1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thuốc nhỏ mắt và cách sử dụng (Kỳ 1) pdf

5 915 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 165,54 KB

Nội dung

Các đường dùng thuốc trong nhãn khoa: - Trong nhãn khoa, người ta thường dùng thuốc bằng hai đường là: Toàn thân Tiêm bắp, Tĩnh mạch, Uống kết hợp với dùng tại chỗ.. - Dùng thuốc tại ch

Trang 1

Thuốc nhỏ mắt và cách sử dụng

(Kỳ 1)

I Các đường dùng thuốc trong nhãn khoa:

- Trong nhãn khoa, người ta thường dùng thuốc bằng hai đường là: Toàn thân (Tiêm bắp, Tĩnh mạch, Uống) kết hợp với dùng tại chỗ

- Dùng thuốc tại chỗ bao gồm: Nhỏ mắt và tiêm tại chỗ (tiêm dưới kết mạc, cạnh nhãn cầu, hậu cầu, tiêm vào nội nhãn)

- Thuốc nhỏ mắt có các dạng như: dạng thuốc nước (collyre), dạng thuốc

mỡ (pommade), dạng thể keo (gel)

- Thuốc nhỏ mắt được đóng trong chai (nhựa hoặc thủy tinh), có thể dùng trong khoảng tối đa là 15-20 ngày hoặc trong các ống nhựa dùng một lần

- 1 giọt thuốc nhỏ mắt có thể tích 10-20 mcl tùy theo thuốc lỏng hay đặc

- Các túi cùng ở mắt chứa tối đa 30 mcl (do đó ta chỉ nhỏ mỗi lần 1-2 giọt thuốc)

- Khi nhỏ thuốc vào mắt thì khoảng 10% thuốc tiếp xúc với giác mạc (tròng đen)

Trang 2

-Thuốc nhỏ vào mắt còn lại tụ lại ở cùng đồ, di chuyển đến hồ lệ, lỗ lệ, lệ quản, ống lệ chung, túi lệ, ống lệ mũi, mũi, họng, ống tiêu hóa và cuối cùng được hấp thu như một thuốc dùng bằng đường uống (Do đó, có một số thuốc nhỏ mắt cũng gây tác dung phụ như khi ta dùng đường toàn thân)

II Các loại thuốc nhỏ mắt:

A Thuốc tê:

Các biệt dược gồm: Dicain, Novesine 0.4%, Cebesine 0.4%, Tetracaine 0.1% Thời gian bắt đầu tác dụng 5 phút, thời gian tác dụng: 15- 30phút

* Chỉ định:

- Khám mắt: đo nhãn áp, siêu âm mắt, đặt dụng cụ khám mắt ở trẻ em, chấn thương, có dị vật trong mắt, bỏng mắt

- Trong điều trị: lấy dị vật kết mạc, giác mạc; mổ mắt: chắp, lẹo; phẫu thuật kết mạc (u, mộng thịt), giác mạc (cận thị, cataract)

* Tác dụng phụ :

- Độc cho biểu mô giác mạc vì làm khô và tróc biểu mô giác mạc, dễ gây nhiễm trùng giác mạc (Vì biểu mô giác mạc là lớp bảo vệ của giác mạc)

Trang 3

- Chậm lành vết thương

* Chống chỉ định: không dùng thuốc để giảm đau hàng ngày cho bệnh nhân

B Kháng sinh nhỏ mắt:

1 Nhóm Phenicol:

- Chloramphenicol 0,4% (Cloraxin 0.4%)

- Là kháng sinh ít có hiệu lực vì được dùng từ lâu và rộng rãi

- Không dùng cho trẻ em vì độc cho tủy và có nguy cơ cơ gây suy tủy

- Có thể dùng như thuốc rửa mắt sơ cứu khi mắt bị chấn thương, dị vật vào mắt

- Không nên dùng thường xuyên như một thuốc rửa mắt vì có nguy cơ gây loạn khuẩn ở kết mạc, tạo điều kiện cho vi nấm phát triển

2 NhómAminoside:

- Bao gồm các thuốc sau: Gentamycine 0,3% (Genoptic, Gentex), Tobramycine (Tobrex), Neomycine (Neocin)

Trang 4

- Có tác dụng tốt trong viêm kết mạc, nhiễm trùng mắt do chấn thương

- Thuốc ít có tác dụng phụ, có thể dùng cho trẻ em

3.Nhóm Rifamycine: Rifamycine dạng thuốc nước, có tác dụng tốt trong

điều trị bệnh mắt hột, viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh

4 Nhóm Cycline: Tetracyline 1%, Posicyline 1%

- Có tác dụng tốt trong điều trị bệnh mắt hột

- Tra thuốc vào mắt mỗi tối trước khi ngủ trong thời gian 3-6 tháng

-

5 Nhóm Sunfamide: (Sulfa-bleu10%, Sulfacylum 20%)

- Dùng trong điều trị mắt hột, tuy nhiên Sulfacylum hay gây bạc lông mi

6 Nhóm Quinolones:

-Ofloxacine 0.3% (Oflovid)

-Ciprofloxacine 0.3% (Ciloxan )

Trang 5

-Lomefloxacine (Okacine )

- Có khả năng thấm tốt vào nội nhãn, do đó có tác dụng tốt trong điều trị các nhiễm trùng tại mắt

- Dùng phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn sau mổ, sau chấn thương mắt

- Không nên dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi và phụ nữ có thai

Ngoài các kháng sinh nhỏ mắt đã nêu trên, thì bất kỳ loại kháng sinh dạng chích nào cũng có thể pha chế thành kháng sinh dạng nhỏ mắt, chỉ cần pha đúng nồng độ qui định và tôn trọng các nguyên tắc vô khuẩn khi pha chế

Ngày đăng: 09/07/2014, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w