi trường là rất khó khăn nhưng các anh bên Vinatex đã và đang hết sức cố gắng bằng những dự án cụ thể như: KCN Phố Nối B tại tỉnh Hưng Yên, KCN Hoà Xá tại tỉnh Nam Định và KCN Hoà Khánh tại TP. Đà Nẵng. . sức cố gắng bằng những dự án cụ thể như: KCN Phố Nối B tại tỉnh Hưng Yên, KCN Hoà Xá tại tỉnh Nam Định và KCN Hoà Khánh tại TP. Đà Nẵng. . mỹ quan...” Theo nhận định chung của lãnh đạo Vinatex: Chỉ khi có được các KCNDNTT mới tăng được hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh của ngành dệt

Ngày đăng: 28/02/2013, 20:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w