Tiêu Chảy Do Thuốc - Điều Trị Thế Nào? Tiêu chảy do thuốc có thể được chia làm 3 dạng chính tùy theo đặc điểm của phân: tiêu chảy lỏng như nước: có thể do sự thay đổi trong vận chuyển ion, rút ngắn thời gian lưu chuyển trong ruột hoặc tăng nhu động ruột; tiêu chảy do viêm; tiêu chảy phân có mỡ. Các dạng tiêu chảy này có thể xảy ra riêng biệt hoặc đồng thời với nhau. Tiêu chảy lỏng Tiêu chảy lỏng do thuốc có thể do thẩm thấu, tăng bài tiết hoặc gây rối loạn nhu động ruột. Tiêu chảy thẩm thấu xảy ra do sử dụng các phân tử không hoặc ít có khả năng hấp thu gây giữ nước ở trong lòng ruột, thường gặp nhất là các loại muối chứa magiê, sodium phosphate hoặc polyethylene glycol ở trong các thuốc xổ hoặc nhuận tràng. Một số loại đường cao phân tử cũng có khả năng gây tiêu chảy với đặc điểm chung là sự rối loạn quá trình tiêu hoá, hấp thu hoặc cả hai gây rút nước vào trong lòng ruột. Các loại đường thường được sử dụng với mục đích gây xổ hoặc nhuận tràng là lactulose (một loại đường disaccharide tổng hợp thường dùng trong điều trị táo bón hoặc bệnh não gan), fructose, sorbitol và mannitol. Tiêu chảy do các loại đường này thường xảy ra từ 24 đến 48 giờ sau khi sử dụng. Acarbose và miglitol, các thuốc được sử dụng trong điều trị tiểu đường theo cơ chế ngăn chặn quá trình phân huỷ đường trong ruột bằng cách ức chế men alpha-glucosidase, cũng có thể gây tiêu chảy ở khoảng 30% số người dùng thuốc. Lưu ý là một số trường hợp tiêu chảy do acabose có thể tự thuyên giảm dần trong quá trình dùng thuốc. Tiêu chảy do bài tiết thường có số lượng phân rất lớn bất chấp việc nhịn đói, nguyên nhân thường là các loại thuốc gây tăng sự bài tiết của các ion dẫn đến kéo nước vào trong lòng ruột hoặc gây giảm mạnh sự hấp thu của nước và điện giải ở trong lòng ruột. Các loại thuốc gây ra tiêu chảy bài tiết thông qua hai cơ chế chính là ức chế sự hấp thu ion Na+ và kích thích sự bài tiết ion Cl- / HCO3- . Theo cơ chế thứ nhất, các thuốc thường gặp là digoxin (ở nồng độ trên mức điều trị, đặc biệt là ở người già), auranofin (gây tiêu chảy ở 74% số người dùng thuốc), quinidine và propafenone (gây tiêu chảy ở 8 - 30% số người dùng thuốc). Theo cơ chế thứ hai, các thuốc thường gặp là olsalazine (thường được dùng trong điều trị viêm loét đại trực tràng, gây tiêu chảy ở 12 - 25% số người dùng thuốc), sulfasalazine và mesalazine. Bên cạnh hai cơ chế trên, một số thuốc còn có thể gây tiêu chảy bài tiết theo nhiều cơ chế khác như theophylline, misoprostol, chenodeoxycholic acid, ursodiol, colchicine, dẫn xuất diphenylmethane, anthraquinone, diacerein, docusate… Các thuốc gây rối loạn điều hoà nhu động ruột cũng có thể gây ra tiêu chảy ở các mức độ khác nhau. Nhu động ruột tăng lên khiến thời gian thức ăn lưu trong ruột bị giảm sút, dẫn đến giảm sự hấp thu ở niêm mạc ruột và gây ra tiêu chảy. Cisapride và tegaserod kích thích thụ thể 5-HT4, làm tăng nhu động ruột và đẩy nhanh việc lưu chuyển thức ăn qua ruột, dẫn đến tiêu chảy trong một số trường hợp. Các thuốc ức chế men acetylcholinesterase dùng trong điều trị bệnh Alzheimer có tác dụng tăng co thắt và gây ra tiêu chảy ở 14% số người dùng thuốc. Một số thuốc khác cũng có thể gây tiêu chảy thông qua việc làm tăng nhu động ruột là neostigmine, irinotecan, levothyroxine (liều cao), ticlopidine… Tiêu chảy do viêm Hơn 700 loại thuốc khác nhau được biết có thể gây ra biểu hiện tiêu chảy, chiếm xấp xỉ 7% tổng số các phản ứng phụ do thuốc, tuy nhiên, cơ chế gây bệnh chính xác còn chưa được biết rõ với nhiều loại thuốc. Bình thường, hoạt