SÁCH TỐ VẤN Thiên bốn mươi sáu: BỆNH NĂNG LUẬN Hoàng Đế hỏi rằng: - Người mắc bệnh Vị quản ung, chẩn thế nào có thể biết được (1)? [1] Kỳ Bá thưa rằng: - Chẩn bệnh đó, nên “hậu” ở Vị mạch. Mạch đó sẽ Trầm. Tế Trầm, Tế là do khi nghịch. Nghịch thời mạch ở Nhân nghinh tất phải rất thịnh, rất thịnh nên nhiệt (2) [2]. Nhân nghinh là mạch của Vị. Nếu nghịch mà thịnh thời đó là do nhiệt tụ ở Vị khẩu, mà không dẫn đi được, nên mới thành chứng Ung ở Vị khẩu [3]. Hoàng Đế hỏi: Vì sao bệnh nhân không thể nằm yên? [4] Kỳ Bá thưa rằng: Vị Tàng bị thương, tinh khônng thể dẫn đi, qui tụ cả vào Vị, nên không thể nằm yên [5]. Không thể nằm ngửa được, là vì sao? [6] Phế, như cái lọng che cho cả các Tàng. Phế khí thịnh nện mạch Đại, mạch đại nên không thể nằm ngửa. Đã bàn rõ ở thiên Kỳ hằng âm dương [7]. Có người mắc bệnh Quyết, chẩn mạch bên Hữu trầm mà Khẩn, mạch bên Tả Phù mà Trì Vậy chủ bệnh ở đâu? [8] Nếu chẩn về mùa Đông, mạch bên Hữu vốn nên Trầm Khẩn, đó là ứng với bốn mùa, mạch bên Tả Phù mà Trì, dó là trái với bốn mùa. Ở bên tả, nên chủ về bệnh ở Thận, cũng có quan hệ đến Phế, và đau ở “yêu” [9]. Vì sao? [10] Vì mạch của kinh Thiếu âm suốt qua Thận, chằng lên phế. Giờ chẩn được Phế mạch, đủ biết là Thận cũng mắc bệnh mà thành chứng đau ở “yêu” [11]. Có người mắc chứng Cảnh ung (mụn ở cổ), hoặc dùng đá, hoặc dùng châm và cứu, mà đều khỏi, vậy chính bệnh nó ở đâu? [12] Đó, danh tuy giống nhau, nhưng bệnh chứng lại có khác. Về khí của bệnh Ung, nên dùng đá để tả Vì vậy nên bệnh danh không khác mà trị pháp lại khác [13]. Có người mắc bệnh “giận dữ, rồi dại”, nguyên nhân bởi đâu? [14] Đó là sinh ra bởi khí dương [15] Khí dương, sao lại có cuống? [16] Dương khí vì nén ép, không phấn phát lên được, mới thành chứng cuồng nóä (1). Bệnh đó gọi là Dương quyết [17]. Điều trị bằng phép nào? [18] Dương minh thời thường động, Cự dương Thiếu dương không động. Giờ lại động mà đại, tật, nên mới thành bệnh. Vậy giờ chỉ giảm bớt ăn, sẽ khỏi [19]. Phàm ăn, thời nhờ ở sự biến hóa của Thái âm mà trướng khí ở Dương minh. Dương minh là một cơ quan vừa nhiều khí lại nhiều huyết, nếu lại cho thêm thức ăn vào thời dương càng thịnh mà cuồng càng tăng. Vậy điều cần nhất là giảm bớt ăn, rồi cho uống nước “sinh thiết lạc” (1), vì nó có cái năng lực hạ khí rất hay [20]. Hoàng Đế hỏi: Có người mắc bệnh mình nóng, rã rời, hãn ra như tắm, ố phong và thiểu khi… Đó là bệnh gì? [21] Kỳ Bá thưa rằng: Bệnh đó gọi là Tửu phong [22]. Điều trị thế nào? [23] Dùng Trạch tả, Truật, mỗi vị 10 phân, Mi hàm thảo (tức vô tâm thảo, hoặc vô phong thảo) 5 phân, dùng ba nhúm tay, uống sau khi ăn cơm [24]. Như nói: “mạch Trầm mà tế ” tức là khí chẩn mạch tin vào tay chỉ như hình “châm” lấy tay miết mạch xuống, nếu Tỳ khí tụ ở Tỳ thời mạch sẽ “kiên”, nếu Thận khí dồn lên Can, Can dồn lên Tâm thời mạch sẽ “đại” (1). [25] Thiên bốn mươi bảy: KỲ BỆNH LUẬN Hoàng Đế hỏi rằng: Có người có thai, được 9 tháng, bỗng dưng câm, là bệnh gì? [1] Kỳ Bá thưa rằng: Đó là do mạch của bào lạc bị nghẽn [2] Vì sao? [3] Bào lạc, buộc vào với mạch của Thủ Thiếu âm suốt qua Thận chằng lên cuống lưỡi vì thế nên không nói được [4]. Điều trị thế nào? [5] Không cần điều trị, qua 10 tháng, thai sinh rồi sẽ lại nói được [6]. Thích pháp nói: “Đừng làm tổn cho bất túc, đừng giúp ích cho hữu dư đợi khi thành bệnh đã, rồi sau sẽ điều trị ”. “Đừng làm tổn bất túc” là vị bệnh nhân đã gầy còm, không còn dùng Châm, thạch vào đâu được nữa [7]. “Đừng giúp ích cho hữu dư ” là vì trong bụng “có hình” mà lại làm cho tiết ra, tức thời “tinh” cùng tiết ra theo, khiến cho bệnh tà được một mình chiếu cứ ở trong Do đó, sẽ lại gây thêm bệnh [8]. Hoàng Đế hỏi: Có người mắc bệnh dưới hiếp mãn, khí nghịch, tới hai ba năm vẫn không khỏi, đó là bệnh gì? [9] Kỳ Bá thưa rằng: Bệnh đó gọi là “Tức tích”. Nó không trợ ngại việc ăn, nhưng không thể cứu và thích. Phả dùng phép Đạo dẫn rối mới uống thuốc, chỉ một mình thuốc không chữa được (1) [10]. Hoàng Đế hỏi: Có người chứng thân thể, vế, đùi, bọng chân đều thũng, xung quanh rốn đau… Đó là bệnh gì? [11] Kỳ Bá thưa rằng: Bệnh đó gọi là Phục lương, tức là gốc của Phong khí nó tràn ra ngoài Đại tràng mà bám lên Hoang. Gốc của Hoang lại ở phía dưới rốn, vì thế nên đau ở xung quanh rốn. Đừng động đến nó. Nếu động đến nó sẽ gây nên thủy bệnh và Niệu sắc (tiểu tiện bí, rít, không ra được) [12]. Hoàng Đế hỏi: Có người Xích mạch sắc quá, cân cấp mà lại hiện cả lên sắc mặt Đó là bệnh gì? [13] Kỳ Bá thưa rằng: Đó gọi là “Chẩn cân” (tức gân mắc bệnh). Bệnh nhân phúc bộ tất co rút, mặt hiện ra sắc trắng hoặc đen. Như vậy là bệnh [14]. Có người mắc chứng nhức đầu, vài năm mới khỏi. Vì đâu mà sinh ra như vậy? Và gọi là bệnh gì? [15] Người đó tất từng phạm phải đại hàn, bên trong sâu vào tới xương tụy, tủy, tủy lấy não làm gốc. Vi não bị nghịch, nên thành chứng đầu thống, và đau tới cả răng. Tên bệnh là quyết nghịch [16]. Hoàng Đế hỏi: Có người mắc bệnh, trong miệng cứ có vị ngọt luôn, tên là bệnh gì? Vì sao mắc phải? [17] Đó là ngũ khí ràn lên. Trên là Tỳ đản [18]. Phàm năm vị ăn vào miệng chứa ở Vị, Tỳ vì Vị dẫn hành tinh khí. Bao tân dịch đều ở Tỳ, nên thành chứng khẩu cam (ngọt ở miệng). Bệnh đó do ăn nhiều các thứ “phì mỹ” (béo, ngon) mà sinh ra [19]. Phàm chất béo, khiến người sinh chứng nóäi nhiệt, vị ngọt, khiến người sinh chứng trung mãn. Đến khi khí đó ràn lên, sẽ chuyển thành chứng Tiêu khát (vì nóäi