Dia 06 bai 8 to 12.

12 366 0
Dia 06 bai 8 to 12.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần: 9 Tiết: 9 Ngày soạn : 5/11/2007 Ngày dạy: 6/11/2007 Bài: 08 SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: - Hiểu được cơ chế của sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời.(Quỹ đạo, thời gian chuyển động và chu kì của sự chuyển động) - Nhớ vị trí xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí trên quỹ đạo của Trái Đất. - Biết sử dụng quả Địa Cầu để lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái Đất trên quĩ đạo và chứng minh hiện tượng các mùa. II. Phương tiện dạy học: - Quả địa cầu + Mô hình chuyển động của Trái Đất quanh Mặt trời Tranh ảnh. - Hình vẽ sách giáo khoa. III. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất sinh ra hệ quả gì? Nếu trái Đất không có vận động tự quay thì hiện tượng ngày và đêm trên trái đất sẽ ra sao? - Giờ khu vực là gì? Khi khu vực giờ gốc là 3h thì khu vực giờ 10, khu vực giờ 20 là mấy giờ? 2. Bài mới Vào bài: Ngoài vận động tự quay quanh trục, Trái đất còn có chuyển động quanh mặt trời. sự chuyển động tịnh tiến này đã sin những hệ quả quan trọng như thế nào? có ý nghĩa lớn lao đối vời sự sống trên trái đất ra sao là nội dung của bài? Hoạt động của giáo viên, học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời GV: Treo tranh vẽ hình 23SGK phóng to GV: Trái đất có nhiều chuyển động, Ngoài sự chuyển động tự quay quanh trục, Trái đất còn chuyển động quanh mặt trời. HS: Dựa vào thông tin sgk t.25 và Hình 23 sgk nhận xét: - Chuyển động quanh mặt trời và chuyển động tự quay quanh trục của trái dất có diễn ra đồng thời không? - Quỹ đạo chuyển động của trái đất quanh mặt trời có hình gì? - Hướng chuyển động của trái đất trên quĩ đạo? (Dựa vào chiều các mũi tên trên quĩ đạo) - Thời gian trái đất chuyển động hết một vòng quanh mặt trời? Năm nhuận? - Độ nghiêng và hướng nghiêng của trái đất ở 4 vị trí trên hình 23? GV: Sử dụng quả địa cầu để mô phỏng chuyển động của trái đất quanh mặt trời, lưu ý: Trong quá trình chuyển động độ nghiêng và hướng của trục trái đất không đổi. Trục trái đất luôn tạo một góc 66 0 33’ so với mặt phẳng - Diễn ra đồng thời với vận động tự quay quanh trục của trái đất - Quỹ đạo: Hình Elip gần tròn - Hướng quay: Từ tây sang đông - 365 ngày và 6 giờ - Độ nghiêng và hướng nghiêng của trái đất luôn không đổi. quĩ đạo và được gọi là chuyển động tịnh tiến. GV: Giải thích các thuật ngữ: Quĩ Đạo Hình elip gần tròn Chuyển động tịnh tiến Hoạt động 2: Hiện tượng các mùa GV: chuyển ý: Chuyển động của trái đất quanh mặt trời rất độc đáo, nó tạo nên hệ quả rất quan trọng với thiên nhiên trên trái đất như hiện tượng các mùa. H: Quan sát hình 23 cho biết: - Trong ngày 22.6 <Hạ Chí> nữa cầu nào ngả về phía mặt trời? - Trong ngày 22.11 <Đông Chí> nữa cầu nào ngả về phía mặt trời? H: Do đâu mà có lúc trái đất chúc nữa cầu bắc. Có lúc ngả nữa cầu nam về phía mặt trời? GV: Và điều này thể hiện rõ nhất trong ngày 21.3 <Xuân Phân> và 23.9<Thu Phân>. GV: Giải thích sự phân chia 2 thời kì nóng- lạnh của 2 nữa cầu. H: Thời kì nóng của nữa cầu Bắc vào thời gian nào? Thời kì lạnh vào thời gian nào? H: Thời kì lạnh của nữa cầu Nam vào thời gian nào? Thời kì nóng vòa thời gian nao? GV: Vào ngày 22.6 và 22.12 mặt trời chiếu thẳng góc vào vĩ độ 23 0 27’ <Hay còn gọi là chí tuyến> H: Quan sát hinh 23 cho biết: - Trái đất hướng cả 2 nữa cầu bắc và nam về phía mặt trời như nhau vào thời gian nào? <vào các ngày nào?