THÁNG NĂM NHỚ BÁC Thưa các thầy cô giáo cùng các em học sinh yêu quý Có một dòng sông xanh chảy ra từ lòng đất thẳm, sông đã thức dậy trong đất biết bao sức sống diệu kỳ, tháng năm trôi đi, sông vẫn còn rất trẻ, vẫn bồi đắp phù sa để đất mãi ngọt lành những mùa hoa trái, dòng sông huyền thoại ấy mang tên Hồ Chí Minh, mảnh đất và dòng sông ấy là một bài ca: bài ca Việt Nam - Hồ Chí Minh đã vang lên tự hào giữa thế kỷ 20. Hôm nay kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Bác, chúng ta nhớ về Bác kính yêu, người đã sống một cuộc đời cần lao tranh đấu , hy sinh tất cả hạnh phúc riêng của mình để đem mùa xuân về cho đất nước Việt Nam. Tự hào biết bao vì chúng ta có Bác, vì chúng ta là con cháu Bác Hồ, tự hào biết bao vì “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta. Người Việt Nam chúng ta ai ai cũng mang trong lòng mình những tình cảm thiêng liêng cao quý về Bác Hồ, rất tự nhiên, trong ta ấm áp những ký ức sáng trong: Làng Sen, Nguyễn Ái Quốc, Pắc bó, Cây đa Tân Trào, Cách mạng tháng 8, Ba Đình, Điện Biên Phủ, Việt Nam, Hồ Chí Minh tất cả đã ăn sâu vào tâm khảm của mọi người từ hơn nữa thế kỷ nay .Làm sao có thể quên tuổi thơ ta đã từng say sưa hát: “Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”, vào đội thiếu niên ta làm theo 5 điều Bác dạy, tuổi thanh niên ta hằng tâm niệm : “Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền ” Và ở đâu ta cũng có Bác bên mình: “Bác Hồ đó là lòng ta yên tĩnh , Ôi Người cha , đôi mắt mẹ hiền sao!” Tất cả những âm thanh , hình ảnh chân thực ấy cứ thấm dần, tình cảm với Bác quyện trong tình cảm gia đình, tình yêu quê hương và làm nên tình yêu Tổ Quốc . Ta càng tự hào biết bao vì Bác là người Việt Nam đẹp nhất, người VN được sinh ra từ một vùng quê nghèo dung dị: Làng Sen quê nội và Hoàng Trù quê ngoại, nơi có những đầm sen liên tiếp nối nhau trải dài. Vào mùa sen nở năm 1890, khi tiếng chim ran trên mái mía , một con người đã cất tiếng khóc chào đời để Làng Sen từ đó đã trở thành quê chung của tất cả mọi người dân Việt Nam Có dịp đến nơi đây, bạn hãy ngắm những thân tre quanh vườn Bác, những dòng chữ ghi tên tuổi và địa chỉ của những người con trên mọi miền đất nước và khắp năm châu đã về đây quần tụ ở quê này, ai ai cũng đắm chìm trong tâm trạng : “ Đến với ngôi nhà cả nước biết tên Mái mía chim reo, hoa cam nở trắng Con bước vô bồi hồi đứng lặng Như trở về sau năm tháng cách xa ” Nơi đây đã chứng kiến những bước chân chập chững của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, những bước chân sau này đã đi khắp “Những đất tự do, những trời nô lệ” và đã mở con đường hành quân cho cả nước . Từ Làng Sen, cậu bé Nguyễn Sinh Cung 10 tuổi đã trở thành anh học sinh Nguyễn Tất Thành của Trường Quốc Học Huế, rồi người thầy giáo trẻ 20 tuổi đầy nhiệt huyết dạy dỗ học trò và truyền bá tư tưởng yêu nước của Trường Dục Thanh Phan Thiết và đến người công nhân ham hiểu biết nặng tình chung nghĩa cả ở Bến cảng Nhà Rồng. Nhưng người thanh niên 21 tuổi mang trong mình hoài bão lớn lao vẫn không chịu dừng chân, bến cảng Nhà Rồng đã lưu luyến tiễn anh ra đi tìm đường cứu nước, anh đã đến với thế giới rộng lớn bên ngoài bằng hai bàn tay và nghị lực phi thường của mình, người không quản công việc nặng nhọc thấp hèn , dù đốt lò , lau chảo thái rau Người đã đi hỏi khắp bóng cờ Châu Mỹ, Châu Phi, đã đến với nước Nga của Lê Nin và nơi đây người đã tìm ra đường đi cho dân tộc, hạnh phúc lớn làm người rơi nước mắt . Nói sao hết những gian lao nguy hiểm trên bước đường bôn ba hải ngoại của Bác Hồ, Người đã từng bị cầm tù trong nhà lao Tưởng Giới Thạch mà vẫn biến nhà lao thành diễn đàn để tuyên truyền cho lí tưởng cách mạng, cho sức sống của Chủ nghĩa Mác Lênin . Tập Nhật ký trong tù mà Người để lại là di sản văn hóa lớn lao của một nhà thơ - chiến sĩ, một trí tuệ lớn, một tâm hồn lớn. Rõ ràng không một trở lực nào có thể ngăn Người dừng bước, và vào một sáng xuân năm 1941 : Bác đã về đây Tổ quốc ơi Nhớ thương hòn đất ấm hơi người Ba mươi năm ấy chân không nghỉ Cho đến bây giờ mới tới nơi Người đã trở về Việt Bắc và từ đó về Hà Nội mùa thu 1945 đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước VNDCCH mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên Độc lập tự do và Chủ nghĩa xã hội cho dân tộc VN. Nhân dân ta xiết bao vui sướng thấy Bác xuất hiện trên lễ đài Quảng Trường Ba Đình, Bác là ngọn cờ của cuộc đấu tranh, là niềm tin tất thắng của dân tộc VN.Từ đây nhân dân VN dưới sự lãnh đạo của Người đã kề vai sát cánh đưa cách mạng VN giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Mang hoài bão và ý chí của Bác, người VN đã lập nên những kỳ tích lẫy lừng: Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, cái tên ĐBP-HCM đã chinh phục trái tim của bạn bè thế giới và đưa nước VN lên 1 cương vị mới trong cộng đồng quốc tế. Và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bác vẫn là linh hồn của cuộc đấu tranh thống nhất, Bác nói: “Nam bộ là máu của máu Việt nam, là thịt của thịt Việt nam, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”. Nhưng rồi trái tim lớn trĩu nặng yêu thương cùng muôn mối lo toan ấy đã đi vào cuộc trường sinh bất tử, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho những người con VN và nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Không ai có thể quên được những ngày thu năm 1969 đau đớn đó, ngày mà : “Đời tuôn nước mắt,trời tuôn mưa” Và “Dẫu rằng trời xanh biết là mãi mãi Dẫu rằng biển xanh biết là mãi mãi Mà sao vẫn thấy nhói ở trong tim” Người đã đi xa, nhưng lý tưởng, ước mơ của Người đã trở thành hoài bão của người VN, nó đã in sâu vào trái tim khối óc của hàng chục triệu người và đã trở thành lời thề của một dân tộc: Nguyện đem lá cờ bách chiến bách thắng của Người đến đích cuối cùng. Ngày non sông liền một giải là ngày hội lớn của dân tộc VN, Mùa xuân năm 1975, khi niểm vui đến, phút giây thiêng liêng nhất người VN đã dành cho Bác : “Ôi buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp Bác Hồ ơi toàn thắng về ta Chúng con đến xanh ngời ánh thép Thành phố tên người lộng lẫy cờ hoa” Và Bác sống mãi trong sự nghiệp chúng ta: “Bởi có Bác từ đây ra đi tìm đường Kách mệnh, Cho chúng con nay được trở về vĩnh viễn VN Khắp nơi trên đất nước Việt Nam hòa vang giai điệu của người VN chiến thắng:VN-HCM, một con người, một cái tên đã trở thành bất tử Ngày nay đất nước chúng ta đã thực hiện thành công bước đầu công cuộc đổi mới, hội nhập, xây dựng đất nước sánh vai với các cường quốc 5 châu như lòng mong muốn của Bác, chúng ta không ngừng: Sống chiến đấu lao động và học tập theo gương Bác. Và trong những năm gần đây, Đảng ta đã đưa ra cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được toàn dân hưởng ứng, những tư tưởng của Người luôn luôn được đưa ra thảo luận và biến thành tiêu chí phấn đấu cho mỗi cá nhân. Trường ta cũng tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt để tất cả cán bộ giáo viên và học sinh được hiểu thêm nhằm học tập, làm theo gương Bác. Nhà trường rất mong các em sẽ thấm nhuần đạo đức của Bác để biến thành hành động trong các hoạt động học tập và rèn luyện, sau này trở thành những người hữu ích cho quê hương đất nước, xứng đáng là lớp người kế tục sự nghiệp Cách mạng của Bác, xứng đáng với muôn vàn tình yêu thương mà Bác để lại Xin được cùng đọc với các em lời nhắn gửi của nhà thơ Tố Hữu: Hỡi những ai chưa được một lần Trong đời gặp Bác hãy nhanh chân Tíến lên phía trước, trên cao ấy Bác vẫn đưa tay đón lại gần! QT tháng 5-2010 . THÁNG NĂM NHỚ BÁC Thưa các thầy cô giáo cùng các em học sinh yêu quý Có một dòng sông xanh chảy ra từ lòng đất thẳm, sông đã thức dậy trong đất biết bao sức sống diệu kỳ, tháng năm trôi. Việt Nam - Hồ Chí Minh đã vang lên tự hào giữa thế kỷ 20. Hôm nay kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Bác, chúng ta nhớ về Bác kính yêu, người đã sống một cuộc đời cần lao tranh đấu , hy sinh tất cả. bằng Bác Hồ Chí Minh”, vào đội thiếu niên ta làm theo 5 điều Bác dạy, tuổi thanh niên ta hằng tâm niệm : “Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền ” Và ở đâu ta cũng có Bác bên mình: “Bác