động chức năng của đường tiêu hoá được đảm bảo thông qua sự phối hợp của các hệ thống thần kinh, thể dịch và nội tiết để điều hoà các chức năng thẩm thấu, vận chuyển, nhu động và chuyển hoá của đường tiêu hoá. Những loại thuốc gây ảnh hưởng đến các cơ chế điều hoà này theo những con đường khác nhau đều có thể gây ra biểu hiện tiêu chảy. Các thuốc có thể gây tiêu chảy do viêm thông qua một số cơ chế như phá huỷ trực tiếp niêm mạc ruột (với các thuốc chống viêm giảm đau không phải steroid như mefenamic acid, flufenamic acid và các kháng sinh polyene), kích thích phản ứng viêm tại ruột (với một số thuốc ức chế miễn dịch như mycophenol mofetil, cyclophosphamide và hoá chất chống ung thư như 5-fluorouracil, irinotecan, methotrexate và cisplatin), hoặc gây tổn thương các mạch máu ở đường tiêu hoá (với ergotamine và cocaine). Kháng sinh là nguyên nhân của khoảng 25% tổng số các trường hợp tiêu chảy do thuốc. Hai cơ chế quan trọng nhất gây tiêu chảy do viêm bởi các loại kháng sinh là gây loạn khuẩn đường ruột và viêm ruột giả mạc do nhiễm vi khuẩn Clostridium difficile. Viêm ruột giả mạc do nhiễm vi khuẩn Clostridium difficile thường xảy ra với các kháng sinh clindamycin, amoxicillin, ampicillin và nhóm cephalosporin. Vi khuẩn Clostridium difficile có khả năng tiết ra các độc tố gây viêm ruột, dẫn đến tiêu chảy. Trong trường hợp này, tiêu chảy có thể xảy ra sau khi bắt đầu dùng kháng sinh vài ngày và kéo dài tới 8 tuần sau khi ngừng thuốc. Ngoài các thuốc kể trên, một số thuốc khác cũng được ghi nhận gây tiêu chảy do viêm là erlotinib, gefitinib, sorafenib, imatinib, bortezomib và isotretinoid. Tiêu chảy phân có mỡ Đây là dạng tiêu chảy gây giảm hấp thu, suy dinh dưỡng và người bệnh bị sụt cân nhanh chóng. Nguyên nhân thường gặp do thuốc của dạng tiêu chảy này là các thuốc diệt virut như didanosine (17- 28% số người sử dụng), abacavir (3-5% số người sử dụng) và ritonavir (có thể tới 52% số người sử dụng). Orlistat (dùng trong điều trị giảm cân) cũng có thể gây mỡ ở trong phân nếu chế độ ăn có nhiều chất béo. Việc sử dụng kéo dài các kháng sinh tại chỗ như neomycin, polymixin và bacitracin có thể gây phá huỷ niêm mạc ruột dẫn đến giảm hấp thu chất béo và gây tiêu chảy có mỡ trong phân. Một số thuốc khác cũng được ghi nhận có thể gây dạng tiêu chảy này là metformin, octreotide liều cao, L-dopa, allopurinol, tetracycline và mefanamic acid. Điều trị tiêu chảy do thuốc nói chung thường đòi hỏi giảm liều hoặc ngưng sử dụng tác nhân gây bệnh, một số trường hợp chia nhỏ liều cũng có thể đem lại hiệu quả. Những trường hợp mất nước nhiều có thể phải bù dịch bằng đường uống hoặc tiêm truyền, nếu tiêu chảy kéo dài, cần bổ sung dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng cho người bệnh. Những trường hợp có nhiễm trùng đi kèm ở ruột cần phải được kết hợp điều trị. Điều trị giảm triệu chứng với loperamide, diphenoxylate hoặc bismuth subsalicylate có thể cần thiết trong một số trường hợp tiêu chảy nặng. . Tiêu Chảy Do Thuốc - Điều Trị Thế Nào? Tiêu chảy do thuốc có thể được chia làm 3 dạng chính tùy theo đặc điểm của phân: tiêu chảy lỏng như nước: có thể do sự thay đổi trong. nhu động ruột; tiêu chảy do viêm; tiêu chảy phân có mỡ. Các dạng tiêu chảy này có thể xảy ra riêng biệt hoặc đồng thời với nhau. Tiêu chảy lỏng Tiêu chảy lỏng do thuốc có thể do thẩm thấu,. điều trị, đặc biệt là ở người già), auranofin (gây tiêu chảy ở 74% số người dùng thuốc) , quinidine và propafenone (gây tiêu chảy ở 8 - 30% số người dùng thuốc) . Theo cơ chế thứ hai, các thuốc