> - Khi đó mặt trời chiếu thẳng góc vào nơi nào trên bề mặt trái đất GV: 2 bán cầu có góc chiếu của mặt trời như nhau nhận được nhiệt lượng ánh sáng như nhau đó là lúc chuyển tiếp giữa các mùa nóng lạnh trên trái đất GV: Mức độ biểu hiện mùa trên thế giới khác nhau ở vùng ôn đới có 4 mùa khí hậu rõ ràng. Còn ở vùng nhiệt đới <Nóng quanh năm> hay ở hàn đới <Lạnh quanh năm> sự phân hóa 4 mùa không rõ rệt Ở miền Bắc nước ta tuy cũng có 4 mùa nhưng 2 mùa xuân và thu chỉ là những thời kì chuyển tiếp ngắn. Yếu tố khí tượng quan trọng nhất để phân biệt mùa là nhiệt độ/ Ở miền nam nước ta, nhất là từ Tây Nguyên trở vào hầu như nóng quanh năm, chi có 2 mùa : 1 mùa khô và một mùa mưa yếu tố quan trọng nhất để phân biệt mùa là lượng mưa . Tóm lại: Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới, quanh năm nóng, sự phân hóa ra 4 mùa không rõ rệt. HS: Dựa vào hình 23sgk và bảng thống kê cuối bài T27 SGK, cho biết cách tính ngày bắt đầu các mùa ở nữa ở a. Mỗi bán cầu có 2 mùa - Sau 21.3 đến trước 23.9: + Bắc Bán Cầu có mùa nóng + Nam Bán Cầu có mùa lạnh - Sau 23.9 đến trước 21.3: + Bắc Bán Cầu có mùa lạnh + Nam Bán Cầu có mùa nóng - Nhiều nước chia một năm ra 4 mùa xuân, hạ, thu, đông theo dương lịch hoặc theo âm–dương lịch. cầu Bắc theo âm – dương lịch chênh với ngày bắt đầu các mùa theo dương lịch bao nhiêu ngày? GV: Xuân phân, thu phân, ha chí, đông chí là những từ chỉ thời gian giữa các mùa xuân, hạ , thu , đông 3. Củng cố: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi cuối bài? 4. Dặn dò: Về nhà học bài, làm bài tập chuẩn bị bài mới IV. Nhận xét rút kinh nghiệm: Hết Tuần: 10 Tiết: 10 Ngày soạn : 12/11/207 Ngày dạy: 13/11/2007 Bài: 09 HIỆN TƯỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: - Biết được hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả của sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời. - Có khái niệm về đường chí tuyến Bắc – Nam, vòng cực Bắc - Nam. - Biết cách dùng quả Địa Cầu và ngọn đèn để giải thích hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau. II. Phương tiện dạy học: - Quả địa cầu - Hình vẽ sách giáo khoa. III. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu nguyên nhân sinh ra mùa trên Trái Đất? - Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời? 2. Bài mới Hoạt động của giáo viên, học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất GV: Giới thiệu H24 sgk, Yêu cầu học sinh quan sát, giáo viên gợi ý cho học sinh phân biệt: Đường biểu hiện trục Trái Đất, đường phân chia sáng tối. H: Dựa vào Hình 24 sgk cho biết vì sao đường biểu hiện trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối không trùng nhau: H: Vào ngày 22.6 ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu vĩ tuyến đó là đường gì? H: Vào ngày 22.12 ánh sáng Mặt Trời chiếu thăng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì? HS: Quan sát H25 