Khủng hoảng CEO Trong quá trình chuyển đổi từ công ty gia đình sang hình thức cổ phần và hướng đến sự chuyên nghiệp, nhiều doanh nhân Việt Nam - lâu nay vốn kiêm nhiệm cả vai trò chủ doanh nghiệp lẫn nhà điều hành - mong mỏi tìm kiếm nhân sự thích hợp để ủy thác vị trí CEO. Hoa Sen, Giấy Sài Gòn, Kiếng Đình quốc đã và đang nỗ lực chuyển đổi như thế. Vị trí CEO (Chief Executive Officer), trong tiếng Việt có thể được gọi là giám đốc điều hành, giám đốc hay tổng giám đốc, giữ vị trí điều hành cao nhất trong doanh nghiệp) thời gian qua cũng là một trong những vấn đề được giới kinh doanh trong nước quan tâm. Từ một, hai năm về trước, có phong trào các doanh nhân rủ nhau đi học các lớp đào tạo CEO và thị trường đào tạo nở rộ các chương trình dành cho đối tượng này. Đây là điều đáng mừng và đáng khích lệ. Tuy nhiên, dù trong một số trường hợp, chủ doanh nghiệp có thể kiêm vai trò của CEO, song để thực sự chuyên nghiệp, cần có những CEO chuyên nghiệp, có tố chất, kỹ năng của nhà điều hành và được đào tạo bài bản. Hơn nữa, khi qui mô kinh doanh phát triền, thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng một đẳng cấp khác, vai trò của CEO càng quan trọng và vai trò của doanh nhân (chủ đầu tư) càng nặng nề, một người khó có thế tải hết công việc, đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp nếu kiêm nhiệm. Mặt khác: "Không thể gom CEO và chủ doanh nghiệp thành một, bởi mỗi vai trò cần những tố chất khác nhau - ông Trần Sĩ Chương, Giám đốc tư vấn chiến lược doanh nghiệp của Công ty Le & Associates, phát biểu. Do vậy, hiện thực sự đang có những "cuộc săn lùng" CEO ráo riết. Nhưng theo tiêu chí "CEO chuyên nghiệp nguồn nhân sự này tại VN quá sức hiếm hoi: Chính vì biết khó có thề tìm được những người vừa giỏi, vừa tốt, nên ông Lê Phước Vũ đá hạ bớt chuẩn của mình: "Trước mắt, tôi cần người tốt cái đã, còn tài nắng thì chỉ cần ở mức làm được việc , Vì CEO nắm quyền điều hành, nếu không tốt, thượng bất chánh hạ tắc loạn, doanh nghiệp sẽ khốn đốn”. Và trái một số đánh giá rằng chất lượng, số lượng cua CEO ở VN bị khủng hoảng là do mức lương dành cho CEO thấp, ông Vũ khăng định: "Lương không phải là vấn đề. Như tại Hoa Sen, tôi sẵn sàng chi trả lương cao và cổ phiếu dài hạn Song với những điều kiện như thế, ông Vũ vẫn chưa tìm thấy CEO thích hợp cho mình. Nhiều đồng nghiệp của ông cũng trong tình cảnh tương tự. Trong hội thảo "CEO Việt trong thề giới phẳng” do Viện Nghiên cứu kinh tê phát triển (ĐH Kinh tế TPHCM) và Báo Người Lao Động tổ chức gần đây, sự "yếu”,"thiếu” của lực lượng CEO cho các doanh nghiệp VN hiện nay và trong tương lai gần đã được nhiều doanh nhân và các nhà nghiên cứu chỉ rõ. Cụ thể, tiến sĩ Tạ Thị Mỹ Linh, khoa Thương mại - Marketing, ĐH Kinh tế TP.HCM, đánh giá: “Lợi thế cạnh tranh thuộc về các CEO nước ngoài do trình độ học vấn cửa CEO nước ta còn thấp. CEO Việt cũng thiếu lợi thế cạnh tranh do thiếu sự liên kết trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Luật pháp VN chưa hoàn thiện đã tao ra yếu kém trong hoạt động điềuhành của CEO ". Và khoảng trống trong tương lai Hiện nền kinh tế VN đang đối diện một thực tế hết sức rõ ràng: Quá nhiều doanh nghiệp than rằng cơ hội rất nhiều nhưng không đủ nguồn lực con người để nắm bắt, tận dụng và phát triển nhanh, mạnh như mong muốn. Trong đó, "cơn khát" nhân lực cho các vị trí điều hành cao cấp như CEO được dự báo sẽ còn kéo dài và khắc nghiệt hơn trong thời gian tới - khi ngày càng có nhiều chủ doanh nghiệp muốn rút khỏi vai trò điều hành. Đồng thời, cũng đã có một dự báo song hành: Sẽ có một làn sóng" nhà điều hành từ Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore và Philippines (những nền kinh tế đang “xuất khẩu” mạnh nhân sự điều hành trung và cao cấp sang các nước phương Tây và các nên kinh tế đang phát triển) "đổ” về VN. Song thuê nhà điều hành nước ngoài chỉ là một trong những giải pháp thứ yếu. Hầu hết các doanh nhân Việt đều mong muốn thuê được CEO Việt bởi sự tương đồng về ngôn ngữ, văn hóa, vì độ tin cậy Cho nên, nhiều yêu cầu và giải pháp để giúp phát triền lực lượng CEO trong nước đã được chia sẻ trong hội thảo trên. Ông Trần Xuân Nam, CEO mới của Giấy Sài Gòn, đã bày tỏ ý kiến với tư cách của một "người trong cuộc”: "Trải qua nhiều môi trường khắc nhau, tôi có điều kiện thấy rõ sự khác nhau giữa nhà điều hành nước ngoài và trong nước. Tôi thấy, CEO Việt cần phải có những yếu tố như sau: Kiên thức, kỹ năng quản trị bài bản của Tây Âu và sự linh hoạt của phương Đông. Các công ty Trung Quốc lớn mạnh nhờ biết sử dụng nhân sự điều hành người bản địa nhưng có tầm học vấn quốc tế. Mặt khác, CEO Việt phải có "chất lượng của tầm nhìn”. Tôi thấy những người đã trải qua các công ty đa quốc gia có cái nhìn rất khác so với các nhà điều hành chỉ làm việc trong các công ty nội địa. CEO Việt giỏi còn phải phân tích được tình hình cung - cầu của ngành mà doanh nghiệp mình tham gia cạnh tranh, cả ở thị trường nội địa, khu vực và thế giới. CEO cũng phải là người biết cách huy động vốn” . việc , Vì CEO nắm quyền điều hành, nếu không tốt, thượng bất chánh hạ tắc loạn, doanh nghiệp sẽ khốn đốn”. Và trái một số đánh giá rằng chất lượng, số lượng cua CEO ở VN bị khủng hoảng là do. Khủng hoảng CEO Trong quá trình chuyển đổi từ công ty gia đình sang hình thức cổ phần và. Marketing, ĐH Kinh tế TP.HCM, đánh giá: “Lợi thế cạnh tranh thuộc về các CEO nước ngoài do trình độ học vấn cửa CEO nước ta còn thấp. CEO Việt cũng thiếu lợi thế cạnh tranh do thiếu sự liên kết trong