1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đáp án Môn Ngữ văn 9-kì II

2 240 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 36,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THÁI BÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009-2010 HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9 (Gồm 02 trang) Câu 1 (3 điểm) * Yêu cầu: Học sinh nắm được những mục không thể không có trong một biên bản và nội dung cần ghi của những mục đó. Cụ thể là: - Những mục nhất thiết phải có (1): + Phần mở đầu + Phần nội dung + Phần kết thúc - Nội dung cần ghi của những mục đó: + Phần mở đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ, hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ. (2) + Phần nội dung: Diễn biến và kết quả sự việc. (3) + Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ ký và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có). (4) * Cho điểm: - Đạt các yêu cầu trên: 3 điểm - Nêu đủ tên của những mục nhất thiết phải có (1): 0,25 điểm - Nêu đủ nội dung của phần mở đầu (2): 1,25 điểm - Nêu được nội dung của phần nội dung (3): 0,25 điểm - Nêu đủ nội dung của phần kết thúc (4): 1,25 điểm Câu 2. (7 điểm) * Yêu cầu: - Về hình thức: Biết trình bày bài viết dưới dạng một bài nghị luận văn học. Bố cục, sắp xếp ý của bài viết hợp lí. Những nhận xét đánh giá về từ ngữ, hình ảnh, về các yếu tố nghệ thuật của bài thơ phải được đặt trong mối liên hệ với mạch cảm xúc của khổ thơ, của toàn bài và phải rõ ràng, xác đáng, có ý nghĩa tập trung làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. Lời văn lưu loát, gợi cảm thể hiện sự rung động chân thành của người viết. Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Chữ viết đủ nét. - Về nội dung: Có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, với những nội dung phong phú sáng tạo khác nhau nhưng bài viết phải làm rõ được vấn đề cần nghị luận và cũng là dụng ý của tác giả: thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng (1), ca ngợi truyền thống cần cù (2), sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình (3). Để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận, người viết phải đi sâu tập trung phân tích làm nổi rõ các ý: Mượn lời nói với con, nhà thơ đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. -1- Từ trong sự gợi nhớ ấy, ta cảm nhận thật rõ người con đang được lớn lên từng ngày trong tình yêu thương đầm ấm của cha mẹ, trong sự đùm bọc nghĩa tình của quê hương cùng với những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”. Sức nặng và sự thấm thía của lời nhắc nhở con trên đường đời cũng bắt nguồn từ chính sự yêu thương, đùm bọc đó. Và đấy cũng chính là cơ sở để tin rằng người con sẽ cảm nhận được và sẽ vững bước trên đường đời theo lời truyền dạy của cha. “Nói với con” có giọng điệu thiết tha, trìu mến, hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ. Đây cũng là nét riêng góp phần làm nên giá trị của bài thơ. * Cho điểm: - Điểm 6 và 7: Đáp ứng được các yêu cầu trên. - Điểm 4 và 5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên. Bài được 4 hoặc 5 điểm nhất thiết người viết phải có sự phân tích, nhận xét nghệ thuật của bài thơ; chữ viết đủ nét.Còn mắc vài lỗi nhỏ. - Điểm 3: Đáp ứng khoảng một nửa yêu cầu. Còn có chỗ sa vào diễn xuôi hình ảnh, diễn xuôi câu thơ chứa hình ảnh. Bài được 03 điểm có thể còn sơ sài về nội dung nhưng về cơ bản, đã phân tích tương đối rõ các khía cạnh của vấn đề. Không cho từ 03 điểm trở lên với bài làm nặng về diễn xuôi, dàn trải, kể lể, rời rạc, hoặc có quá nhiều chữ viết không đủ nét. - Điểm 2: Bài viết nặng về diễn xuôi, dàn trải, trình bày rời rạc, chưa chú ý tới sự liên kết giữa các ý; vấn đề nghị luận có được nhắc tới nhưng chưa được bàn bạc sáng tỏ thuyết phục; mắc nhiều lỗi. - Điểm 1: Bài viết lan man, không làm rõ được khía cạnh nào của vấn đề cần nghị luận. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc chỉ viết được vài dòng nhưng không có tác dụng gì đến việc làm sáng tỏ yêu cầu của đề. -2- . phải rõ ràng, xác đáng, có ý nghĩa tập trung làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. Lời văn lưu loát, gợi cảm thể hiện sự rung động chân thành của người viết. Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Chữ viết. thức: Biết trình bày bài viết dưới dạng một bài nghị luận văn học. Bố cục, sắp xếp ý của bài viết hợp lí. Những nhận xét đánh giá về từ ngữ, hình ảnh, về các yếu tố nghệ thuật của bài thơ phải. SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THÁI BÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009-2010 HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9 (Gồm 02 trang) Câu 1 (3 điểm) * Yêu cầu: Học sinh nắm được những mục không

Ngày đăng: 09/07/2014, 22:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w