sgk cho biết: H: Sự khác nhau về độ dài của ngày và đêm của các địa điểm A , B ở nữa cầu Bắc và các địa điểm A’,B’ ở nữa cầu Nam vào các ngày 22.6 và 22.12/ H: Độ dài của ngày, đêm trong ngày 22.6 và ngày 22.12 ở địa điểm C nằm trên đường xích đạo? GV: Trong một năm thời gian ngày và đêm ở khắp mọi nơi trên Trái Đất chỉ bằng nhau trong 2 ngày 21.3 và 23.9 - Các địa điểm ở Nam cực Bắc và Nam cực Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ - Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm lúc nào cũng có ngày đêm dài ngắn như nhau - Vào ngày 22.6 và 22.12 ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với mặt đất ở vĩ tuyến 23 0 27’ Bắc và Nam vĩ tuyến ấy gọi là chí tuyến Bắc – Nam. - Vĩ tuyến 66 0 33’ Bắc và Nam là đường giới hạn các khu vực có ngày hoặc đêm dài 24h ở nữa cầu bắc và nam. Các vĩ tuyến ấy gọi là các vòng cực. Hoạt động 2: Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa HS: Quan sát hình 25 sgk cho biết: H: Vào các ngày 22.6 và 22.12 độ dài ngày, đêm ở các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66 0 33’ Bắc - Nam ở 2 nữa cầu sẽ như thế nào? vĩ tuyến 66 0 33’ Bắc - Nam là những đường gì? H: vào các ngày 22.6 và 22.12 có độ dài ngày và đêm ở 2 điểm cự như thế nào? H: Với hiện tượng ngày đêm dài, ngăn trong năm có ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu và mọi sinh hoạt của con người không? - Số lượng các ngày dài suốt 24h ở các vĩ tuyến 66 0 33’ Bắc-Nam đến 2 cực thay đổi theo mùa từ 1 ngày đến 6 tháng. 3. Củng cố: Giải thích câu ca dao ? “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” 4. Dặn dò: Làm bài tập 3 sgk, chuẩn bị bài mới IV. Nhận xét rút kinh nghiệm: Hết Tuần: 11 Tiết: 11 Ngày soạn : 19/11/2007 Ngày dạy: 21/11/207 Bài: 10 CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: - Biết và trình bày được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: Vỏ Trái Đất, lớp trung gian, lõi(Nhân). Mỗi lớp có đặc tính riêng về độ dày, về trạng thái vật chất và về nhiệt độ. - Biết lớp võ Trái Đất được cấu tạo do 7 địa mảng lớn và một số địa mảng nhỏ. Các địa mảng này có thể di chuyển cách xa nhau, hoặc xô chồm vào nhau tạo nên các dãy núi ngầm dưới đáy đại dương, các dãy núi ở ven bờ các lục địa và sinh ra các hiện tượng núi lửa và động đất. II. Phương tiện dạy học: - Quả địa cầu - Tranh vẽ cấu tạo bên trong của trái đất. III. Tiến trình dạy học: 5. Kiểm tra bài cũ: 6. Bài mới Vào bài: Nhu cầu khám phá bí ẩn của Trái Đất không chỉ ở việc tìm hiểu vị trí, hình dạng, kích thước, sự vận động của Trái Đất trong không gian mà còn ở việc lí giải cấu tạo bên trong của Trái Đất như thế nào? trải qua nhiều năm nghiên cứu của các nhà khoa học, bức màn bí ẩn về cấu tạo bên trong của Trái Đất đã dần hé lộ nhiều điều bí ẩn lí thú mà các em sẽ được nghiên cứu trong bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên, học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Cấu tạo bên trong của Trái Đất H: Nhắc lại bán kính trái đất? GV: Để tìm hiểu các lớp đất sâu trong lòng đất con người không thể quan sát và nghiên cứu trực tiếp vì lỗ khoan sâu nhất chỉ đạt độ 15.000m trong khi bán kính của Trái Đất 6370km. Vì vậy để