nhiệt). Nên dùng cỏ Lan để điều trị, vì nó bài trừ được khí trầm uất (uất tích lâu ở trong) [20]. Có người mắc chứng, trong miệng có vị đắng, lấy huyệt tuyền mà miệng đắng Tên là bệnh gì? Và vì sao mắc bệnh ấy? [21] Bệnh đó tên là Đởm đản. Can là một cơ quan có cái nhiệm vụ như vị Tướng quân, nhưng phải thủ quyết ở Đởm, yết hầu, cuống họng là “ngoại sứ” của Can, mà cùng liên lạc với Đởm [22]. Bệnh nhân tất thường có việc mưu lự không quyết, khiến Đởm hư, khi ràn lên, thành chứng đắng miệng. Nên thích ở Đởm mạc Du. Về phương pháp điều trị, đã có ở thiên “Aâm dương thập nhị quan tương sử” (Aùn: Thiên này, ở Tố vấn là Linh Khu đều không có. Có lẽ do một cổ kinh nào khác mà giờ không còn) [23]. Hoàng Đế hỏi: Có người mắc bệnh “long”, ngày đi tiểu tới vài mươi lần Như thế là thuộc về bất túc, mình nóng như than, cổ với ức như bị ngăn cách, mạch ở Nhân nghinh táo thịnh, thở suyễn khi nghịch Như thế là thuộc về hữu dư. Chẩn đến mạch ở Thái âm thời lại “vi, tế” như sợi tóc Như thế lại là bất túc. Vậy bệnh đó ở đâu và tên là gì? [24] Kỳ Bá thưa rằng: Bệnh tại Thái âm, mà thịnh ở Vị, kiêm cả ở Phế, tên là Quyết. Chết không chữa được (1) . Đó tức là thuộc về chứng “Ngũ hữu dư, nhị bất túc” [25]. Ngũ hữu dư, nhị bất túc là gì? [26] Năm bệnh khí thuộc hữu dư, và hai bệnh khí thuộc bất túc (2). Giờ bên ngoài đã có năm hữu dư, bên trong lại có hai bất túc, biểu lý âm dương đều đã đoạn tuyệt, còn sống làm sao được [27]. Hoàng Đế hỏi: Người mới lọt lòng đã mắc tật điên, vậy tân bệnh là gì? Và vì sao mà mắc? [28] Kỳ Bá thưa rằng: Đó gọi là Thai bệnh. Nguyên nhân do từ khí còn nằm trong bụng mẹ, người mẹ bị điều gì quá sợ hãi khí ngược lên mà không giáng xuống được, tinh với khí dồn ở làm một, nên đứa con mới phát chứng điên như vậy (1) [29] . Hoàng Đế hỏi: Có người mặt “ụ” ra như bị thủy thũng, thiết vào mạch thời Đại và Khẩn. Khắp mình không đau đớn, mình không gầy đi, nhưng không ăn được, và chỉ ăn rất ít. Đó là bệnh gì? [30] Kỳ Bá thưa rằng: Bệnh đó phát sinh tại Thận, gọi là Tận phong. Người mắc Thận phong, không ăn được, hay kinh (sợ), sau khi khỏi kinh, nếu Tâm khí rã rời thời sẽ chết (1) [31]. . SÁCH TỐ VẤN Thiên bốn mươi sáu: BỆNH NĂNG LUẬN Hoàng Đế hỏi rằng: - Người mắc bệnh Vị quản ung, chẩn thế nào có thể biết được (1)? [1] Kỳ Bá thưa rằng: - Chẩn bệnh đó, nên. Tâm thời mạch sẽ “đại” (1). [25] Thiên bốn mươi bảy: KỲ BỆNH LUẬN Hoàng Đế hỏi rằng: Có người có thai, được 9 tháng, bỗng dưng câm, là bệnh gì? [1] Kỳ Bá thưa rằng: Đó là do mạch. tương sử” (Aùn: Thiên này, ở Tố vấn là Linh Khu đều không có. Có lẽ do một cổ kinh nào khác mà giờ không còn) [23]. Hoàng Đế hỏi: Có người mắc bệnh “long”, ngày đi tiểu tới vài mươi lần Như