tìm hiểu các lớp đất sâu hơn thì phải dùng phương pháp nghiên cứu gián tiếp: Phương pháp thông thường là nghiên cứu sóng lan truyền do sự chấn động của các lớp đất đá ở dưới sâu gọi là các sóng địa chấn. Mục đích là tìm hiểu trong lòng đất có mấy lớp, trạng thái và nhiệt độ của chúng ra sao? GV: Giới thiệu tranh vẽ cấu tạo bên trong của Trái Đất H: Dựa vào H26 sgk cho biết cấu tạo Trái Đất gồm các lớp nào? GV: Mỗi lớp vật chất đều có độ dầy, trạng thái, nhiệt độ khác nhau. Cho học sinh tự nghiên cứu cá nhân bảng trình bày về đặc điểm của các lớp vật chất bên trong của Trái Đất HS rút ra nhận xét, GV chuẩn kiến thức HS kẻ bảng trong sgk Chuyển ý: Trong các lớp cấu tạo bên trong của Trái Đất lớp vỏ Trái Đất có cấu tạo và vai trò rất đặc biệt mà các - Gồm 3 lớp + Lớp vỏ + Trung gian + Nhân em sẽ thấy ở mục 2 Hoạt động 2: Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất H: Trong 3 lớp: vỏ, trung gian, nhân. Lớp nào mỏng nhất? Được thể hiện như thế nào? HS: Quan sát hình 27 sgk H: Vỏ Trái Đất có phải là một khối liên tục không? GV: Hướng dẫn học sinh các kí hiệu trên h27 sgk H: Hãy nêu số lượng các mảng chính của lớp vỏ Trái Đất? đọc tên? H: Vị trí các địa mảng có cố định không? H: Dựa vào H27sgk chỉ ra những chổ tiếp xúc của các địa mảng a. Lớp vỏ - Lớp vỏ Trái Đất rất mỏng, chiếm 1% thể tích và 0.5% khối lượng Trái Đất - Lớp vỏ Trái Đất rất quan trọng nó là môi trường tồn tại cua các thành phần tự nhiên (Nước, không khí, sinh vật…) là nơi sinh sống và hoạt động của xã hội loài người. - Võ Trái Đất là một lớp đá rắn chắc dày 5 – 70km (đá granit và đá bazan). - Cấu tạo gồm 7 địa mảng chính và một số địa mảng nhỏ. - Các địa mảng di chuyển rất chậm theo 2 hướng: tách xa hoặc xô vào nhau. 7. Củng cố: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 sách giáo khoa 8. Dặn dò: Chuẩn bị bài thực hành IV. Nhận xét rút kinh nghiệm: Hết Tuần: 12 Tiết: 12 Ngày soạn : 26/11/2007 Ngày dạy: 27/11/2007 Bài: 11 THỰC HÀNH SỰ PHÂN BỐ CÁC LỤC ĐỊA VÀ ĐẠI DƯƠNG TRÊN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: - Biết được sự phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất cũng như 2 nữa bán cầu Bắc - Nam . - Biết được tên và vị trí 6 lục địa và 4 đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới. II. Phương tiện dạy học: - Quả địa cầu - Bản đồ thế giới. III. Tiến trình dạy học: 9. Kiểm tra bài cũ: - Gọi một hoc sinh lên làm bài tập 3 sgk - Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? tầm quan trọng của lớp vỏ Trái Đất đối với xã hội loài người? 10. Bài mới Hoạt động của giáo viên, học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Bài tập 1 GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H28 Sgk H: Tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở hai nữa cầu Bắc - Nam? GV: Dùng quả địa cầu hay bản đồ thế giới. - Phần lớn các lục địa tập trung ở nữa cầu Bắc gọi là lục bán cầu - Các đại dương chủ yếu phân bố ở nữa cầu nam gọi là thủy bán cầu Hoạt động 2: Bài tập 2 HS:Quan sát bản đồ thê giới và bảng T34Sgk, cho biết: H: Trên Trái Đất có những lục địa nào? GV: Mở rộng: Sự khác nhau giữa lục địa và châu lục - Trên trái đất có 6 lục địa + Á – Âu + Phi + Bắc Mĩ + Nam Mĩ + Nam Cực + Ôxtraylia H: Lục địa nào có diện tích lớn nhất? Nằm ở nữa cầu nào? H: Lục địa nào có diện tích nhỏ nhất? Nằm ở nữa cầu nào? H: Các lục địa nào nằm hoàn toàn ở nữa cầu nam? H: Các lục địa nằm hoàn toàn ỏ Nữa cầu Bắc? H: Vây lục địa phi phân bố ở đâu trên Trái Đất? - Diện tích + Lớn nhất: Lục địa Á – Âu nằm ở nữa cầu bắc + Nhỏ nhất: Lục địa Auxtraylia nằm ở nữa cầu nam. - Phân bố: + Nam Bán Cầu: Lục địa Auxtraylia, Nam Mĩ, Nam Cực + Bắc Bán Cầu: Lục địa Âu –Á, Bắc Mĩ Hoạt động 3: Bài tập 3 GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H29 Sgk cho biết: H: Rìa lục địa gồm những bộ phận nào? H: Nêu độ sâu của từng bộ phận? H: Rìa lục địa có giá trị kinh tế đối với đời sống và sản xuất của con người như thế nào? GV: liên hệ tới Việt Nam: bãi tắm đẹp, đánh bắt cá, làm muối, khai thác dầu khí…. H: Các lục địa nằm hoàn toàn ỏ Nữa cầu Bắc? H: Vây lục địa phi phân bố ở đâu trên Trái Đất? - Rìa lục địa gồm: + Thềm lục địa: 0 – 200m + Sườn lục địa: 200 – 2500m Hoạt động 4: Bài tập 4 HS: Dựa vào bảng T35 cho biết: H: Nếu diện tích bề mặt Trái Đất là 510 triệu km 2 thì diện tích bề mặt các đại dương chiếm bao nhiêu phần trăm? GV: Hướng dẫn học sinh cách tính H: Có mấy đại dương? nêu tên? Đại dương nào có diện tích lớn nhất? Đại dương nào có diện tích nhỏ nhất? HS: Quan sát các đại dương trên bản đồ, các đại dương có thông với nhau không? Vây lục địa phi phân bố ở đâu trên Trái Đất? GV: Mở rộng: trong giao thông đường biển con người đã đào kênh rút ngắn con đường qua 2 đại dương: Kênh đào PANAMA, Kênh đào XUYÊ, hiện đang có công trình nối liền đảo anh quốc với châu âu - Diện tích bề mặt các đại dương chiếm 70,8% diện tích bề mặt Trái Đất (361 triệu km 2 ) - Có 4 đại dương: + Thái Bình Dương <Lớn nhất> + Đại Tây Dương + Ấn Độ Dương + Bắc Băng Dương <nhỏ nhất> * Các đại dương trên thế giới thông với nhau nên gọi là đại dương thế thới 11. Củng cố: Học sinh đọc bài đọc thêm 12. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới IV. Nhận xét rút kinh nghiệm: Hết [...]... nước biển? H: Qua bản đồ có nhận xét gì về địa hình trái đất? - Nội lực: Sinh ra ở bên trong Trái Đất HS: Trả lời , giáo viên chuẩn kết luận => đất đá bị uốn nếp, đứt gãy, hạ thấp HS: đọc mục 1 sgk t 38 một vùng đất, hoặc đẩy vật chất dưới H: Nguyên nhân nào sinh ra sự khác biệt của địa hình bề sâu ra ngoài => Tạo núi, hoạt động mặt Trái Đất? của núi lửa, động đất H: Nội lực là gì? GV: Các hiện tượng . thêm 12. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới IV. Nhận xét rút kinh nghiệm: Hết Tuần: 13 Tiết: 13 Ngày soạn : 2 /12/ 2007 Ngày dạy: 4 /12/ 2007 Chương II CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT Bài 12 TÁC. cố: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 sách giáo khoa 8. Dặn dò: Chuẩn bị bài thực hành IV. Nhận xét rút kinh nghiệm: Hết Tuần: 12 Tiết: 12 Ngày soạn : 26/11/2007 Ngày dạy: 27/11/2007 Bài:. cầu Bắc và các địa điểm A’,B’ ở nữa cầu Nam vào các ngày 22.6 và 22 .12/ H: Độ dài của ngày, đêm trong ngày 22.6 và ngày 22 .12 ở địa điểm C nằm trên đường xích đạo? GV: Trong một năm thời gian

Ngày đăng: 09/07/2014, 21:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan